Xây dựng các doanh nghiệp cà phê đạt tiêu chuẩn ISO về

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu của cây cà phê Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 28 - 39)

IV. Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh sản xuất,xuất khẩu

5.Xây dựng các doanh nghiệp cà phê đạt tiêu chuẩn ISO về

lý chất lượng sản phẩm.

Hệ thống tiêu chuẩn ISO-9000 và ISO 14000 được tổ chức quốc tế BCQI vương quốc Anh đề ra và trực tiếp kiểm tra. Tiêu chuẩn ISO 9000 là một hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm, ISO 14000 là một hệ thống quản lý về môi trường sản xuất. Nó như một tấm vé vào cửa của các mặt hàng xuất khẩu nói chung và cà phê nói riêng. Việc tiến hành xây dựng các doanh nghiệp cà phê đạt tiêu chuẩn ISO về quản lí chất lượng sản phẩm là một nhiệm vụ cần phải tiến

hành trong thời gian tới. Nhưng vấn đề đặt ra là chúng ta thực hiện vấn đề này như thế nào, trong thời gian bao lâu, doanh nghiệp nào sẽ là đối tượng thực hiện, thực hiện như thế nào ? Bởi vì thực tế hiện nay, diện tích cà phê ở nước ta chủ yếu là của tư nhân ( 80%). Các doanh nghiệp thực hiện áp dụng tiêu chuẩn quốc tế ISO có thực sự mang lại hiệu quả cho sản xuất và xuất khẩu hay không là một câu hỏi lớn đặt ra cho các nhà quản lý nước ta. Từ trước tới nay, ở nước ta luôn có một điều trở thành “ tập tục” đó là mọi người thường để người khác làm “ vật thí nghiệm” sau đó thấy tốt, thuận lợi sẽ làm theo. Từ đó có thế thấy rằng tổng công ty cà phê Việt Nam nên đi trước một bước trong quá trình thực hiện áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế. Cụ thế là tổng công ty cà phê Việt Nam nên tiến hành thí nghiệm áp dụng tiêu chuẩn ISO tại các doanh nghiệp có truyền thống làm ăn có hiệu quả. Quan tâm hỗ trợ vốn, công nghệ, quản lý, chỉ đạo sát xao công tác thực hiện đối với các doanh nghiệp áp dụng thí điểm này.

Tổng công ty cà phê Việt Nam phải kết hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền địa phương nơi có diện tích gieo trồng nhằm quán triệt sâu rộng tới các hộ sản xuất cà phê. Đồng thời Nhà nước cũng nên có chính sách giúp bà con nông dân về mặt kinh tế nếu họđi vào áp dụng tiêu chuẩn sản xuất này. Tuy nhiên để làm được điều này thực sự không phải dễ dàng bởi cùng với nó là hàng loại các vấn đề khác nảy sinh. cần phải giải quyết, xong nếu làm được như vậy thì một điều chắc chắn là chất lượng cà phê của chúng ta đã được nâng cao hơn và cơ hội xâm nhập vao các thị trường khó tính sẽ cao hơn.

6. Tăng cường tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu. Coi trọng thị trường trong nước, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.

6.1. Tăng cường công tác tìm kiếm thị trường xuất khẩu.

Đa dạng hoá và đa phương hoá thị trường xuất khẩu cà phê the hướng tập trung cho phép tăng khối lượng cà phê xuất khẩu. Thực tế cho thấy, các nước càng có thị trường thu hẹp thì sự phụ thuộc lại càng tăng. Thị trường tiêu thụ cà

phê thế giới chính là nhân tố quyết định cho sự phát triển mặt hàng cà phê Việt Nam. Vì vậy mở rộng thị trường cà phê là chiến lược phát triển của ngành cà phê nói riêng và của nền kinh tế Việt Nam nói chung. Mặc dù thị trường của ngành cà phê Việt Nam tương đối ổn định nhưng hầu như chưa có khách hàng thường xuyên và có khách hàng dài hạn. Do vậy, cần tạo ra thị trường đảm bảo cà phê đạt hiệu quả cao và không bị thua lỗ trước những biến động của thị trường.

- Thị trường chủ yếu: Mĩ, Singapore, Pháp, Đức, Thụy Sĩ, Nhật, Hà Lan, Hồng Kông, Nga…

- Thị trường chiến lược: Singapore, Hồng Kông. - Thị trường tiềm năng: Tây Âu, Bắc Âu, Nhật, Mĩ.

7. Hoàn thiện hệ thống chính sách khuyến khích xuất khẩu cà phê trong những năm đầu hội nhập.

7.1. Tiếp tục hoàn thiện các chủ trương chính sách.

Trong 10 năm đổi mới vừa qua nhà nước đã luôn có chính sách đúng đắn và kịp thời hỗ trợ cho sự phát triển của ngành cà phê. Những thành tựu mà ngành cà phê thu được trong những năm qua có sự đóng góp rất lớn của các chủ trương chính sách của Nhà nước. Trong thời gian tới nhằm đưa ngành cà phê thoát khỏi khó khăn hiện tại, hướng tới những mục tiêu to lớn trong tương lai Nhà nước cần tiếp tục có những chính sách mới. Sau đây em xin nêu một chính sách và hướng hoàn thiện

+ Chính sách đất đai.

