PHẦN 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG HẢI QUAN ĐIỆN TỬ THỜI GIAN TỚ

Một phần của tài liệu Phát triển hải quan điện tử ở việt nam trong điều kiện hiện nay (Trang 27 - 40)

HẢI QUAN ĐIỆN TỬ THỜI GIAN TỚI

3.1. Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa ở Việt Nam từ năm 2006 đến nay 3.1.1 Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa giai đoạn 2006-2010.

a.Xuất khẩu hàng hóa

Thời kỳ 2006- 2010, hoạt động xuất nhập khẩu đạt đƣợc những bƣớc tiến mạnh nhờ việc Việt Nam tham gia các tổ chức quốc tế nhƣ: Tháng 1/2007 Việt nam chính thức trở thành thành viên của WTO. Tiếp đó là đàm phán FTA song phƣơng với EU, Nhật Bản, Chi Lê đƣợc khởi động và thu đƣợc những kết quả quan trọng. Đến tháng 12/2008 Hiệp định đối tác kinh tế (EPA) với Nhật Bản đƣợc ký kết.

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu thời kỳ 2006 - 2010 đạt 56 tỷ USD/năm, bằng 2,5 lần thời kỳ 2001 - 2005 và tăng 17,2%/năm. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng ngày càng tăng, từ 4 mặt hàng có kim ngạch trên 3 tỷ USD năm 2006 tăng lên 8 mặt hàng năm 2010.

Một số mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu cao trong giai đoạn này là: Hàng dệt may đứng đầu với bình quân 8,6 tỷ USD/năm, tăng mạnh so với 3,5 tỷ USD của giai đoạn trƣớc. Giày dép đạt 4,3 tỷ USD/năm, tăng so với 2,3 tỷ USD/năm của thời kỳ trƣớc. Hải sản đạt 4,2 tỷ USD/năm, giai đoạn trƣớc là 2,2 tỷ USD/năm. Kim ngạch gạo xuất khẩu tăng mạnh với mức tăng 17,9%/năm. Riêng dầu thô xuất khẩu giai đoạn 2006 - 2010 giảm đáng kể do tăng tăng nguồn nguyên liệu cung cấp cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất, thay thế dần hàng nhập khẩu. Kim ngạch xuất khẩu dầu thô giai đoạn này chiếm 13,7% tổng kim ngạch xuất khẩu, giảm nhiều so với 21% của thời kỳ trƣớc.

Về thị trƣờng xuất khẩu giai đoạn 2006-2010, châu Á đứng đầu với 45,6% tổng kim ngạch xuất khẩu, Châu Mỹ tiếp tục tăng mạnh và ở vị trí thứ hai với 23%; châu Âu chiếm 20,8%; châu Đại Dƣơng chiếm 6,2%; châu Phi tuy chiếm tỷ lệ nhỏ với 2,7% nhƣng đã gấp 3,8 lần so với thời kỳ 5 năm trƣớc.

b. Nhập khẩu hàng hóa

Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tăng mạnh trong thời kỳ 2006-2010, đặc biệt trong 2 năm đầu khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt bình qn 68,5 tỷ USD/năm trong thời kỳ này, bằng 2,6 lần thời kỳ 5 năm trƣớc và tăng bình quân 18%/năm. Đáng chú ý là nhập khẩu của

khu vực FDI tăng cao, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu, thƣờng chiếm trên 34%.

Cơ cấu hàng nhập khẩu trọng tâm là tƣ liệu, nguyên liệu cho sản xuất do sản xuất trong nƣớc phát triển khá, đặc biệt là sản xuất hàng xuất khẩu nhƣng vẫn phụ thuộc hàng nhập khẩu là chủ yếu, cụ thể là: Nhập khẩu xăng dầu bình quân giai đoạn 2006-2010 tăng 2,7%/năm và tăng 19,7% so với giai đoạn trƣớc.Sắt thép nhập khẩu bình quân tăng 15,7%/năm và tăng 71% so với giai đoạn trƣớc. Vải nhập khẩu bình quân tăng 16,8%/năm và tăng 140% so với giai đoạn trƣớc. Linh kiện điện tử nhập khẩu bình quân tăng 25,8% năm và tăng 226,3% so với giai đoạn trƣớc. Nhập khẩu ô tô nguyên chiếc giai đoạn 2006-2010 tăng174% so với giai đoạn trƣớc.

