5.1 Bộ máy Marketing
Sơ đồ bộ máy chuyên trách hoạt động Marketing
Phòng kinh doanh Bưu chính phát hành báo chí có nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng các kế hoạch kinh doanh tiếp thị, dự báo nhu cầu dịch vụ BCVT trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp kinh doanh tiếp thị phù hợp cho từng đơn vị cụ thể trong từng giai đoạn
5.1.1 Tình hình đối thủ cạnh tranh trên địa bàn 1. Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Hiện nay, Bưu Điện tỉnh Lai Châu có 3 dịch vụ đang bị cạnh tranh mạnh đó là dịch vụ EMS , phát hành báo chí và tài chính bưu chính.
Ngoài BĐT Lai Châu cung cấp dịch vụ EMS, hiện còn có Viettel, Khánh Thủy, các doanh nghiệp tư nhân khác đang cạnh tranh về lĩnh vực này.
Về lĩnh vực phát hành báo chí, VIETEL hiện là một đối thủ cạnh tranh lớn. Các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ EMS của VIETTEL thường đặt báo luôn cho họ. Mọi lợi
Phòng kinh doanh Bưu chính Phát hành báo chí Bưu cục TP Vĩnh Yên Bưu điện huyện Bưu điện huyện Mê Bưu điện huyện Bưu điện huyện Bưu điện huyện Bưu điện thị xã Khách hàng
thế của VIETTEL về báo chí là hành trình báo về và phát báo cho khách hàng của họ sớm và có tỷ lệ hoa hồng cao hơn Bưu điện.
Bên cạnh đó, khi tiến hành chia tách Bưu chính và Viễn thông thì có thể thấy một thực tế là các dịch vụ mà Bưu điện tỉnh đang cung cấp như thư thường đang bị cạnh tranh rất gay gắt từ các dịch vụ của Viễn thông như: thư điện tử, điện thoại….
5.1.2. Các đối thủ tiềm tàng
Yêu cầu của khách hàng ngày càng cao, tốc độ thay đổi công nghệ nhanh chóng và có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực Bưu chính, vì vậy mà khách hàng có nhiều sự lựa chọn. Bưu điện Lai Châu cần có những đổi mới sao cho phù hợp với tình hình cạnh tranh để có thể giữ chân khách hàng cũ và tìm kiếm được khách hàng mới.
5.1.3. Áp lực từ phía khách hàng
Khách hàng lớn thường là các doanh nghiệp, các đơn vị hành chính sự nghiệp,khách hàng này luôn gây áp lực về chất lượng và giá cả sản phẩm dịch như là các yêu cầu về chất lượng sản phẩm, thời gian ,sự tiện dùng, giá cả hợp lí.
Khách hàng là hộ gia đình, cá nhân không những yêu cầu về chất lượng, thời gian, giá cả mà còn yêu cầu về thủ tục đơn giản.
Áp lực từ khách hàng cũng gây những ảnh hưởng khá lớn đến hoạt động của Bưu điện Bưu điện Lai Châu. Đòi hỏi Bưu điện cần có những chính sách hợp lý để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.
5.1.4. Áp lực từ nhà cung cấp
Nhà cung cấp là những người cung cấp các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, Các nhà cung cấp dịch vụ như là: Công ty điện lực, Xí nghiệp in Bưu điện, Công ty vận chuyển đường bộ, sắt, thuỷ, hàng không... cũng có những áp lực với doanh nghiệp.
5.1.5. Các sản phẩm thay thế
Các sản phẩn thay thế thường là kết quả của công nghệ mới, là sự lai ghép công nghệ để tạo ra các sản phẩm dịch vụ( như : Báo điện tử,email..),
a. Công tác chăm sóc Khách hàng
Hàng năm, Bưu điện tỉnh Lai Châu đều có kế hoạch cho công tác chăm sóc khách hàng, nhằm giữ chân khách hàng lớn và phát triển dịch vụ tới khách hàng mới.
Hiện nay Bưu điện Lai Châu đã có chính sách quan tâm đến khách hàng. Đặc biệt là các khách hàng lớn thường xuyên được tặng quà, chiết khấu hóa đơn, trong ngày kỷ niệm lớn của khách hàng. Đã có những phương tiện quảng cáo thực hiện trên một số biển quảng cáo tại những nơi đông người qua lại và đã thu hút được sự chú ý của khách hàng.
