Cơ cấu nguồn vốn

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 32 - 34)

b. Khó khăn

4.1 Cơ cấu nguồn vốn

Mỗi Ngân hàng khác nhau có cơ cấu nguồn vốn khác nhau. Nguồn vốn của Ngân hàng NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Sóc Trăng được hình thành chủ yếu từ vốn huy động hoặc vốn điều chuyển và vốn ủy thác, các khoản mục trong cơ cấu nguồn vốn sẽ có yêu cầu khác nhau về chi phí, tính thanh khoản, thời hạn hồn trả… Do đó, tùy vào tình hình cụ thể mà Ngân hàng có những chiến lược hoạt động vốn tốt nhất. Để hiểu rõ cơ cấu nguồn vốn của NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Sóc Trăng, ta xem xét bảng số liệu sau:

Bảng 3: CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG TRONG BA NĂM .

Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 1.213.587 1.486.938 1.852.139 273.351 22,5 365.201 24,6 Vốn điều chuyển 1.429.467 1.678.729 2.745.191 249.262 17,4 1.066.462 63,5 Vốn ủy thác 7.934 - - -7.934 -100,0 0 - Tổng 2.650.988 3.165.667 4.597.330 514.679 19,4 1.431.663 45,2 Nguồn: Phịng tín dụng

Hình 4: CƠ CẤU NGUỒN VỐN TRONG TỪNG NĂM 2005, 2006, 2007.

Vốn huy động, đây là kết quả có được từ cơng tác huy động vốn của Ngân hàng. Trong những năm qua, Ngân hàng luôn mở rộng mạng lưới hoạt động trong

53,03% Vốn điều chuyển 45,78% 53,92% 0,30% Vốn huy động Vốn ủy thác 2005 2006 2007 40,29% 46.97% 59,71%

địa bàn tỉnh nhằm tăng cường công tác huy động vốn, tạo nguồn vốn cho đầu tư tín dụng. Cơng tác huy động vốn ln được chú trọng với nhiều hình thức huy động, đa dạng hóa thời hạn cũng như khung lãi suất cho khách hàng chọn lựa. Cơng tác tiếp cận, chăm sóc khách hàng cũng được thực hiện tốt hơn, vì vậy mà nguồn vốn huy động liên tục tăng trong 3 năm qua. Tuy nhiên vẫn còn thấp so với nhu cầu sử dụng vốn của Ngân hàng trong đầu tư tín dụng, chứng minh cho điều này là Ngân hàng không thể tự cân đối vốn, nên hàng năm vẫn phải sử dụng một lượng lớn vốn điều chuyển từ Ngân hàng mẹ. Cụ thể qua từng năm:

+ Năm 2005 nguồn vốn huy động chiếm 45,78%, vốn điều chuyển chiếm 53,92% trong tổng nguồn vốn, vốn ủy thác chiếm 0,3%.

+ Năm 2006 nguồn vốn huy động chiếm 46,97%, vốn điều chuyển chiếm 53,03% trong tổng nguồn vốn, khơng có vốn ủy thác.

+ Sang năm 2007 nguồn vốn huy động chiếm 40,29%, vốn điều chuyển chiếm 59,71% trong tổng nguồn vốn và cũng khơng có vốn ủy thác.

Vốn điều chuyển qua các năm đều chiếm một tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn (trên 50%). Từ đó cho thấy hàng năm Ngân hàng vẫn còn phụ thuộc lớn vào nguồn vốn điều chuyển để đảm bảo cho hoạt động tín dụng của mình. Đây là điều khơng tốt vì sử dụng nguồn vốn điều chuyển tuy có thể chủ động hơn trong việc sử dụng vốn, nhưng chi phí sử dụng loại vốn này cao hơn rất nhiều so với vốn huy động. Vậy nên Ngân hàng cần phải có thêm nhiều giải pháp trong cơng tác huy động vốn để tăng nguồn vốn huy động hơn nữa, nhanh chóng giảm đi việc sử dụng vốn điều chuyển để giảm chi phí mới đảm bảo lợi nhuận cao.

Hình 5: SỰ TĂNG TRƢỞNG NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA BA NĂM (2005 – 2007) 0 1.000.000 2.000.000 3.000.000 4.000.000 2005 2006 2007 Năm Vốn ủy thác Vốn huy động Tổng Triệu đồng Vốn điều chuyển 5.000.000

Nguồn vốn của Ngân hàng qua ba năm tăng: năm 2006 tăng 514.679 triệu đồng (tương đương 19,4%) so với năm 2005, năm 2007 tăng 1.431.663 triệu đồng (tăng 45,2%) so với năm 2006, điều này cho thấy nhu cầu sử dụng vốn của Ngân hàng ngày càng cao.

Nguồn vốn của Ngân hàng tăng do vốn huy động và vốn điều chuyển tăng. Cụ thể:

+ Năm 2006 vốn huy động tăng 273.351 triệu đồng (tăng 22,5%) so với năm 2005, vốn điều chuyển tăng 249.262 triệu đồng (tăng 17,4%) so với năm 2005.

+ Năm 2007 vốn huy động tăng 365.201 triệu đồng (tăng 24,6%) so với năm 2006, vốn điều chuyển tăng 1.066.462 triệu đồng (tăng 63,5%).

Nguyên nhân của việc tăng vốn này một phần là do nhu cầu về vốn đầu tư của các thành phần kinh tế trên địa bàn ngày càng cao. Một phần là do năm 2007 là năm nước ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO nên các Ngân hàng trong nước đồng loạt tăng vốn tự có của mình lên: một mặt tăng sức cạnh tranh của mình trên thị trường trong và ngoài nước, mở rộng mạng lưới, một mặt tránh sự thâu tóm của các tập đồn tài chính nước ngồi.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)