Bên cạnh những kết quả tích cực đạt đƣợc, thời kỳ 2006-2010 là thời kỳ mức nhập siêu tăng mạnh, bình quân 12,5 tỷ USD/năm, bằng 3,3 lần thời kỳ trƣớc và chiếm 22,3% kim ngạch xuất khẩu bình quân năm, cao hơn mức 17,3% của thời kỳ 2001-2005.

3.1.2 Tình hình xuất nhập khẩu năm 2011 a. Xuất khẩu hàng hóa

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2011 ƣớc tính đạt 96,3 tỷ USD, tăng 33,3% so với năm 2010, bao gồm: Khu vực kinh tế trong nƣớc đạt 41,8 tỷ USD, tăng 26,1%; khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi (gồm cả dầu thơ) đạt 54,5 tỷ USD, tăng 39,3%. Nếu khơng kể dầu thơ thì kim ngạch xuất khẩu hàng hố của khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi năm nay đạt 47,2 tỷ USD, tăng 38,4% so với năm trƣớc.

Trong năm 2011, có 14 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỷ USD[1] là: Dệt may 14 tỷ USD, tăng 25,1% so với năm 2010; dầu thô 7,2 tỷ USD, tăng 45,9%; điện thoại các loại và linh kiện 6,9 tỷ USD, tăng 197,3%; giày dép 6,5 tỷ USD, tăng 27,3%; thủy sản 6,1 tỷ USD, tăng 21,7%; điện tử máy tính 4,2 tỷ USD, tăng 16,9%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng 4,1 tỷ USD, tăng 34,5%; gỗ và sản phẩm gỗ 3,9 tỷ USD, tăng 13,7%; gạo 3,6 tỷ USD, tăng 12,2%; cao su 3,2 tỷ USD, tăng 35%; cà phê 2,7 tỷ USD, tăng 48,1%; đá quý, kim loại quý và sản phẩm gần 2,7 tỷ USD, giảm 5,2%; phƣơng tiện vận tải và phụ tùng 2,4 tỷ USD, tăng 51,3%; xăng dầu 2,1 tỷ USD, tăng 53,6%.

b. Nhập khẩu hàng hóa

Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2011 đạt 105,8 tỷ USD, tăng 24,7% so với năm trƣớc, bao gồm: Khu vực kinh tế trong nƣớc đạt 58 tỷ USD, tăng 21,2%; khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đạt 47,8 tỷ USD, tăng 29,2%. Kim ngạch nhập khẩu của nhiều mặt hàng năm nay tăng so với năm trƣớc, chủ yếu vẫn là nhóm hàng máy móc thiết bị và nguyên liệu phục vụ sản xuất trong nƣớc, trong đó máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 15,2 tỷ USD, tăng 12%; xăng, dầu đạt 9,9 tỷ USD, tăng 62,2%; vải đạt 6,8 tỷ USD, tăng 26,1%; chất dẻo đạt

12%; hóa chất đạt 2,7 tỷ USD, tăng 25,7%; sản phẩm hóa chất đạt 2,4 tỷ USD, tăng 16,3%; thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu đạt 2,3 tỷ USD, tăng 7,2%. Tốc độ tăng cao của kim ngạch hàng hóa xuất, nhập khẩu năm nay có phần đóng góp khá lớn của khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi với mức tăng xuất khẩu là 39,3% và mức tăng nhập khẩu là 29,2%. Kim ngạch xuất khẩu của khu vực này (kể cả dầu thô) chiếm 56,6% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nƣớc; kim ngạch nhập khẩu chiếm 45,2% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nƣớc.