+ Thiếu nhân lực chuyên môn phục vụ cho công tác Marketing. Đội ngũ nhân viên chuyên trách được đào tạo bài bản về Marketing còn ít.
+ Bên cạnh đó Bưu điện lai Châu mới tập trung trong công tác bán hàng trực tiếp tại giao dịch, mà thường các nhân viên Bưu điện trong hoạt động hàng ngày chỉ chú ý tới các thao tác nghiệp vụ mà ít chú ý tới khách hàng.
PHẦN II
PHẦN THỰC TẬP CHUYÊN SÂU
CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH LAI CHÂU 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG:
2.1.1. Nội dung của công tác Quản trị tài chính trong Doanh nghiệp:
Quản trị tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn và đưa ra các quyết định tài chính, tổ chức thực hiện các quyết định đó nhằm đạt được mục tiêu hoạt động tài chính của doanh nghiệp, đó là tối đa hoá lợi nhuận, không ngừng làm tăng giá trị doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Quản trị tài chính doanh nghiệp là một bộ phận của quản trị doanh nghiệp thực hiện những nội dung cơ bản của quản trị tài chính đối với các quan hệ tài chính nảy sinh trong hoạt động sản xuất - kinh doanh nhằm thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp. Quản trị tài chính doanh nghiệp được hình thành để nghiên cứu, phân tích và xử lý các mối quan hệ tài chính trong doanh nghiệp, hình thành những công cụ quản lý tài chính và đưa ra những quyết định tài chính đúng đắn và có hiệu quả.
Quản trị tài chính doanh nghiệp thường bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
-Tham gia đánh giá, lựa chọn, các dự án đầu tư và kế hoạch kinh doanh.
- Xác định nhu cầu vốn, tổ chức huy động các nguồn vốn để đáp ứng cho hoạt động của doanh nghiệp.
- Tổ chức sử dụng tốt các số vốn hiện có, quản lý chặt chẽ các khoản thu, chi, đảm
bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
- Thực hiện tốt việc phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp.
- Đảm bảo kiểm tra, kiểm soát thường xuyên đối với tình hình hoạt động của doanh nghiệp và thực hiện tốt việc phân tích tài chính.
- Thực hiện tốt việc kế hoạch hoá tài chính.
2.1.2. Vai trò của công tác Quản trị tài chính trong Doanh nghiệp:
Quản trị tài chính doanh nghiệp có vai trò to lớn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Trong hoạt động kinh doanh hiện nay, tài chính doanh nghiệp giữ những vai trò chủ yếu sau:
- Huy động đảm bảo đầy đủ và kịp thời vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả.
2.2. CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH LAI CHÂU:
Quản trị tài chính đóng vai trò quan trọng và có phạm vi rất rộng lớn hiện hữu trong mọi hoạt động của Bưu Điện tỉnh Lai Châu. Hầu hết các quyết định quan trọng của lãnh đạo trên những thông tin từ sự phân tích tình hình tài chính, từ lựa chọn hình thức tổ chức, xây dựng chiến lược kinh doanh đến việc thực hiện điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thực hiện theo mô hình chia tách từ ngày 01/01/2008 Bưu điện tỉnh Lai Châu chính thức hoạt động theo mô hình mới, là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam, hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực Bưu chính - Viễn thông và các lĩnh vực khác phù hợp với Luật doanh nghiệp Nhà nước, Luật doanh nghiệp, các quy định của pháp luật, điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty phê chuẩn tại quyết định số 04/QĐ-TCLD ngày 07/12/2007 có tư cách pháp nhân, là đơn vị hạch toán phụ thuộc Tổng công ty Bưu chính Việt Nam (sau đây gọi tắt là Tổng công ty) được quyền quản lý vốn và tài sản do Tổng công ty giao tương ứng với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, có trách nhiệm sử dụng vốn có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn.
Bưu điện tỉnh chịu sự kiểm tra giám sát của Tổng công ty và các cơ quan quản lý Nhà nước về các hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý tài chính, quản lý vốn, tài sản theo quy chế tài chính và các quy định, hướng dẫn của Tổng công ty và các cơ quan quản lý Nhà nước.
