Các giải pháp tăng thu NSNN

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG THU NGÂN SÁCH NHÀ nước ở VIỆT NAM (Trang 25 - 29)

III. MỘT SỐ DỰ BÁO VỀ THU NSNN TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1 Một số dự báo

3.2. Các giải pháp tăng thu NSNN

- Ðể bảo đảm thu NSNN bền vững phải chú trọng đặc biệt việc thực hiện

cơ cấu lại NSNN theo hướng tăng thu từ kinh tế trong nước, giảm dần sự phụ

thuộc nguồn thu từ tài nguyên, dầu thô và xuất nhập khẩu bởi các khoản thu này khó bền vững do phụ thuộc nhiều vào biến động thị trường thế giới.

Phải chú ý tạo môi trường kinh doanh thơng thống hơn, tập trung phát triển các khối doanh nghiệp, có những chương trình phát triển công nghiệp phụ trợ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong nước tăng cường thu hút vốn, công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao để giảm chi phí sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp... nhằm tạo động lực cho nền kinh tế. Điều này đồng nghĩa rằng sẽ tạo nguồn thu dài hạn, tạo cơ sở cho phát triển bền vững.

- Hồn thiện chính sách về thuế:

+ Hồn thiện thuế GTGT: mở rộng diện chịu thuế và thu hẹp thuế suất, đảm

bảo là một trong những sắc thuế quan trọng của hệ thống thuế, thật sự là một cơng cụ có hiệu lực trong việc huy động tối đa nguồn tài chính cho ngân sách.

+ Mở rộng các mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, đây là những mặt hàng ít

ảnh hưởng đến đời sống chung của đại đa số nhân dân, thơng qua đó điều tiết thu nhập, tăng nguồn thu, hướng dẫn sản xuất, nhập khẩu và tiêu dùng, thuế thu nhập cá nhân: bổ sung và cải cách từ thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao hiện nay

+ Ban hành thêm một số sắc thuế mới như: thuế tài sản, thuế bảo vệ môi

trường, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế sử dụng đất..

+Hoàn thiện bộ máy hành thu, tăng cường thanh tra giám sát, nâng cao phẩm

chất năng lực các bộ ngành thuế - Cải cách thủ tục hành chính:

Tiếp tục cơng tác cải cách hành chính: nhằm tn thủ cam kết của Việt Nam với WTO và xây dựng một nền hành chính dân chủ, chun nghiệp, hiệu quả, có hiệu suất cao, góp phần phịng chống tham nhũng và lãng phí, qua đó, nâng cao của nền kinh tế, tăng thêm sức hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam.

+ Rà soát, sửa đổi, loại bỏ các thủ tục bất hợp lý cản trở hoạt động sản xuất,

kinh doanh. thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính. Các thủ tục hành chính

được ban hành phải dễ hiểu, dễ thực hiện.

+ Công khai các thủ tục (các biểu mẫu, các loại giấy tờ) và quy trình giải

quyết cơng việc, thời gian giải quyết, phí và lệ phí theo quy định để nhân dân biết và thực hiện thuận lợi, đồng thời giúp cho việc đấu tranh phịng chống quan liêu, tham nhũng có hiệu quả; hồn thiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” tại các cơ quan hành chính nhà nước và mở rộng sang áp dụng tại các đơn vị sự nghiệp công như bệnh viện, trường học... Trong q trình hồn thiện cơ chế “một cửa liên thông” cần xem xét để giảm bớt đầu mối, bỏ cấp trung gian, hình thành các cơ quan quản lý có tính chất tổng hợp liên ngành, bảo đảm cơ sở vững chắc để thực hiện cơ chế “một cửa liên thông” thực sự hiệu quả.

+ Ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của các cơ quan nhà

nước, nhằm bảo đảm thông tin về những thủ tục hành chính đến tổ chức, doanh nghiệp và người dân một cách nhanh nhất, rõ ràng, công khai….

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG THU NGÂN SÁCH NHÀ nước ở VIỆT NAM (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(30 trang)