Hiện nay nha nước đã ban hành chính sách đất đai mới, theo đó người sản xuất đã thực sự làm chủ trên mảnh đất của mình, sử dụng lâu dài với các quyền như: Tự do kinh doanh loại cây trồng phù hợp, tự do chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp… chủ trương đúng đắn này đã thúc đẩy người sản xuất tăng cường đầu tư thâm canh thu được kết quả cao. Tuy nhiên việc giao đất giao rừng cho người dân chưa thực sự gắn liền với quy hoạch phát triển lâu dài của

ngành cà phê, do đó trong thời gian tới Nhà nước nên tiếp tục chủ trương gắn giao đất giao rừng cho người dân với quy hoạch phát triển của ngành cà phê, quản lý chặt chẽ diện tích đất rừng hiện có, nghiêm cấm chặt phá rừng trồng cà phê, quản lý đất đai phải gắn với việc hỗ trợ sản xuất, tuyên truyền giáo dục khuyến nông, chuyển giao kĩ thuật sản xuất để người sản xuất thâm canh có hiệu quả cao hơn trên diện tích được giao. Tăng cường quản lý đất đai ở những vùng sản xuất cà phê tránh để xảy ra hiện tượng khi giá cà phê tăng lên thì xảy ra hiện tượng sốt đất, mua bán đất sản xuất tự do như những năm giữa của thập kỉ 90.

+ Chính sách thuế.

Hiện nay ngành cà phê đang trong giai đoạn khó khăn trầm trọng. Các doanh nghiệp kinh doanh cà phê thiếu vốn, người sản xuất thì chịu lỗ trong sản xuất do đó để hỗ trợ một phần do các doanh nghiệp và người sản xuất nhà nước nên tiếp tục điều chỉnh chính sách thuế một cách linh hoạt cho phù hợp với tình hình hiện tại. Trong đó biện pháp quan trọng là tiếp tục chủ trương giảm thuế sử dụng đất cho người sản xuất và thuế nhập khẩu cho các doanh nghiệp kinh doanh cà phê. Điều chỉnh thời điểm thu thuế và giao nộp thuế phù hợp để cả người sản xuất và các doanh nghiệp kinh doanh chọn thời điểm bán sản phẩm có lợi

Để khuyến khích người dân tăng cường sản xuất cà phê chè, riêng đối với loại cà phê này ở miền Bắc, Nhà nước nên miễn thuế sản xuất trong thời gian đầu ( thời gian cà phê chưa thu hoạch) cho nông dân, sau đó mới tiến hành thu thuế.

Tiếp tục chủ trương tăng cường đầu tư sản xuất cà phê trên hai mặt là công nghệ chế biến và cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, nhà nước hỗ trợ đầu tư cho các địa phương sản xuất cà phê bằng nguồn vốn ngân sách xây dựng cơ sở hạ tầng, cho vay hỗ trợ dài hạn với lãi xuất thấp. Đi đôi với hỗ trợ đầu tư từ phía nhà nước thì Nhà nước cũng cần huy động vốn trong nhân dân bằng biện pháp kết hợp nhà nước và nhân dân cùng làm.

+ Chính sách tín dụng

Nhà nước tiếp tục thực hiện hỗ trợ đối với người sản xuất và kinh doanh cà phê thông qua hệ thống ngân hàng bằng việc:

- Tiếp tục thực hiện mở rộng đôưi tượng cho vay, giảm bớt thủ tục cho vay, tiếp tục tăng thời hạn sự dụng vốn vì nguồn vốn sản xuất cà phê cần ổn định và lâu dài. Để đảm bảo hiệu quả và đúng đối tượng cho vay, ngân hàng nên sử dụng tiền hoa hồng đê khuyến khích HTX, hội phụ nữ, các đoàn thế tích cực đứng ra làm môi giới.

- Nhà nước không chỉ thực hiện cho vay vốn với lãi xuất thấp nàn nên cho vay theo phương thức vay liên tục chứ không cho vay một luc đây là phương thức vay nhằm đáp ứng yêu cầu kĩ thuật của sản xuất của cây cà phê. Vốn đầu tư sẽ cho vay liên tục trong 3 năm đầu, năm thứ nhất 50%, năm thứ 2 là 30% và năm thứ ba là 20%, từ năm thứ 4 khi cà phê bắt đầu thu hoạch nhà nước bắt đầu thu hồi vốn theo một tỉ lệ nào đó. Thu hồi cũng theo phương thức liên tục, phương thức này rất cần áp dụng cho các hộ đang đầu tư sản xuất cà phê chè ở miền Bắc.

