Theo đối tác

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp của việt nam (Trang 30 - 52)

II. KHU CÔNG NGHIỆP VÀ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀ

2.1. Thực trạng thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của Việt Nam

2.1.2.3. Theo đối tác

Hiện đã có 96 quốc gia/vùng lãnh thổ có dự án ĐTNN tại Việt Nam. Các nước từ Châu Á có 10.984 dự án, vốn đăng ký đạt 150,8 tỷ USD (chiếm 77,9 % số dự án và 72,9 % vốn đăng ký); Châu Âu có 1.226 dự án, vốn đăng ký đạt 18,2 tỷ USD (chiếm 8,7 % số dự án và 8,8 % vốn đăng ký); Châu Mỹ có 810 dự án, vốn đăng ký đạt 16,4 tỷ USD (chiếm 5,7 % số dự án và 7,7 % vốn đăng ký). Châu Úc có 390 dự án, vốn đăng ký đạt 5,6 tỷ USD (chiếm 2,8% số dự án và 2,7% vốn đăng ký).

Trong Châu Á, nhóm các nước Đơng Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc) có 4.818 dự án, vốn đăng ký đạt 52,5 tỷ USD (chiếm 34,2% số dự án và 25,4 % vốn đăng ký). Khu vực ASEAN có 2.030 dự án, vốn đăng ký đạt 46,25 tỷ USD (chiếm 14,4% số dự án, 22,4% vốn đăng ký). Trung Quốc, Hồng Kơng,

Đài Loan có 3.803 dự án, vốn đăng ký đạt 40,5 tỷ USD (chiếm 27% số dự án; 19,5% vốn đăng ký).

Nhóm các nước G7 có tổng cộng 3.225 dự án, với vốn đăng ký đạt 50,2 tỷ USD (chiếm 22,9 % số dự án, 24,3% vốn đăng ký). Trong đó riêng Hoa Kỳ có 630 dự án với vốn đăng ký đạt 10,47 tỷ USD (chiếm 4,5% số dự án, 5,1% vốn đăng ký).

2.1.2.4. Theo hình thức đầu tư

ĐTNN ở Việt Nam thực hiện thơng qua ba hình thức chủ yếu: 100% vốn nước ngoài, liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC). Khoảng 10 năm đầu, ĐTNN theo hình thức liên doanh là chủ yếu (chiếm khoảng 60% số dự án và gần 70% tổng vốn đăng ký) do Việt Nam có chính sách hạn chế doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong một số lĩnh vực và bản thân các nhà đầu tư cũng có nhu cầu liên doanh để tận dụng lợi thế của bên Việt Nam. Từ năm 1997, hạn chế này được xóa bỏ và cùng với lộ trình mở cửa theo cam kết quốc tế, ĐTNN theo hình thức 100% vốn nước ngoài gia tăng nhanh chóng. Sau khi Luật Đầu tư năm 2005 được ban hành, một số hình thức đầu tư mới đã xuất hiện như góp vốn, mua cổ phần… nhưng việc triển khai trên thực tế còn hạn chế.

Phương thức BOT đã được triển khai từ khi sửa Luật Đầu tư nước ngoài năm 1992 và áp dụng cho một số dự án cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, hình thức này chiếm tỷ trọng không đáng kể trong hoạt động ĐTNN ở nước ta.

Tính đến tháng 8/2012, có 11.133 dự án/doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, với vốn đăng ký là 136,1 tỷ USD, chiếm 79% về số dự án và 65,8% tổng vốn đăng ký; hình thức liên doanh có 2.531 dự án, với vốn đăng ký 54,59 tỷ USD, chiếm 18% về số dự án và 26% tổng vốn đăng ký; BOT có 14

dự án với vốn đăng ký 5,86 tỷ USD chiếm 2,8% tổng vốn đăng ký. Còn lại là các hình thức BCC, cơng ty cổ phần và cơng ty mẹ - công ty con.

Từ vài năm trở lại đây, hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A) có xu hướng gia tăng. Năm 2011, Việt Nam có 413 giao dịch M&A được thực hiện với tổng giá trị gần 4,7 tỷ USD (cao nhất từ trước đến nay), tăng 7% về số giao dịch và 103% về giá trị so với năm 2010 . Trong số đó, trên 2,6 tỷ USD là các giao dịch liên quan đến nhà đầu tư nước ngoài. Thương mại, phân phối, tài chính, ngân hàng và bất động sản được nhà đầu tư nước ngoài quan tâm, đặc biệt là nhà đầu tư Nhật Bản.