Bưu Điện tỉnh Lai Châu có các đơn vị trực thuộc, được thành lập theo quyết định của Tổng Công ty bao gồm các đơn vị sản xuất kinh doanh hạch toán phụ thuộc hoạt động theo phân cấp của Bưu điện tỉnh, được giao quyền quản lý tài sản, kinh phí cấp phát phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm trước Giám đốc BĐT, Tổng công ty và các cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý tài chính, quản lý vốn và tài sản của Nhà nước theo quy chế tài chính và các quy định hướng dẫn của BĐT, TCT và các cơ quan quản lý Nhà nước.
2.2.1. Quản trị vốn cố định của Bưu điện tỉnh Lai Châu:
Một bộ phận quan trọng của vốn kinh doanh là vốn cố định. Vốn cố định là biển hiện bằng tiền của tài sản cố định-tư liệu sản xuất đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp. Tài sản cố định trong các doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ yếu có giá trị lớn tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, giá trị của nó thì được chuyển dịch dần từng phần vào giá trị sản phẩm trong các chu kỳ sản xuất.
Từ 01/01/2009, tài sản cố định của Bưu điện tỉnh Lai Châu bao gồm nguyên trạng (về hiện vật và giá trị) các tài sản mà khối kinh doanh bưu chính đang sử dụng đến trước thời điểm 31/12/2007 (tại các bưu điện huyện, thị và tại văn phòng Bưu điện tỉnh và các tài sản cố định dùng chung với khối viễn thông có phân chia về mặt giá trị theo tỷ lệ hợp
lý và được hai bên thống nhất. Tổng giá trị tài sản cố định Bưu điện tỉnh Lai Châu đến thời điểm 31/12/2009, giá trị nguyên giá tài sản cố định là 59,035 tỷ đồng.
Căn cứ vào công dụng kinh tế của TSCĐ, t à i s ả n c ố định tại Bưu điện tỉnh Lai Châu có cá c loại sau:
- Nhà cửa, vật kiến trúc; - Máy móc, thiết bị; - Phương tiện vận tải; - Thiết bị, dụng cụ quản lý;
Giá trị tài sản cố định được theo dõi và ghi chép theo phương pháp đích danh. Giá trị bao gồm chi phí mua sắm/hoặc xây dựng, chi phí lắp đặt, các chi phí khác liên quan (vận chuyển, chạy thử, chuyển giao công nghệ ...) và có theo dõi, ghi chép kịp thời để tăng thêm giá trị những lần nâng cấp, sửa chữa lớn.
Trong việc tính toán khấu hao tài sản, Bưu điện tỉnh Lai Châu đang dùng phương pháp khấu hao đường thẳng. Việc tính toán được thực hiện tập trung tại Phòng TCKTTK - Bưu điện tỉnh. Chu kỳ 1 lần trích lập là 1 quý (3 tháng) phù hợp với niên độ báo cáo tài chính quý (năm).
Việc phân phối và sử dụng tiền trích khấu hao TSCĐ trong kỳ theo Qui chế tài chính và các qui định hiện hành của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Do Tổng công ty Bưu chính Việt Nam và Bưu điện tỉnh đều là các doanh nghiệp mới thành lập nên các chế độ, chính sách về tài chính vẫn chưa được ban hành một cách đồng bộ, kịp thời. Hiện tại, toàn bộ nguồn khấu hao tài sản được để lại và quản lý tại Bưu điện tỉnh Lai Châu và chưa được hướng dẫn sử dụng cụ thể. Đây cũng là một khó khăn cho Bưu điện tỉnh Lai Châu trong việc tạo lập nguồn vốn để triển khai những dự án tái đầu tư, thay thế, đổi mới tài sản cố định của Bưu điện tỉnh.
Tình hình tăng giảm TSCĐ (đến 31/12/2010)
Theo số liệu báo cáo tài chính (kết thúc 31/12/ 2010)
Nhóm TSCĐ Mã số Nhà cửa vật kiến trúc Máy móc thiết bị Phương tiện vận tải Chỉ tiêu I. Nguyên Giá TSCĐ 200 1. Số dư đầu kỳ 210 28.039.591.306 5.068.066.341 5.873.939.483 2. Số tăng trong kỳ 220 1.020.595.920 850.438.212 689.027.000 Trong đó:-Mua sắm TSCĐ 221 850.438.212 689.027.000 - Xây dựng mới 222 1.020.595.920 3. Số giảm trong kỳ 230 Trong đó: - Thanh lý 231 - Nhượng bán 232 4. Số dư cuối kỳ 240 29.060.187.226 5.918.504.553 6.562.966.483 Trong đó: - Chưa sử dụng 241 - Đã K.hao hết vẫn còn Sử dụng 242 - Chờ thanh lý 243
II. Giá trị đã hao mòn 250
1. Đầu kỳ 251 11.784.120.502 1.951.340.439 3.931.761.328
2. Tăng trong kỳ 252 2.231.392.224 663.216.640 420.329.018
Khấu hao trong kỳ 2.231.392.224 663.216.640 420.329.018
3. Giảm trong kỳ 253
4. Số dư cuối kỳ 254 14.015.512.726 2.614.557.079 4.352.090.346
III. Giá trị còn lại 260
1. Đầu kỳ 261 16.255.470.804 3.116.725.902 1.942.178.155
2. Cuối kỳ 262 15.044.674.500 3.303.947.474 2.210.876.137
Lý do tăng giảm: Tăng do xây dựng, mua sắm Tài sản mới trong kỳ theo phiếu duyệt.
