kinh nghiệm từ TQ
3.1. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam 3.1.1.Thực trạng tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài 3.1.1.Thực trạng tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
Sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008, mặc dù nền kinh tế thế giới chưa phục hồi một cách bền vững, đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) vào Việt Nam có giảm, nhưng theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, Việt Nam vẫn thuộc nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới trong năm 2010 và là địa chỉ đầu tư hàng đầu đối với các nhà đầu tư nước ngồi.
Nhìn chung, tuy quy mơ vốn FDI đăng kí có giảm dần từ năm 2008 đến năm 2010 nhưng quy mô vốn thực hiện lại khá ổn định tỷ lệ giải ngân vốn đã tăng lên đáng kể. Theo Cục
đầu tư nước ngoài, năm 2010 ở Việt Nam đã có 969 dự án cấp mới với tổng số vốn đăng kí cấp mới đăng là 17229.6 triệu USD, cộng cả vốn đăng kí cấp mới và tăng thêm là 18595.5 triệu USD. Ước tính các dự án FDI đã giải ngân được 11 tỉ USD, tăng
10% so với năm 2009. Về cơ cấu ngành đầu tư, dẫn đầu về quy mô vốn là lĩnh vực Kinh doanh bất động sản và Công nghiệp chế biến chế tạo. Các nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam năm 2010 là Singapore, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc. Thực tế tổng kết về tiếp nhận vốn FDI trong thời gian 20 năm từ 1990-2010 cho thấy Việt Nam vẫn luôn là điểm đến hấp dẫn cho các quốc gia này.
FDI đã đóng góp khá lớn cho nền kinh tế Việt Nam với sự gia tăng của dịng vốn, của việc chuyển giao cơng nghệ, nâng cao khả năng thanh toán quốc tế, phát triển xuất khẩu và hoà nhập nhanh vào thị trường quốc tế... Hiên nay, FDI chiếm 100% về khai thác dầu, sản xuất máy giặt, tủ lạnh, máy điều hồ, sản xuất ơtơ... và chiếm tới 60% sản lượng thép tấm, 33% sản phẩm điện tử, 76% thiết bị y tế và 28% xi măng. Bên cạnh đó, FDI cịn chiếm tỷ lệ cao trong ngành công nghiệp chủ đạo của Việt Nam như 42% công nghiệp da giầy, 25% công nghiệp may mặc và 84% trong lĩnh vực điện tử, máy tính và các linh kiện điện tử.