1 .MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC Ở BẬC ĐẠI HỌC
2. LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN BẢN THÂN VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẮC
2.2. KĨ NĂNG MỀM ĐỂ PHÁT TRIỂN BẢN THÂN VÀ THÍCH ỨNG
2.2.1 VẤN ĐỀ CẦN THIẾT CỦA SINH VIÊN TRONG THỜI NAY
Chia sẻ tại một buổi tọa đàm với sinh viên, ông Trần Trọng Thành, Chủ tịch HĐQT Cơng ty VINAPO cho biết, có đến 90% sinh viên sau khi ra trường hầu như khơng có kỹ năng mềm. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến mỗi năm có trên 400.000 sinh viên tốt nghiệp rồi thất nghiệp!
Kỹ năng mềm là những yếu tố liên quan đến trí tuệ cảm xúc như hành vi ứng xử của con người, các tương tác với bạn bè, đồng nghiệp, cách làm việc nhóm … Có thể nói, kỹ năng mềm là nghệ thuật sống mà bất cứ người nào cũng nên hồn thiện để hài hịa các mối quan hệ trong cuộc sống. Nó giúp chúng ta tự tin và tạo ra nhiều cơ hội phát triển mới.
Trong xã hội hiện đại, kỹ năng mềm là một yếu tố quan trọng giúp bạn thành công trong cuộc sống. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, kỹ năng mềm quyết định 75% thành cơng của con người cịn kỹ năng cứng (hay kiến thức, trình độ chun mơn) chỉ chiếm 25%. Kỹ năng mềm sẽ quyết định bạn là ai, bạn làm việc như thế nào và hiệu quả từ công việc bạn sẽ mang lại. Theo BWPortal, những tiêu chuẩn để đánh giá con người như sự tận tâm, tính dễ chịu cũng là những nhân tố dự báo quan trọng đối với thành công trong nghề nghiệp giống như khả năng về nhận thức và kinh nghiệm làm việc.
2.2.2 HÌNH THÀNH CÁC KĨ NĂNG MỚI
Con đường hình thành và phát triển kỹ năng mềm trong trường đại học Quá trình hình thành và phát triển KNM cho sinh viên đại học quá những hoạt động sau:
a)Thông qua hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy học là hoạt động cơ bản và quan trọng của nhà trường. Hoạt động dạy học có tổ chức sư phạm đặc biệt. Với vai trị của GV trong dạy học là tổ chức, điều khiển làm cho người học tự giác, tích cực, chủ động, tự điều khiển hoạt động nhận thức để tìm tịi, khám phá tri thức, hình thành và phát triển KN. Tổ chức dạy học GV lồng ghép phát triển KNM cho SV vào các bài học, mơn học; q trình tổ chức dạy học sử dụng các hình thức hoạt động (thảo luận nhóm, seminar chun đề, bài tập tình huống...), các phương pháp dạy học tương tác tạo môi trường thuận lợi để SV thực hành trải nghiệm và rèn luyện KN (KN chuyên môn, KNM). Phát triển KNM cho SV thông qua hoạt động dạy học là con đường cơ bản, quyết định việc hình thành và phát triển KNM cho SV.
b) Thơng qua tổ chức các hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp
Tổ chức lớp ngoại khóa về rèn luyện các KNM gắn với môn học, chuyên ngành ĐT. Nội dung được thiết kế theo chủ đề và được tổ chức hoạt động tương tác, tích cực tạo điều kiện cho SV được hoạt động trong môi trường thuận lợi để rèn luyện và phát triển KNM. Đoàn thanh niên, Hội SV tổ chức các hoạt động: Văn nghệ, thể thao; CLB SV (SV thanh lịch; tình bạn; nghệ thuật, kinh doanh, hùng biện, kế toán, Tiếng Anh…).Tham gia các hoạt động của Đoàn thanh niên, Hội SV tổ chức SV được phát huy khả năng, tố chất cá nhân; tự điều chỉnh nhận thức, hành vi; trao đổi kinh nghiệm; phát huy mặt tích cực; ngăn chặn, sửa chữa các biểu hiện tiêu cực, lạc hậu; kích thích tính chủ động, sáng tạo và tự tin thể hiện mình trong mọi tình huống. Phát triển KNM cho SV thơng qua tổ chức các hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp là con đường quan trọng giúp SV trải nghiệm, rèn luyện và phát triển KNM.
c) Thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm lao động nghề nghiệp
Các hoạt động trải nghiệm lao động nghề nghiệp được tổ chức đảm bảo các yêu cầu sư phạm là cơ hội tốt để SV tiếp cận với môi trường làm việc thực tế; vận dụng thực hành các KN (KN cứng, KNM), đồng thời học hỏi những kinh nghiệm, hình thành những KN mới trong lao động nghề nghiệp. Sự trải nghiệm lao động nghề nghiệp sẽ giúp SV củng cố kiến thức, thực hành KN, có những thao tác phù hợp để hoàn thiện các KN (KN nghề nghiệp, KNM).
