Một số giải pháp hạn chế rủi ro

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại NHNo PTNT chi nhánh ninh kiều (Trang 59 - 61)

- Tỷ trọng cho vay trung và dài hạn:

5.4 Một số giải pháp hạn chế rủi ro

Để việc đầu tư tín dụng của Ngân hàng đạt hiệu quả cao thì biện pháp trước hết mà Ngân hàng cần quan tâm đó là việc ngăn ngừa và hạn chế rủi ro có thể xảy đến làm giảm đi lợi nhuận của Ngân hàng. Chính vì vậy Ngân hàng cần đề ra một số giải pháp cụ thể như:

Cần thực hiện đúng điều kiện, nguyên tắc đảm bảo tín dụng, khống chế mức đầu tư tín dụng đối với khách hàng theo qui định của Ngân hàng nhà nước.

Cần thường xuyên phân loại khách hàng, phân loại nợ. Đây chính là giải pháp tích cực nhằm hạn chế và phịng ngừa rủi ro. Bởi vì có đánh giá đúng khách hàng thì mới biết được khả năng trả nợ của họ. Vì vậy trước khi cho vay cán bộ tín dụng cần chú ý vài điểm về khách hàng như:

Về uy tín khách hàng: cán bộ tín dụng cần xem xét khách hàng có phải là khách hàng thân thuộc hay mới lần đầu quan hệ tín dụng, nếu là khách hàng thân thuộc thì họ có trả nợ đúng hạn hay khơng hoặc cán bộ tín dụng cần xem kỷ qua hồ sơ quá khứ của họ, cịn nếu là khách hàng mới quan hệ tín dụng lần đầu thì cán bộ tín dụng cần làm đúng thủ tục thẩm định rồi mới quyết định cho vay. Vì trong quan hệ tín dụng uy tín là sự trung thực khi thực hiện vay nợ và sẳn sàng trả các khoản vay.

Năng lực vay nợ của khách hàng: Ngân hàng cũng nên xem xét và chắc chắn rằng khách hàng đang giao dịch có đủ thẩm quyền để yêu cầu một khoản vay và tư cách pháp lý, cũng như tư cách thể nhân để ký hợp đồng tín dụng nhằm tránh những rắc rối và tổn thất đáng kể cho Ngân hàng.

Một vấn đề quan trọng nữa mà cán bộ tín dụng cần quan tâm khi cho vaylà vốn tự có của khách hàng khi tham gia vào dự án dầu tư phải phù hợp với qui định của Ngân hàng. Vì qua mức vốn tự có của khách hàng thì Ngân hàng có khả năng đánh giá năng lực tài chính cũng như qui mô hoạt động của khách hàng. Nếu vốn tự có của khách hàng càng lớn, điều đó làm cho khách hàng quan tâm nhiều hơn đến mục tiêu vay vốn làm cho dự án của họ sinh lời đúng theo kế hoạch. Tuy nhiên

những tài sản, giấy tờ có giá mà khách hàng đem cầm cố, thế chấp đảm bảo cho khoản vay của mình cần phải đảm bảo thuộc quyền sở hữu của khách hàng nhằm đảm bảo tính hiệu lực khi cần thiết.

Tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn của khách hàng trước khi cho vay, thẩm định tài sản là khâu quan trọng nhất trong hoạt động tín dụng của mỗi Ngân hàng, do đó cán bộ tín dụng cần phải có kiến thức và sự hiểu biết nhất định về mọi lĩnh vực, và đồng thời phải đặt chất lượng tín dụng lên hàng đầu. Có như vây thì việc thẩm định, báo cáo thẩm định mới thực tế và có kết quả cao.

CHƢƠNG 6

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại NHNo PTNT chi nhánh ninh kiều (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)