Nhập siêu hàng hóa năm 2011 ƣớc tính 9,5 tỷ USD, bằng 9,9% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Mức nhập siêu của năm 2011 là mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua và là năm có tỷ lệ nhập siêu so với kim ngạch xuất khẩu thấp nhất kể từ năm 2002.

c. Xuất, nhập khẩu dịch vụ

Kim ngạch dịch vụ xuất khẩu năm 2011 ƣớc tính đạt 8879 triệu USD, tăng 19% so với năm 2010, trong đó dịch vụ du lịch đạt 5620 triệu USD, tăng 26,3%; dịch vụ vận tải 2505 triệu USD, tăng 8,7%. Kim ngạch dịch vụ nhập khẩu năm 2011 ƣớc tính đạt 11859 triệu USD, tăng 19,5% so với năm 2010, trong đó dịch vụ vận tải đạt 8226 triệu USD, tăng 24,7%; dịch vụ du lịch 1710 triệu USD, tăng 16,3%. Nhập siêu dịch vụ năm 2011 là 2980 triệu USD, tăng 21,1% so với năm 2010 và bằng 33,6% kim ngạch dịch vụ xuất khẩu năm 201

3.1.3 tình hình xuất nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2012 a. Xuất khẩu hàng hóa

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu sáu tháng đầu năm 2012 ƣớc tính đạt 53,1 tỷ USD, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm trƣớc, bao gồm: Khu vực kinh tế trong nƣớc đạt 20,5 tỷ USD, tăng 4%; khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi (kể cả dầu thô) đạt 32,6 tỷ USD, tăng 37,3%.

Trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, một số mặt hàng có kim ngạch tăng cao so với cùng kỳ năm trƣớc là: Điện thoại các loại và linh kiện đạt 4,7 tỷ USD, tăng 129,8%; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 3,4 tỷ USD, tăng 84,9%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 2,7 tỷ USD, tăng 43,5%; phƣơng tiện vận tải và phụ tùng đạt 2,2 tỷ USD, tăng 55,9%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 2,2 tỷ USD, tăng 24,4%. Một số mặt hàng chủ lực có kim ngạch tăng khá là: Hàng dệt may đạt 6,8 tỷ USD, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2011; dầu thô đạt 3,8 tỷ USD, tăng 12,5%; giày dép đạt 3,5 tỷ USD, tăng 17,4%; thủy sản đạt 2,9 tỷ USD, tăng 10%; cà phê đạt 2,2 tỷ USD, tăng 17,2%. Riêng xuất khẩu gạo giảm cả về lƣợng và giá trị so với cùng kỳ năm 2011 với 3,7 triệu tấn, giảm 9,4% và kim ngạch đạt 1,7 tỷ USD, giảm 15,3%.

Về thị trƣờng hàng hóa xuất khẩu của nƣớc ta trong sáu tháng đầu năm, Hoa Kỳ là thị trƣờng lớn nhất với kim ngạch xuất khẩu đạt 9,3 tỷ USD, tăng 19,8% so với cùng kỳ năm 2011; tiếp đến là EU đạt 9,1 tỷ USD, tăng 22,4%; ASEAN đạt 7,7 tỷ USD, tăng 22,8%; Nhật Bản đạt 6,4 tỷ USD, tăng 42,3%; Trung Quốc đạt 6,3 tỷ USD, tăng 31,9%; Hàn Quốc đạt 2,5 tỷ USD, tăng 9,7%.

b. Nhập khẩu hàng hóa

Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu sáu tháng đầu năm ƣớc tính đạt 53,8 tỷ USD, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2011, bao gồm: Khu vực kinh tế trong nƣớc đạt 25,8 tỷ USD, giảm mạnh ở mức 8,2%; khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đạt 28 tỷ USD, tăng 26,1%.