d) Thông qua tổ chức hoạt động cộng đồng, xã hội
Ngày nay, SV không chỉ vận dụng những KNM vào công việc và cuộc sống của riêng họ, mà còn chia sẻ với cộng đồng, XH. Trong các hoạt động cộng đồng, xã hội SV được trải nghiệm KNM thông qua công việc vận dụng những KNM để giải quyết vấn đề xảy ra trong thực tiễn, đồng thời thơng qua đó khám phá những khả năng tiềm ẩn của chính mình và phát triển KN mới. Vì vậy, tổ chức các hoạt động xã hội giúp cho SV được trải nghiệm và phát triển KNS, trong đó có KNM.
e) Thơng qua hoạt động tự rèn luyện của SV
Tính tích cực, tự giác rèn luyện của SV là yếu tố quyết định kết quả rèn luyện KNM của SV. Tự giác tích cực thực hiện nhiệm vụ cá nhân, tham gia hoạt động nhóm, cộng đồng XH là yếu tố giúp SV ngày càng hoàn thiện KNM. Trong quá trình giảng dạy, rèn luyện nghề nghiệp, GV cần đưa ra những định hướng, chỉ dẫn để SV tự rèn luyện, tự trải nghiệm cuộc sống, thực tế nghề nghiệp nhằm phát triển KNM cho bản thân.
Các kỹ năng mềm cần có đối với sinh viên đại học
Tại Mỹ, Bộ Lao động Mỹ (The U.S Department of Labor) cùng Hiệp hội Đào tạo và Phát triển Mỹ (The American Society of Training and Development) gần đây đã thực hiện một cuộc nghiên cứu về các kỹ năng cơ bản trong công việc. Kết luận được đưa ra là có 13 kỹ năng cơ bản cần thiết để thành công trong công việc: 1.Kỹ năng học và tự học (learning to learn)
2.Kỹ năng lắng nghe (Listening skills)
3.Kỹ năng thuyết trình (Oral communication skills) 4.Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills) 5.Kỹ năng tư duy sáng tạo (Creative thinking skills)
6.Kỹ năng quản lý bản thân và tinh thần tự- tôn (Self esteem)
7.Kỹ năng đặt mục tiêu/ tạo động lực làm việc (Goal setting/ motivation 8.skills)
9.Kỹ năng phát triển cá nhân và sự nghiệp (Personal and career development skills)
10. Kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ (Interpersonal skills) 11. Kỹ năng làm việc đồng đội (Teamwork)
12. Kỹ năng đàm phán (Negotiation skills)
13.Kỹ năng tổ chức công việc hiệu quả (Organizational effectiveness) 14. Kỹ năng lãnh đạo bản thân (Leadership skills)
KẾT LUẬN
Như vậy, thay đổi môi trường học tập là điều rất khó đối với nhiều học sinh nói chung và bản thân em nói riêng, nếu cứ tiếp tục duy trì thói quen học tập như hồi cấp 3 thì sẽ khơng bao giờ thích nghi được với môi trường mới. Khi chúng ta vào đại học, rồi chúng ta sẽ tụt lại phía sau các bạn. Vì vậy, thơng qua bài tiểu luận này, mọi người sẽ hiểu rõ hơn những khó khăn mà mình gặp phải để từ đó tìm ra những giải pháp thích ứng phù hợp hơn. cho bản thân mình. Trên đây là những khó khăn cũng như kế hoạch phát triển bản thân. Ở bất kỳ lĩnh vực, công việc nào, chúng ta luôn phải dành thời gian nhất định để tổng kết, đánh giá những kết quả đã đạt được, từ đó nhận ra những ưu điểm để tiếp tục phát huy.
Từ đó, rút ra được bài những kinh nghiệm cho bản thân và cả những bạn đồng trang lứa cũng là tân sinh viên như em, trang bị cho mình những kiến thức cũng như các phương pháp học tập, từ đó điều chỉnh cách thức học tập sao cho phù hợp với bản thân minh. Thích ứng được mơi trường mới, cũng như có thể hịa nhập. và phát huy tối đa năng lực cũng như sở trường của minh. Em chân thành cảm ơn thầy cô đã đọc bài tiểu luận của em.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguồn tiếng việt tham khảo
Giáo trình sinh viên đại học(2021), bản nội bộ Ngân hàng pháp luật
© 2010 Trung tâm Nghiên Cứu Cải Tiến Phương Pháp Dạy và Học ĐH Trang web tham khảo
giasutienphong.com.vn https://thanhnien.vn
http://tienphong.vn
https://caodangyduocnhatrang.vn https://timviec365.vn