3.1 Nhận xét
- Phòng học với trang thiết bị hiện đại như máy chiếu rất thuận lợi cho việc học. - Giảng viên nhiệt tình, ln giúp đỡ sinh viên trong học tập, giảng viên luôn cung
cấp thêm các tài liệu học để sinh viên nghiên cứu ngồi bài giảng chính.
- Tài liệu học được cung cấp đầy đủ, ngoài bài giảng giảng viên còn giới thiệu các sách tham khảo.
- Cần cho sinh viên tiếp cận với phương pháp học nghiên cứu tình huống nhiều hơn, vì phương pháp này có các ưu điểm nổi bật sau:
+ Thứ nhất, nâng cao tính thực tiễn của mơn học. Sau khi đã được cung cấp các kiến thức lý thuyết, một bài tập tình huống sẽ giúp sinh viên có cái nhìn sâu hơn và thực tiễn hơn về vấn đề lý thuyết đã được học. Thông qua việc xử lý tình huống, sinh viên sẽ có điều kiện để vận dụng linh hoạt các kiến thức lý thuyết. + Thứ hai, nâng cao tính chủ động, sáng tạo và sự hứng thú của sinh viên trong quá trình học. Khác với việc tiếp thu lý thuyết một cách thụ động, khi được giao các bài tập tình huống, các nhóm sinh viên phải chủ động tìm kiếm và phân tích các thơng tin để đi đến giải pháp cho tình huống. Để đáp ứng được yêu cầu này, sinh viên phải chủ động tư duy, thảo luận - tranh luận trong nhóm hay với giảng viên, tìm hiểu thêm về lý thuyết, tài liệu tham khảo để đạt đến giải pháp. Chính trong q trình tư duy, tranh luận, bảo vệ và sửa đổi các đề xuất - giải pháp của mình, sinh viên đã tham gia vào q trình nhận thức. Sự tham gia tích cực đó đã góp phần tạo ra sự hứng thú và say mê học tập, sáng tạo của học viên. Đây chính là lúc q trình dạy và học tập trung vào học phương pháp học, phương pháp tiếp cận, phân tích và tìm giải pháp chứ khơng chỉ giới hạn ở việc học các nội dung cụ thể.
+ Thứ ba, giảng viên - trong vai trò của người dẫn dắt - cũng sẽ tiếp thu được rất nhiều kinh nghiệm và những cách nhìn hay giải pháp mới từ phía học viên để làm phong phú bài giảng và điều chỉnh nội dung tình huống nghiên cứu. Đây cũng là một kênh quan trọng để giảng viên thu thập kinh nghiệm từ các học viên.
+ Cuối cùng, các tình huống tốt có tính chất liên kết lý thuyết rất cao. Để giải quyết tốt một tình huống, người học có thể phải vận dụng và điều chỉnh nhiều tập lý thuyết khác nhau. Đây chính là lúc các lý thuyết rời rạc của một môn học được nối lại thành bức tranh tổng thể. Ở mức độ ứng dụng cao hơn, người học không chỉ vận dụng kiến thức của một môn học mà trong nhiều trường hợp phải vận dụng kiến thức của nhiều môn học khác nhau. Điều này rất quan trọng, vì trên thực tế sinh viên được trang bị rất nhiều kiến thức từ nhiều môn học khác nhau nhưng lại chưa được cung cấp sự liên kết - “các dây chằng” các kiến thức độc lập lại với nhau. Khi ra thực tiễn, hiếm khi nào nhà quản lý gặp một vấn đề chỉ là tiếp thị hay sản xuất, tài chính mà thơng thường họ phải vận dụng tất cả kiến thức liên ngành để giải quyết.
- Do thời lượng của mơn học có giới hạn nên giảng viên cũng chưa thể chuyển tải hết được tất cả những kiến thức cần thiết cho sinh viên cũng như áp dụng phương pháp học nghiên cứu tình huống.
3.2 Đánh giá
“Mất bò mới lo làm chuồng” là một câu ví để phản ánh những trường hợp mà chỉ
đến khi sự việc xảy ra rồi thì người ta mới giật mình nhận biết để xử lý. Doanh nghiệp gần đây bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến việc “làm chuồng” thế nào một cách bài bản để khơng bị “mất bị”. Ngồi ra, “Phịng bệnh hơn chữa bệnh” cũng là một câu nói cửa
miệng của người Việt Nam.
