Năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam thực hiện các cam kết khi trở thành thành
mở cửa và hội nhập quốc tế với mức độ sâu rộng hơn với nhiều cơ hội và thách thức cho sự nghiệp phát triển nền kinh tế xã hội nói chung và ngành bảo hiểm nói riêng.
Năm 2007 tăng trưởng GDP đạt 8,5% đầu tư trực tiếp nước ngoài tương đương
20,3 tỉ USD, đầu tư toàn xã hội đạt 40% GDP, vốn ODA đạt 5,4 tỉ USD xuất khẩu đạt 48 tỉ USD. Các ngành công nghiệp vận tải biển và đóng tàu, hàng khơng dân dụng, dệt may, giày da có những bước phát triển đột phá. Thị trường tài chính tiền tệ tiếp tục phát triển theo xu thế ổn định sau một thời gian phát triển nóng như: tín dụng ngân hàng, chứng khoán, quỹ đầu tư, bảo hiểm. Đây là những tiền đề cơ bản tạo điều kiện thuận lợi cho ngành bảo hiểm Việt Nam phát triển.
Trong năm 2007, thiên tai, tai nạn xảy ra tương đối nhiều, điển hình như: bão lụt tại miền Trung, sập cầu Cần Thơ, sạt lở núi tại Hà Tĩnh cũng như các vụ đắm tàu, tai nạn giao thông, cháy nổ, dịch tiêu chảy, dịch lợn tai xanh, dịch cúm gia cầm tiếp tục hoành hành. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh bảo hiểm,tái bảo hiểm.
Năm 2007, các doanh nghiệp bảo hiểm tiếp tục nâng cao năng lực hoạt động, chấp nhận cạnh tranh lành mạnh trong xu thế mở cửa hội nhập ngày càng sôi động. Các doanh nghiệp bảo hiểm đã chú ý tới đào tạo cán bộ bảo hiểm, đào tạo và sử dụng đội ngũ đại lý bảo hiểm ngày càng có chất lượng. Hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm đều đầu tư lớn vào phát triển công nghệ thông tin phục vụ cho công tác quản lý và khai thác bảo hiểm. Nhiều doanh nghiệp bảo hiểm đã tăng vốn với quy mô lớn cao hơn cả vốn pháp định, tăng khả năng tài chính, tăng năng lực giữ lại và giảm bớt phần tái bảo hiểm. Một số doanh nghiệp bảo hiểm đã chọn được đối tác chiến lược là những tập đồn bảo hiểm, tài chính hàng đầu quốc tế như Bảo Việt với HSBC, Bảo Minh với AXA, VINARE với Swiss Re vừa thu được nguồn thặng dư vốn lớn, vừa tiếp thu được kinh nghiệm công nghệ quản lý bảo hiểm, đầu tư và phát triển sản phẩm bảo hiểm mới.
Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2008 tiếp tục tăng trưởng tốt với mức độ tăng trưởng đạt hơn 25% so với cùng kì năm trước.Chính sự phát triển này đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm.
Cụ thể như Vinare:
Doanh thu phí nhận tái của Vinare trong 9 tháng đầu năm 2008 đạt trên 899 tỷ VND- tăng 25,2% so với cùng kỳ năm trước.Mức giữ lại của Vinare cũng tăng lên,tạo điều kiện cho thị trường trong nước được nhận dịch vụ qua hoạt động của mình.Vinare đã giữ lại được trên 264 tỷ VND-tăng trên 26,44% so với cả năm 2007,nhượng lại cho thị trường trong nước đạt 222 tỷ VND tăng trên 30% so với cùng kỳ năm 2007.Nếu tính chung cả phần giữ lại này thì hoạt động của Vinare đã giữ lại được trong nước đạt 486 tỷ VND-tăng trên 6,9% so với cả năm 2007 và chiếm đến 84,22%/phí cam kết của Vinare.
(Số liệu trên trang web của Vinare).
Doanh thu phí nhận tái của Vinare tăng lên đáng kể (lớn hơn cả doanh thu nhận tái của toàn thị trường 9 tháng đầu năm 2006- trên 304 tỷ đồng) đã cho thấy sau khi gia nhập WTO thị trường bảo hiểm,tái bảo hiểm Việt Nam đã có sự phát triển nhanh chóng,tạo nhiều cơ hội cho các cơng ty đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam phát triển mạnh mẽ.