2.2. Tình hình thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi vào các khu cơng

nghiệp của Việt Nam

Sau 20 năm xây dựng và phát triển, với những chính sách ưu đãi về đầu tư, những thuận lợi về cơ sở hạ tầng hệ thống các KCN đã thực sự trở thành điểm nhấn, là nam châm thu hút dòng vốn đầu tư nước ngồi vào Việt Nam.

2.2.1. Tình hình tăng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào các khu công nghiệp của Việt Nam

Hàng năm số vốn ĐTNN vào các KCN chiếm từ 35-40% tổng vốn ĐTNN đăng ký tăng thêm của cả nước. Nếu xét riêng về thu hút ĐTNN trong ngành Cơng nghiệp thì các dự án FDI sản xuất công nghiệp trong các KCN chiếm tới 80% tổng vốn ĐTNN vào ngành Công nghiệp cả nước.

Chỉ tính riêng năm 2011, tổng vốn FDI đã đăng ký vào các KCN đạt 6,47 tỷ USD, tổng vốn đầu tư thực hiện đạt 7,28 tỷ USD tương đương với 44% và 67% tổng vốn FDI đăng ký và thực hiện của cả nước năm 2011. Chính những thành cơng trong việc thu hút vốn FDI đã tạo đà tăng trưởng cho ngành Công nghiệp và nâng cao sức cạnh tranh, nâng cao giá trị xuất khẩu

cho các doanh nghiệp. Ở phương diện vĩ mơ có thể khẳng định các KCN đã tạo nên diện mạo mới cho cả nền kinh tế.

2.2.2. Quy mô các dự án đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi vào các khu cơng nghiệp

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số dự án và tổng vốn FDI vào các KCN tăng đều qua từng giai đoạn. Cụ thể,

Giai đoạn 1991-1995, số dự án FDI vào các KCN mới đạt 155 dự án với tổng số vốn đăng ký là 1,55 tỷ USD.

Giai đoạn 1996-2000 đã tăng lên 588 dự án với tổng vốn đầu tư tăng thêm đạt 7,2 tỷ USD.

Giai đoạn 2001-2005 số dự án FDI là 1.377 dự án tổng số vốn đạt trên 8,1 tỷ USD và giai đoạn 2006-2010, số dự án FDI đã tăng lên 1.860 dự án và tổng vốn đầu tư đạt 36,8 tỷ USD.

Đặc biệt, trong năm 2011 các dự án FDI đầu tư vào các KCN tăng đột biến đạt 4.113 dự án với tổng số vốn đạt 59,6 tỷ USD.

Biểu đồ 3: Số dự án cấp mới vào tăng thêm năm 2013

Qua biểu đồ ta thấy: trong năm 2013 số dự án được cấp mới của ngành công nghiệp chế biến chế tạo là tăng nhanh nhất. Thị trường bán lẻ vẫn chưa

thật sự thu hút các nhà ĐTNN. Còn bất động sản do ảnh hưởng quá nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế đến bây giờ vẫn chưa có nhiều dấu hiệu phục hồi để có thể thu hút được các nhà đầu tư.

Có thể nói, năm 2013 là năm vắng bóng những dự án lớn vào bất động sản dù số dự án có vốn FDI vẫn đạt 900 triệu USD, nhưng khơng có dự án lớn nào, ngoài Dự án Xây dựng nhà xã hội ở Hải Phịng có tổng vốn đầu tư 50 triệu USD của Công ty Pruksa (Thái Lan)..

Tuy nhiên, theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa cơng bố, q I/2014, có 252 dự án có vốn FDI mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư, với tổng vốn đăng ký trên 2 tỷ USD. Trong đó, lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với 5 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 288,3 triệu USD.

Đáng chú ý là sự xuất hiện trở lại của dự án bất động sản có vốn FDI lớn nhất trong vòng 1 năm qua sau dự án Dự án Khu đơ thị vườn Tokyu Bình Dương của Tập đoàn Tokyu (Nhật Bản) liên doanh với Becamex, với tổng vốn đầu tư 1,2 tỷ USD được cấp giấy chứng nhận đầu tư năm 2012. Đó là dự án Xây dựng khu chung cư phường 22, quận Bình Thạnh (TP.HCM) của Cơng ty Sun Wah Vietnam Real Estate Limited (Hồng Kông, Trung Quốc) tổng vốn đầu tư hơn 200 triệu USD.