Mọi doanh nghiệp hoạt động đều hướng tới mục tiêu tạo ra lợi thế cạnh tranh và đem lại giá trị tăng thêm cho những đối tác bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp gắn kết chặt chẽ với hoạt động của mình. Để có thể đạt được mục tiêu đó, doanh nghiệp thường xây dựng cho mình chiến lược hoạt động cùng hàng loạt những chương trình, kế hoạch để thực thi những chiến lược đã được đề ra. Trong quá trình thực thi chiến lược sẽ thường có nhiều rủi ro xảy ra làm ảnh hưởng đến quá trình tiến tới mục tiêu của doanh nghiệp. Hệ thống quản lý rủi ro doanh nghiệp được thiết lập nhằm san lấp những khiếm khuyết này.
Quản lý rủi ro doanh nghiệp ngày nay được coi như là một bộ phận không thể tách rời với chiến lược doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là chiến lược của doanh nghiệp sẽ được xem là không đầy đủ nếu thiếu vắng sự gắn kết với quản lý rủi ro. Nhân cơng của một nhà máy nào đó bất ngờ đình cơng làm ngưng trệ sản xuất. Hàng loạt nhân viên giỏi của một cơng ty nào đó ra đi để chuyển sang doanh nghiệp khác hoặc thành lập công ty riêng .v.v. Những rủi ro đó sẽ làm cho doanh nghiệp bị bất ngờ và dẫn đến thiệt hại ảnh hưởng đến mục tiêu của doanh nghiệp nếu như chúng không được doanh nghiệp lường trước. Tất cả những vấn đề đó đều được thiết kế và soi rọi trong lăng kính của quản lý rủi ro doanh nghiệp.
Thực tế cho thấy việc quản trị rủi ro trong doanh nghiệp ngày nay rất là quan trọng. Quản trị rủi ro là cách thức xác định và kiểm soát rủi ro, bao gồm lập kế hoạch, xác định rủi ro, đánh giá, giảm nhẹ tác hại, xây dựng kế hoạch đối phó với rủi ro, xác định khi nào phải khởi sự kế hoạch dự phòng, giám sát những biến thái của rủi ro và lập kế hoạch tổng thể để quản lý rủi ro. Vì vậy mơn học quản trị rủi ro rất cần thiết đối với sinh viên ngành quản trị kinh doanh cũng như các ngành khác thuộc khối ngành kinh tế. Thông qua môn học quản trị rủi ro, sinh viên hiểu thêm về rủi ro, có những kiến thức cần thiết để nhận dạng rủi ro, phân tích rủi ro có thể xảy ra trong q trình kinh doanh của các doanh nghiệp, từ đó lập kế hoạch quản lý rủi ro cũng như các chương trình tài trợ rủi ro hiệu quả nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những khả năng có thể xảy ra.
KẾT LUẬN
Quản lý rủi ro là một nguyên tắc trọng tâm trong bất kỳ một thiết chế tài chính nào, đặc biệt trong lĩnh vực Ngân hàng. Sự an tồn của các Ngân hàng Thương mại có ảnh hưởng rất lớn đến sự ổn định của tăng trưởng kinh tế. Tại cuộc toạ đàm “Khủng hoảng tài chính và hệ thống ngân hàng - tài chính” do Ngân hàng Nhà nước tổ chức, các chuyên gia cho rằng, đánh giá rủi ro tín dụng là một trong những nhiệm vụ cơ bản của ngân hàng. Và một trong những lý do dẫn đến khủng hoảng tài chính là do ngân hàng đã trao quyền này cho các nhà đầu tư phi ngân hàng. Cuộc khủng hoảng hiện nay đã chứng minh, các nhà đầu tư phi ngân hàng không thể thay thế ngân hàng trong việc đánh giá rủi ro tín dụng. Một phần, do họ tích luỹ phần lỗ rất lớn, làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay.
Chính vì vậy, khi nền kinh tế Việt Nam thốt khỏi khủng hoảng, các cơ quan có thẩm quyền cần thắt chặt hơn nữa chính sách tiền tệ và tài chính để đón đầu và ngăn chặn sự bùng phát của lạm phát. Đồng thời, tăng yêu cầu về vốn đối với ngân hàng trong suốt quá trình tăng trưởng theo chu kỳ để góp phần vào việc ngăn chặn hiện tượng bong bóng tín dụng và hậu quả là lạm phát. Có như vậy, rủi ro trong hệ thống ngân hàng mới được đảm bảo. Tuy nhiên, để quản lý rủi ro, các định chế cần rà soát kiến thức về rủi ro, đặc biệt ở các cấp cao nhất và cần rà soát lại hệ thống kiểm sốt nội bộ cũng như quy trình mới có thể đánh giá rủi ro đúng lúc và toàn diện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. http//:www.vnexpress.net 2. http//:doanhnhan360.com 3. http//:www.vietbao.com 4. http//:www.dantri.com 5. http//:www.xalotintuc.com 6. http//:www.tin247.com 7. http//:www.economy.com.vn 8. http//:www.tapchiketoan.com 9. http//:www.saga.vn 10. http//:www.home.vnn.vn