GIẢI PHÁP SỬ DỤNG INCOTERM SỞ VIỆT NAM:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG sử DỤNG INCOTERMS ở VIỆT NAM (Trang 37 - 40)

Ở Việt Nam,nghiệp vụ XNK của các DN cịn yếu, nếu có xảy ra tranh chấp là ta thiệt. Do đó nhập CIF bán FOB đã trở thành thơng lệ, thói quen của các DN VN .Để sửa đổi thói quen này thì cần có thời gian,cùng với đó thì các DN chưa nắm hết vấn đề về incoterms,đa số các DN này đều là vừa và nhỏ, họ không đủ tự tin khi đàm phán vì sợ bỏ lỡ cơ hội bán hàng. Cịn những doanh nghiệp nắm rõ incoterms thì đều lã những DN lớn và trọng lượng trên bàn đàm phán hợp đồng. Khi đó họ sẽ tự tin chọn điều kiện giao hàng với đối tác mua.

Do đó giải pháp đưa ra cho các DN ở đây là các DN cần phải thay đổi tập quán mua bán khơng có lợi này,để làm được điều đó thì các DN cũng cần có thời gian,nhưng điều cần thiết hiện tại là các DN cần nắm rõ về incoterm cùng với các nguồn luật điều chỉnh để các DN có thể tự tin chọn điều kiện giao hàng với đối tác, hơn thế nữa chúng ta có thế tự tin tư vẫn cho bạn hàng phương thức giao hàng nào có lợi cho cả đơi bên.Để làm được điều này thì các cơng ty kinh doanh xuất nhập khẩu cần nâng cao trình độ về các nghiệp vụ xuất nhập khẩu.Ví dụ như tổng cơng ty lương thực Vinafood, họ thành lập phịng kinh doanh trong đó bao gồm cả mảng xuất nhập khẩu và họ xuất khẩu theo giá CIF là chuyện bình thường.Nhưng khơng phải DN nào cũng có đủ điều kiện để thành lập một phòng ban chuyên về lĩnh vực này,nếu so sánh giữa chi phí thu được từ bán CIF chưa chắc đã đủ bù lại chi phí hoạt động phịng ban đó.Bởi vậy các Ngân hàng thương mại cần nâng cao chất lượng dịch vụ của mình đặc biệt là các dịch vụ tư vấn xuất nhập khẩu cho khách hành của mình,các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực logicstic cần nhanh chóng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ, kiến

thức về thương mại quốc tế để hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu khi thực hiện "mua FOB, bán CIF".Cùng với đó, các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm và các doanh nghiệp kinh doanh lôgicstic không nên thụ động chờ đợi sự thay đổi mà cần hợp tác chặt chẽ với nhau tư vấn, hỗ trợ cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu thay đổi phương thức giao, nhận hàng.Đó cũng chính là bước chuẩn bị quan trọng để chiếm lĩnh thị trường logicstic khi chúng ta mở cửa thị trường này cho các nhà đầu tư nước ngoài vào năm 2014.

Một giải pháp nữa đối với các DN Việt Nam đó là phải có sự phát triển một cách khoa học, hợp lý và đầu tư đủ mạnh cho việc nâng cấp lực lượng vận tải biển Việt Nam để đủ sức vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam đi các nước trên thế giới và ngược lại với độ an toàn cao, giá cước hợp lý. Đây là nhân tố quan trọng nhất để các doanh nghiệp kinh doanh xuất, nhập khẩu yên tâm khi trao gửi hàng hóa của mình cho nhà vận tải khi xuất khẩu, nhập khẩu.Thực tế thì tuổi tàu của chúng ta rất cao,DN vận tải lớn của VN có tiếng như Vinaship có tuổi tàu trung bình là khoảng 23,7 năm 2008. Hơn

nữa trọng tải tàu của chúng ta thường rất nhỏ, để kiếm một tàu khoảng 5000DWT trở lên trong nước rất khó vì những tàu loại này hầu như được các DN vận tải khai thác tối đa. Chúng ta đang thiếu tàu trọng tải lớn vì các DN vận tải của chúng ta cũng đều là các DN "nhỏ và vừa". Nên chúng ta cũng đành phải ngậm ngùi để lại một phần lớn thị trường trong nước lại cho các DN vận tải nước ngoài( khoảng 90%).Chúng ta cần phải dành được quyền thuê tàu,bởi đó là một lợi thế lớn trong kinh doanh ngoại thương(đó là lợi nhuận, sự chủ động và an toàn).

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG sử DỤNG INCOTERMS ở VIỆT NAM (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)