2.3. Đánh giá chung

2.3.1. Các kết quả đạt đƣợc

Trong 20 năm qua, với các chính sách ưu đãi, những điều kiện thuận lợi về kết cấu hạ tầng, thủ tục hành chính đơn giản, các KCN đã trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư đặc biệt là các nhà ĐTNN.

 ĐTNN đã góp phần bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, tăng cường tiềm lực để khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước. Mặt khác ĐTNN cũng góp phần quan trọng vào việc bù đắp thâm hụt cán cân vãng lai, và cán cân thanh toán quốc tế.

 Tỷ lệ đóng góp của các KCN có vốn ĐTNN vào ngân sách nhà nước liên tục tăng trong những năm vừa qua.

Các KCN có vốn ĐTNN có đóng góp tích cực vào NSNN, trong thời kì 2001 – 2005 nhiều KCN đã hết thời gian được hưởng ưu đãi miễn, miễn giảm thuế nên tong giá trị nộp ngân sách của các KCN tăng mạnh, đạt khoảng 2 tỷ USD, gấp 6 lần so với năm 2000. Từ năm 2006 – 2010 các KCN nộp ngân sách 5,9 tỷ USD, gấp 3 lấn so với kì kế hoạch trước.

 Các KCN có vốn đầu tư nước ngồi có đóng góp khơng nhỏ vào nâng cao giá trị xuất khẩu và tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Kim nghạch xuất khẩu của các KCN tăng nhanh. Hiện nay các KCN đã đi vào hoạt động một cách có hệ thống sản xuất ra nhiều hàng hóa có chất lượng tốt xuất khẩu ra rất nhiều các quốc gia trên thế giới.

Sức cạnh tranh của các doanh nghiệp KCN trên thị trường thế giới được nâng cao đáng kể trong thời gian qua,thể hiện ở giá trị xuất khẩu của các KCN tăng đều qua các năm. Từ năm 2006 – 2010 các KCN xuất khẩu 63,7 tỷ USD, tăng 2,85 lần so với kỳ kế hoạch trước. Đặc biệt trong hai năm 2009 và 2010 đã có sự xuất siêu nhẹ trong các KCN với chênh lệch giá trị xuất khẩu và nhập khẩu gần trên 500 triệu USD. Tỷ trọng giá trị xuất khẩu của các KCN trong tổng kim ngạch cả nước tăng lên từ mức 15% năm 2000 lên khoảng 20% năm 2005 và 25% năm 2010.

Cùng với việc gia tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến trong cơ cấu xuất khẩu, các KCN cũng góp phần tạo nguồn hàng để cung cấp cho nhu cầu trong nước, giảm nhẹ gánh nặng nhập khẩu hàng hóa từ bên ngồi.

 Ngồi ra ĐTNN cịn góp phần hình thành một số ngành công nghiệp mới, làm đa dạng hóa các ngành nghề trong các KCN có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế như chế biến dầu khí, sản xuất , lắp ráp ô tô, các công nghệ vi mạch, linh kiện điện tử…

 Góp phần giải quyết công ăn việc làm của người lao động, tham gia đào tạo và phát triển nguồn nhân lực do có sự hỗ trợ từ phía nước chủ đầu tư.

Trong điều kiện Việt Nam hiện nay còn nhiều người trong độ tuổi lao động thiếu việc làm, việc thu hút một lực lượng lớn lao động vào các KCN, trong đó một phần đáng kể là lao động nơng thơn dư thừa là đóng góp to lớn về mặt xã hội mà các KCN đặc biệt là các KCN có vốn ĐTNN làm được.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

 Hạn chế:

Bên cạnh những thành cơng đáng ghi nhận, mơ hình kinh tế KCN cũng cịn tồn tại nhiều hạn chế trong việc thu hút vốn FDI.

Điển hình là việc quy hoạch các KCN trên cả nước còn mâu thuẫn và chồng chéo, ngay cả việc triển khai, điều chỉnh các quy hoạch đã phê duyệt của địa phương còn chưa hợp lý và chưa tận dụng được tiềm năng của địa phương. Chất lượng công tác xây dựng quy hoạch KCN chứ tốt, chưa có tầm nhìn dài hạn, chưa tính tới yếu tố liên kết vùng và ngành.