Trong sáu tháng đầu năm 2012, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu một số mặt hàng tăng so với cùng kỳ năm trƣớc, trong đó: Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 7,7 tỷ USD, tăng 6%; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 5,7 tỷ USD, tăng 97,7%; nguyên phụ liệu dệt, may, giày dép đạt 1,5 tỷ USD, tăng 3%; hóa chất đạt 1,4 tỷ USD, tăng 7,6%; sản phẩm chất dẻo đạt 991 triệu USD, tăng 28,1%. Tuy nhiên, kim ngạch nhiều mặt hàng nguyên, nhiên vật liệu tăng thấp hoặc giảm so với cùng kỳ năm trƣớc, trong đó hố chất đạt 1,4 tỷ USD, tăng 7,6%; nguyên phụ liệu dệt, may, giày dép đạt 1,5 tỷ USD, tăng 3%; vải 3,4 tỷ USD, bằng mức cùng kỳ năm trƣớc; chất dẻo đạt 2,3 tỷ USD, giảm 1,7%; thép đạt 3,1 tỷ USD, giảm 1,6%. Riêng ôtô là loại hàng tiêu dùng khơng khuyến khích nhập khẩu nhiều nên đạt 1 tỷ USD, giảm 34,1% (trong đó ơtơ ngun chiếc đạt 285 triệu USD, giảm 54,7%).

Về thị trƣờng hàng hóa nhập khẩu trong sáu tháng đầu năm, Trung Quốc là thị trƣờng lớn nhất với kim ngạch nhập khẩu đạt 13,2 tỷ USD, tăng 16,9% so với cùng kỳ năm 2011; tiếp đến là ASEAN đạt 10,4 tỷ USD, xấp xỉ cùng kỳ năm trƣớc; Hàn Quốc đạt 7,2 tỷ USD, tăng 18,1%; Nhật Bản đạt 5,3 tỷ USD, tăng 12,7%; EU đạt 3,8 tỷ USD, tăng 6%; Hoa Kỳ đạt 2,4 tỷ USD, tăng 10,9%.

Nhập siêu tháng Sáu ƣớc tính đạt 150 triệu USD, bằng 1,5% kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Nhập siêu sáu tháng đầu năm 2012 ƣớc tính 685 triệu USD, bằng 1,3% kim ngạch hàng hóa xuất khẩu.

3.2 Giải pháp hoàn thiện và phát triển hải quan điện tử tại Việt Nam trong điều kiện hiên nay

3.2.1 Giải pháp hoàn thiện ứng dụng hải quan điện tử:

- Một là, hoàn thiện cơ sở pháp lý: Tổng cục Hải quan phải tiến hành rà sốt các quy trình nghiệp vụ và đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hƣớng dẫn phù hợp để triển khai mở rộng HQĐT theo mơ hình 3 khối và thực hiện chƣơng trình doanh nghiệp ƣu tiên đặc biệt. Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan nên xây dựng quy chế phối hợp giữa các đơn vị liên quan trong thực hiện thủ tục HQĐT và trình Bộ Tài chính cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp tham gia thủ tục HQĐT.

-Hai là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro nhƣ tổ chức tập huấn về quản lý rủi ro cho cán bộ làm công tác quản lý rủi ro tại các Cục Hải quan dự

kiến triển khai; xây dựng hồ sơ doanh nghiệp tham gia thủ tục HQĐT; xây dựng hồ sơ rủi ro cấp Tổng cục; xây dựng hồ sơ rủi ro cấp cục.Mở rộng phạm vi áp dụng quản lí rủi ro trong kiểm tra sau thơng quan với phƣơng tiện vận tải ,hàh khách xuất nhập cảnh,nâng cao chất lƣợng thu thập xử lí thơng tin nghiệp vụ hải quan .Một số nội dung chính cần tiến hành :

+ Xây dựng cơ sở pháp lí :ban hành và thực hiện các văn bản quy định ở cấp bộ về áp dụng quản lí rủi ro trong lĩnh vực nghiệp vụ hải quan ,thu thập xử lí thơng tin nghiệp vụ hải quan ,ban hành thơng tƣ liên tịch với các bộ ,ngàh liên quan về trao đổi cung cấp thông tin nghiệp vụ hải quan .

+ Xây dựng và nâng cấp hệ thống quản lí rủi ro: nâng cấp hồn thiện hệ thơng quản lí rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thƣơng mại (bao gồm các loại hình xuất nhập khẩu theo hợp đồng thƣơng mại, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, nhập nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu, hợp đồng gia cơng với nƣớc ngồi.....)

