Nâng cao năng lực nội tại của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH của các DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU THỦY sản VIỆT NAM (Trang 33 - 34)

3.2. Phương phướng nâng cao khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất

3.2.1. Nâng cao năng lực nội tại của doanh nghiệp

Một trong những biện pháp đầu tiên để nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm

và hạn chế các rào cản thương mại của các thị trường nhập khẩu là áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn tiên tiến được quốc tế công nhận như Global GAP. Thực tiễn cho thấy, các nước nhập khẩu sẽ ngày càng áp đặt nhiều quy định và rào cản về tiêu chuẩn chất lượng đối với sản phẩm của chúng ta. Do đó, trước sau các doanh nghiệp của Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt và tuân thủ các rào cản này. Nếu các doanh nghiệp chủ động có kế hoạch thích ứng với những yêu cầu này, thách thức sẽ chuyển thành cơ hội để chúng ta phát triển bền vững. Việc lạm dụng kháng sinh tại các vùng nuôi nguyên liệu cũng cần được xóa bỏ, việc sử dụng các giải pháp bảo vệ mơi trường vùng ni cần được khuyến khích. Các doanh nghiệp cần dịch chuyển „lùi‟ trong chuỗi giá trị, bằng cách liên kết hoặc trực tiếp xây dựng các vùng ni cơng nghiệp, thay thế hình thức ni nhỏ lẻ. Các doanh nghiệp xuất khẩu cũng cần cam kết chỉ xuất khẩu các sản phẩm có chứng nhận thu hoạch từ các vùng nuôi đạt chuẩn, xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Khi các doanh nghiệp Việt Nam đa có thương hiệu, tự tin với sản phẩm có chất lượng thì lại trở thành bên có thể để „ép giá‟ tăng đối với các đối tác nhập khẩu nước ngoài. Lợi nhuận thu được sẽ nhiều hơn và cũng sẽ không phải lo ngại những cáo buộc „bán phá giá‟ của các đối thủ cạnh tranh ở nước nhập khẩu.

3.2.2. Thực hiện đoàn kết và hỗ trợ giƣa các doanh nghiệp trong cùng ngành hàng

Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung cịn nhỏ bé về quy mô, vốn và kinh nghiệm kinh doanh còn thiếu trong khi lại phải cạnh tranh gay gắt với các đối thủ lớn có nhiều kinh nghiệm. Mơi trường cạnh tranh khốc liệt, yêu cầu cao về chất lượng hàng hóa.....Tất cả những điều đó địi hỏi các doanh nghiệp phải tăng cường

hợp tác với nhau tránh tình trạng mạnh ai nấy làm, tranh mua tranh bán. Liên kết là hướng để phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Theo ộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nếu chưa liên kết được 4 nhà (nhà nông, nhà khoa học, nhà nước, nhà doanh nghiệp) thì tập trung cho mối liên kết “hai nhà” (nhà nông và nhà doanh nghiệp).

Thực tế, nhà nước và nhà khoa học luôn sẵn sàng hỗ trợ để ngành thủy sản phát triển nhưng vấn đề cốt yếu là “liên kết” nhà nông và nhà doanh nghiệp. Doanh nghiệp đóng vai trị nịng cốt, hỗ trợ kỹ thuật, vốn, giống, thức ăn, thu mua nguyên liệu… Liên kết nhằm giải quyết đầu vào-đầu ra về nguyên liệu, đáp ứng địi hỏi quốc tế chính là vấn đề cấp bách hiện nay để ngành thủy sản tồn tại và phát triển bền vững.

Ngoài ra, các doanh nghiệp nên tiến hành liên doanh, liên kết với các đối tác nước ngồi từ đó hình thành nên các doanh nghiệp liên doanh có vốn đầu tư nước ngồi, tạo cho các doanh nghiệp này có thế mạnh về vốn đầu tư, cơng nghệ cho phép các doanh nghiệp có thể đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu có chất lượng cao, đáp ứng được những đòi hỏi của thị trường cũng như góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng thuỷ sản.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH của các DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU THỦY sản VIỆT NAM (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)