Hàng năm, Bưu điện tỉnh Lai Châu đều thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh để hạn chế tổn thất vốn cố định do các nguyên nhân khách quan như: Mua bảo hiểm tài sản của Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện, thực hiện trích lập quỹ dự phòng tài chính ... Duy trì và thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng, sửa chữa dự phòng TSCĐ, nhằm kéo dài thời gian sử dụng hữu ích của Tài sản cố định.
Là một doanh nghiệp Nhà nước, được cấp trên trực tiếp là Tổng công ty Bưu chính Việt Nam giao vốn nên trách nhiệm của Ban lãnh đạo Bưu điện tỉnh là phải bảo toàn và phát triển vốn cố định đã được giao. Điều này thể hiện qua các văn bản pháp lý ràng buộc trách nhiệm quản lý vốn giữa các cơ quan cấp trên đại diện cho quyền sở hữu và trách nhiệm của Bưu điện tỉnh Lai Châu trong việc sử dụng vốn tiết kiệm và có hiệu quả.
2.2.2. Quản trị vốn Lưu động của bưu điện tỉnh Lai Châu
Bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng cần có đối tượng lao động. Lượng tiền ứng trước để thoả mãn nhu cầu về các đối tượng lao động gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp. Biểu hiện dưới hình thái vật chất của vốn lưu động là tài sản lưu động. Tài sản lưu động là những tài sản ngắn hạn và thường xuyên luân chuyển trong quá trình kinh doanh. Trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, tài sản lưu động được được thể hiện ở bộ phận tiền mặt, các chứng khoán có khả năng thanh khoản cao, các khoản phải thu và dự trữ tồn kho. Quản lý, sử dụng hợp lý tài sản lưu động có ảnh hưởng rất lớn đối với việc hoàn thành các mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Tại Bưu điện tỉnh Lai Châu, tài sản lưu động được thể hiện ở hình thái biểu hiện bao gồm:
- Vốn hàng hoá (dự trữ tồn kho): Là giá trị các loại vật tư, nguyên nhiên vật liệu, ấn phẩm, công cụ lao động ...
- Vốn bằng tiền: Gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản phải thu.
Từ 01/01/2008, thực hiện phương án chia tách về mặt kế toán, tài chính đã được phê duyệt, về tài sản lưu động của Bưu điện tỉnh Lai Châu bao gồm toàn bộ những vật tư, nguyên nhiên vật liệu, ấn phẩm, công cụ lao động ... tồn kho tại các Bưu điện huyện thị và tại kho của Bưu điện tỉnh (cũ) đến thời điểm 31/12/2007 phục vụ cho công tác Bưu chính (VD: Xe đẩy bưu chính, cân điện tử, các loại ấn phẩm bưu chính ...). Về vốn bằng tiền bao gồm toàn bộ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng có tại thời điểm 31/12/2007 tại các Bưu điện huyện, thị xã, các khoản phải thu về bưu chính thời điểm 31/12/2007 tại các Bưu điện huyện, thị xã và tại văn phòng Bưu điện tỉnh (cũ).
Thực tế, do mới chia tách nên khả năng về vốn lưu động của Bưu điện tỉnh Lai Châu là rất khó khăn, Bưu điện tỉnh Lai Châu cũng như phần lớn các Bưu điện tỉnh khác trong cả nước đều phải được VNPost cấp điều tiết kinh doanh bằng tiền mặt để đảm bảo chi trả các hoạt động trong đơn vị.
Hiện tại, Bưu điện tỉnh Lai Châu đã xây dựng và ban hành các loại định mức