Bên cạnh đó, hàm lượng cơng nghệ trong các KCN cịn chưa cao nếu khơng muốn nói là thấp với số vốn trung bình khoảng 3,5 triệu USD/ha trong

khi ở các KCN có hàm lượng cơng nghệ cao mức vốn này đạt con số từ 40- 100 triệu USD/ha. Các địa phương và chủ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN vẫn ưu tiên tập trung thu hút đầu tư lấp đầy KCN, chưa thật sự chú trọng tới cơ cấu ngành nghề, công nghệ, yếu tố môi trường của các dự án đầu tư KCN. Điều đó khiến cho các nhà ĐTNN e ngại khi phải đầu tư vào các KCN của Việt Nam.

Cơ chế chính sách đối với các KCN vẫn cịn nhiều điểm vướng mắc. Việc phân cấp ủy quyền cho ban quản lí KCN trong một số lĩnh vực còn chưa được thực hiện đầy đủ, nhất qn do có sự khơng thống nhất với các quy định của pháp luật.

Về chính sách ưu đãi đối với các KCN về thuế còn hay thay đổi, thiếu tính ổn định, mức ưu đãi đối với dự án đầu tư vào KCN và dự án mở rộng còn nhiều điểm chưa hợp lí, chưa thật sự hấp dẫn, ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư lớn, có uy tín trên thế giới đang có ý định đầu tư mở rộng sản xuất ở Việt Nam.

 Ngun nhân:

Ngun nhân thì có nhiều nhưng chủ yếu là do tính phù hợp về ngành nghề trong cơ cấu đầu tư chưa cao, các địa phương vẫn dành nhiều ưu tiên cho việc lấp đầy các KCN mà chưa thực sự chú trọng tới cơ cấu ngành nghề, cơng nghệ.

Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia vào các KCN cũng chưa được xây dựng một cách đồng bộ, thống nhất với định hướng thu hút các ngành nghề, lĩnh vực đầu tư ưu tiên gắn với lợi thế và tiềm năng phát triển.

Các hạn chế nêu trên một phần nguyên nhân cũng là do trình độ, sự phối hợp của các cơ quan nhà nước trong hoạch định và triển khai còn chưa

đồng đều, một phần là do nhận thức, quan điểm của các nhà hoạch định chính sách còn chưa thật thống nhất và coi trọng đúng mức vai trị, vị trí của các KCN.

Ngồi ra, cơng tác giải phóng mặt bằng, cơng tác bảo vệ mơi trường và vấn đề lao động tại các KCN cịn nhiều bất cập, khó khăn… tất cả những vấn đề đó đã và đang gây ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả thu hút vốn FDI tại các KCN hiện nay.

2.4. Bài học kinh nghiệm trong việc thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi vào các khu cơng nghiệp của Việt Nam

Những kinh nghiệm được rút ra trong quá trình thu hút ĐTNN vào Việt Nam trong 25 năm vừa qua:

Một là: khẩn trương hoàn thiện các văn bản pháp luật, cơ chế, chính

sách về đầu tư theo hướng thuận lợi và có tính cạnh tranh hơn so với các nước trong khu vực. Đồng thời chú ý một số chính sách cụ thể sau:

- Có chính sách ưu đãi cao, đủ sức hấp dẫn đối với một số dự án hạ tầng kinh tế, xã hội có quy mơ lớn, có tính lan toả và tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội. Đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngồi vào các dự án hợp tác cơng - tư (PPP), bố trí nguồn vốn ngân sách để đầu tư đối ứng cho các dự án PPP này.

- Bổ sung quy định về tiêu chí doanh nghiệp cơng nghệ cao với các ưu đãi phù hợp, có tính đến nhóm các dự án cơng nghệ cao có doanh thu, kim ngạch xuất khẩu hàng năm lớn và sử dụng nhiều lao động chất lượng cao.

- Ban hành quy định ngành, sản phẩm được hưởng ưu đãi theo diện cơng nghiệp hỗ trợ; trong đó có ưu đãi cao hơn cho các doanh nghiệp đầu tư

vào các dự án nằm trong “chuỗi sản xuất” tạo ra giá trị gia tăng cao tại Việt Nam.

- Ban hành quy định rõ các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường và giới hạn đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường. Yêu cầu doanh nghiệp phải công khai một số thông tin liên quan về phát thải.

Hai là: tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực, có quy hoạch và

kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài hợp tác với các trường đại học, cao đẳng của Việt Nam để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Tăng cường quản lý người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam gắn với kế hoạch đào tạo cán bộ trong nước thay thế.

Ba là: tập trung hoàn thiện quy hoạch, phát triển cơ sở hạ tầng nhằm

nâng cao chất lượng của các quy hoạch được phê duyệt và tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác quy hoạch phục vụ đầu tư phát triển.

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp của việt nam (Trang 30 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)