- Giá cả thế giới: những biến đổi bất thường của giá cả phân bón trên thị trường thế
5.3.2 Những nhân tố khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi cơ bản nêu trên, trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm các năm 2005 và 2006 Công ty cũng gặp phải rất nhiều khó khăn:
- Những khó khăn về thị trường tiêu thụ và một số chính sách điều hành ở tầm vĩ mơ:
+ Đối với phân bón: trong kinh doanh phân bón, mặt hàng có khả năng đem lại lợi nhuận cao là Urê. Nhưng kể từ năm 2005 trở lại đây, tập quán sử dụng phân bón của bà con nông dân, nhất là nông dân vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, đã thay đổi, lượng Urê sử dụng càng ít đi (qua theo dõi Công ty nhận thấy nhu cầu Urê năm 2006 giảm khoảng trên 30%), mà thay vào đó nơng dân sử dụng phân hỗn hợp và phân vi sinh. Thêm vào đó, Đạm Phú Mỹ với lợi thế được Nhà Nước bù lỗ khi đồng hành đầu vào gần như chiếm lĩnh thị trường làm cho Công ty gặp rất nhiều khó khăn trong kinh doanh mặt hàng này.
+ Một khó khăn nữa trong kinh doanh phân bón năm 2006 trở lại đây là giá cả trên thị trường thế giới biến động liên tục, khoảng cách giữa giá thế giới và giá tiêu thụ nội địa không theo quy luật thuận chiều. Thêm vào đó, trong 2 tháng cuối năm 2006
cơng thức tính giá của Đạm Phú Mỹ đã được công bố rộng rãi cho các nhà nhập khẩu trước đó hầu như khơng được áp dụng dẫn đến tình trạng đa số các cơng ty nhập khẩu phân bón khơng dám nhập Urê vì khơng có hiệu quả, rủi ro cao.
+ Đối với xuất khẩu gạo: đây là mặt hàng có rủi ro cao do gạo được xuất khẩu theo quy định riêng của Nhà nước. Nguyên tắc hàng đầu trong điều hành là an ninh lương thực và hầu như năm nào cũng có sự thay đổi trong chính sách, như: hạn chế, tạm ngưng, cấm xuất khẩu. Sự thay đổi chính sách trong điều hành xuất khẩu lương thực luôn ảnh hưởng đến giá lương thực trong nước, tồn đọng hàng hóa, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động, kết quả kinh doanh của Cơng ty.
Bên cạnh đó, cạnh tranh từ Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan... là các nước xuất khẩu gạo lớn trong khu vực. Các chính sách điều hành, kết quả xuất khẩu của các nước cũng có ảnh hưởng lớn xuất khẩu gạo của Việt Nam nói chung và đến kết quả kinh doanh của Cơng ty nói riêng.
Ngồi ra, gạo Việt Nam chưa có thương hiệu, hàng giá trị gia tăng cịn ít nên tuy số lượng xuất khẩu nhiều nhưng giá trị không cao.
- Nhu cầu sử dụng phân bón của bà con nơng dân giảm, sản xuất phân bón trong nước ngày càng phát triển, số công tytham gia nhập khẩu và kinh doanh phân bón ngày càng nhiều làm cho tính chất cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt.