Kết luận và đề xuất đầu tƣ dự án:

Một phần của tài liệu Phân tích quy trình thẩm định tín dụng trung – dài hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh an giang (Trang 30 - 34)

- Hồ sơ pháp lý: đầy đủ

- Năng lực pháp lý của chủ đầu tư: đủ điều kiện - Tính khả thi, hiệu quả của dự án: khả thi, hiệu quả - Đề xuất cấp tín dụng: Cho vay

 Tổng trị giá cấp tín dụng: 10.000.000.000 VNĐ

 Thời hạn cấp tín dụng: 5 năm 6 tháng, thời gian ân hạn 8 tháng, thời gian trả nợ 5 năm

SVTH: Trần Hương Giang Trang 30

 Lãi suất: trong hạn: lãi suất điều chỉnh (hiện tại 0.9%/tháng, thay đổi theo thông báo của VCB An Giang), quá hạn: bằng 150% lãi suất trong hạn

Chƣơng 5: KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Trong nền kinh tế mở cửa như hiện nay, các ngân hàng thương mại phải đối điện với khơng ít thuận lợi cũng như khó khăn, nhũng khó khăn dẫn đến những rủi ro khơng thể tránh khỏi cho ngân hàng cũng như cho nền kinh tế. Tuy nhiên, để đối mặt với những rủi ro tiềm ẩn đó, VCB An Giang đã có những biện pháp để hạn chế rủi ro trong quá trình hoạt động của mình, mà cụ thể hơn đó là biện pháp để hạn chế rủi ro trong q trình cấp tín dụng

Quy trình thẩm định tín dụng trung dài hạn tại VCB gồm những quy trình:

- Quy trình xét duyệt cho vay:

 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ của khách hàng

 Thẩm định cho vay: thẩm định khách hàng, thẩm định về dự án, phương án vay vồn của khách hàng

 Quyết định cho vay - Quy trình phát tiền vay

- Quy trình kiểm tra sử dụng vốn vay - Quy trình thu hồi nợ vay

Các quy trình trên đều rất quan trọng trong q trình cấp tín dụng của ngân hàng, tuy nhiên quy trình quan trọng hơn hết là Quy trình xét duyệt cho vay, trong quy trình này cán bộ tín dụng cần phải kiểm tra, xem xét, thu thập thông tin một cách cẩn thận và đầy đủ tất cả thơng tin về khách hàng, qua đó đánh giá khách hàng có đáp ứng đủ yêu cầu xét duyệt cho vay hay không. Sai lầm trong quy trình này của cán bộ tín dụng sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Để có thể kết luận cấp tín dụng cho khách hàng hay không là dựa vào kết quả mà cán bộ tín dụng đã thẩm định: tư cách pháp nhân của khách hàng, tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng trong những năm gần nhất, cơ cấu tổ chức, quản lý của khách hàng, hiệu quả tài chính của dự án mà khách hàng xin vay vốn, uy tín và khả năng trả nợ của khách hàng….

5.2. Kiến nghị

Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, tơi nhận thấy quy trình thẩm định tín dụng trung – dài hạn của VCB An Giang được thiết lập một cách khá chặt chẽ và được cán bộ tín dụng tiến hành nhanh, tương đối chính xác. Tuy nhiên, trong qui trình thẩm định đó vẫn cịn một số khuyết điểm có thể ảnh hưởng nhiều đến chất lượng tín dụng, tơi xin kiến nghị một số giải pháp để khắc phục những khuyết điểm đó:

- Phải luôn luôn đảm bảo 2 nguyên tắc trong việc cấp tín dung: Sử dụng vốn vay đúng mục đích; hồn trả nợ gốc và lãi vay đúng thời hạn đã được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

- Việc sử dụng 2 tiêu chí hiện giá thuần và tỷ suất thu hồi nội bộ đề xác định dự án khả thi hay không là đúng nhưng chưa đủ, do 2 tiêu chí trên vẫn chưa thể hiện hết các nội dung như: thời gian thu hồi vốn của dự án, chỉ số sinh lời của dự án đầu tư. Trong qui trình xét duyệt cho vay cần phải xét thêm các tiêu chí: thời gian thu hồi vốn, thời gian thu hồi vốn có chiết khấu, chỉ số sinh lời ….. nhằm có kết quả chính xác hơn về tính khả thi của dự án

- Về việc phân tích chất lượng quản lý, có đề cập đến vấn đề thẩm định về cơ cấu tổ chức, phương thức quản trị, năng lực quản trị của ban lãnh đạo, tuy nhiên vẫn chưa đề cập đến vấn đề quan hệ giữa các thành viên trong doanh nghiệp. Đây là một vấn đề quan trọng trong quá trình hoạt động của bất kỳ một doanh nghiệp nào, nếu như nội bộ mất đồn kết thì doanh nghiệp khó mà phát triển được. Nên trong nội dung này, VCB An Giang nên thẩm định thêm về tình hình nội bộ của doanh nghiệp để đảm bảo hơn về chất lượng tín dụng.

SVTH: Trần Hương Giang Trang 32

- Nên tổ chức thêm những buổi tập huấn, những buổi đối thoại với lãnh đạo để cán bộ ngân hàng có thể trao đổi kinh nghiệp, nâng cao chất lượng hoạt động, kiến nghị những vấn đề mới…

- Cần xây dựng một đội ngũ cán bộ tín dụng có năng lực, nhạy bén, chủ động trong công việc… Cần nâng cao đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng, và hơn hết cán bộ tín dụng cần phải thực hiện theo đúng qui trình thẩm định tín dụng đã được qui định

Với những kiến nghị trên đây, hi vọng rằng sẽ giúp ích cho công tác thẩm định tín dụng của VCB An Giang. Và hi vọng rằng trong tương lai, VCB An Giang sẽ hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro trong quá trình hoạt động của mình, góp phần phát triển kinh tế của tỉnh nhà.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Minh Kiều. 2008. Tín dụng và Thẩm định tín dụng Ngân hàng. Nhà xuất bản tài chính: TP. Hồ Chí Minh.

2. Nguyễn Thị Cẩm Em. 2005.Thẩm định tín dung trung dài hạn tại chi

nhánh ngân hàng Công thương An Giang. Luận văn tốt nghiệp cử nhân tài

chính doanh nghiệp. Khoa Kinh tế, Trường Đại học An Giang.

3. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. 2004. Cẩm nang tín dụng.

Thành phố Hà Nội

4. Phạm Trung Tính. 2008. Báo cáo thẩm định và đề xuất đầu tư dự án 5. Quyết định của Tổng Giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam về việc ban hành quy trình nghiệp vụ tín dụng; số 130/QĐ-NHNT.QLTD

Một phần của tài liệu Phân tích quy trình thẩm định tín dụng trung – dài hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh an giang (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)