+Xây dựng nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ: nâng cấp hệ thống thơng tin hỗ trợ quản lí rủi ro đáp ứng yêu cầu cho các lĩnh vực nghiệp vụ sau: đánh giá, phân loại rủi ro trong thơng quan hàng hóa xuất nhập khẩu thƣơng mại, phƣơng tiện vận tải, hành khách xuất nhập cảnh: thơng tin lƣợc khai hàng hóa quan dữ liệu điện tử; phục vụ kiểm tra sau thông quan; cung cấp kết quả phân tích, đánh giá rủi ro phục vụ hoạt đơng kiểm soát hải quan. Cơ sở dữ liệu và công cụ đáp ứng một bƣớc các yêu cầu phân tích của các cấp ,đơn vị hải quan

+Xây dựng đội ngũ quản lí rủi ro: kiện tồn về tổ chức nhân sự và trang thiết bị của hải quan các cấp, đơn vị thực hiện cơng tác thu thập xử lí thơng tin nghiệp vụ hải quan và quản lí rủi ro

-Ba là, hoàn thiện bộ máy tổ chức và đào tạo nhân lực: để triển khai thực hiện mở rộng thủ tục hải quan điện tử. Tổng cục Hải quan sẽ kiện toàn tổ chức bộ máy cấp Cục và chi cục; xây dựng phƣơng án bố trí, sử dụng nguồn nhân lực của Tổng cục, Cục Hải quan để triển khai thủ tục HQĐT.Xây dựng lực lƣợng hải quan chính quy có tính kỉ luật cao,thành thạo về chuyên môn theo chức trách đƣợc phân cơng,hoạt động minh bạch,liêm chính, có trình độ hiểu biết đáp ứng

đƣợc các yêu cầu nhiệm vụ công tác, làm chủ đƣợc các trang thiết bị kĩ thuật hiên đạị. Đào tạo nhân lực phục vụ cho triển khai hải quan điện tử

+ Phân loại đối tƣợng đào tạo :Vì trong cơng tác mỗi ngƣời có giữ một trách nhiệm khác nhau nên những yêu cầu về kiến thức và kĩ năng cũng rất khác nhau, chẳng hạn nhƣ đối với cán bộ kĩ thuật thì có thể chỉ cần biết đến những vấn đề cài đặt, bảo trì hệ thống nhƣng đối với cán bộ lãnh đạo thì lại cần hiểu biết một cách tổng quan, có thể họ khơng biết về cài đặt nhƣng lại phải biết cách tổ chức triển khai hệ thống, cán bộ nghiệp vụ thì lại cần sử dụng hệ thơng một cách thành thạo.Vì vậy, phân loại đúng đối tƣợng đào tạo rất quan trọng , đây chính là cơ sở để đƣa ra đƣợc các yêu cầu, nội dung đào tạo.

+ Về hình thức đào tạo: Việc đa dạng hóa hình thức đào tạo nhằm mục đích: trong một thời gian ngắn nhất có thể tạo ra đƣợc một nguồn lực đủ mạnh, tiết kiệm đƣợc chi phí và thời gian đào tạo, giúp cho hải quan địa phƣơng chủ động trong việc đào tạo .khuyến khích mỗi cán bộ tự trang bị cho mình kiến thức và nâng cao chất lƣợng hiệu quả của cơng tác ,cụ thể có các hình thức đào tạo sau

*) Tổ chức đào tạo tại chỗ tập trung: do cơ quan hải quan kết hợp với giảng viên của các trƣờng đại học các chuyên gia trong và ngoài nƣớc tổ chức thực hiện tại tập trung trong toàn ngành .

*) Tổ chức đào tạo tại các đơn vị cơ sở: do cơ quan hải quan kết hợp với giảng viên của các trƣờng đại học các chuyên gia trong và ngoài nƣớc tổ chức thực hiện tại các cục hải quan địa phƣơng.

*) Tổ chức đào tạo cán bộ từ xa :do cơ quan hải quan kết hợp với các đối tác có kinh nghiệm để xây dựng những tài liệu điện tử cho phép các cán bộ hải

Một phần của tài liệu Phát triển hải quan điện tử ở việt nam trong điều kiện hiện nay (Trang 27 - 40)