- Thực hiện cho vay bằng vật tư sản xuất như phân bón, thuốc trừ sâu, cây giống

- Nhà nước tìm kiếm các nguồn vốn từ nước ngoài có điều kiện cho vay hợp lý cho các doanh đầu tư công nghệ chế biến và tăng cường dự trữ trong thời gian dài.

+ Chính sách xuất nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm.

- Thành lập quỹ hỗ trợ ngành hàng, quỹ tín dụng bảo lãnh xuất khẩu.

- Tiếp tục hỗ trợ vốn cho cac doanh nghiệp xuất khẩu cà phê bằng các nguồn vốn tín dụng ưu đãi để các doanh nghiệp tiến hành dự trữ sản phẩm có hiệu quả hơn.

- Nhà nước hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê tìm kiếm thị trường mới bằng các hiệp định song phương trong quan hệ ngoại giao.

- Giảm thuế xuất khẩu cà phê cho các doanh nghiệp, trong thời điểm hiện nay việc làm này là rất cần thiết vì nó mang tính chất bảo hộ sản xuất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Cải tiến chính sách thu hút đầu tư nước ngoài

Để khuyến khích cà phê xuất khẩu, ngoài vốn trong nước cần phải tranh thủ thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài bằng cách:

- Mở rộng quan hệ làm ăn quốc tế, tranh thủ hợp tác.

- Khuyến khích các tổ chức quốc tế, công ty nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực cà phê theo hình thức liên doanh

- Coi trọng công tác chế biến cà phê vì đây là đối tượng chính thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Để thu hút vốn đầu tư nước ngoài cần chú ý đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật, hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm tạo môi trường kinh tế, xã hội, luật pháp thuận lợi cho việc đầu tư nước ngoài.

+ Chính sách tín dụng và trợ cấp xuất khẩu.

- Chính sách tín dụng xuất khẩu.

Trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu nông sản nói chung và xuất khẩu cà phê nói riêng, có rất nhiều trường hợp để chiếm lĩnh thị trường nước ngoài, các doanh nghiệp kinh doanh phải thực hiện bán chịu, trả chậm, tín dụng ưu đãi đối với khách hàng. Trong trường này nhà nước cần hỗ trợ các doanh nghiệp của ta. Hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện các tiêu chuẩn quốc tế, đề ra những biện pháp quản lý chất lượng chặt chẽ nhằm nâng cao uy tín về chất lượng.

Nâng cao chất lượng của các cơ quan nghiên cứu dự báo thị trường để tìm kiếm và cung cấp thông tin cho các nhà xuất khẩu, đây là công tác còn yếu kém của ngành cà phê trong thời gian qua.

Hỗ trợ cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cà phê trong công tác triển lãm, quảng cáo sản phẩm.

+ Cải tiến chính sách đầu tư:

Xây dựng cơ sở hạ tầng quan trọng cần thiết cho việc pháp triển vùng cà phê rộng lớn. Việc đầu tư cần làm là xây dựng một hệ thống thuỷ lợi phục vụ tưới tiêu, hệ thống giao thông, các cơ sở chế biến có trình độ công nghệ cao, xây dựng một hệ thống kho tàng bảo quản và dự trữ sản phẩm.

Vốn đầu tư là một phần do nhà nước cấp, một phần doanh doanh nghiệp tự bỏ vốn, phần còn lại được nhà nước cho vay hoặc được đầu tư nước ngoài.

Khi công trình sản xuất đã hoàn thành và được đưa vào sử dụng phải bàn giao cho các cơ quan có trách nhiệm quản lý, khai thác, tu bổ nâng cấp công trình cho hiệu quả.

Cần có chính sách ưu đãi về lãi và cho vay với thời hạn lâu hơn để người nông dân có điều kiện đầu tư sản xuất hơn. Điều quan trọng trong việc vay tiền ngân hàng là phải có tài sản thế chấp, trong khi người nông dân chỉ có vườn cà phê là tài sản có giá trị lớn nhất. Nhà nước cần định giá vườn cà phê một cách thống nhất.

7.2. Hoàn thiện cơ chế quản lý xuất nhập khẩu.

Hoàn thiện cơ chế quản lý xuất nhập khẩu là một nhiệm vụ vừa cấp bách vừa lâu dài của nhà nước với sự vận hành của nền kinh tế mở, đồng thời hoà nhập với xu thế chung của khu vực và quốc tế. Việc này thể hiện bằng việc:

Dần dần tiến tới xoá bỏ các cơ quan chủ quản, các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu sẽ là chủ thế kinh tế trong xã hội có đăng kí kinh doanh và thực hiện theo pháp luật, có đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước và chịu trách nhiệm trước pháp luật với hành vi của mình.

Nhà nước cần hạn chế tối đa các biện pháp điều hành bằng hành chính đối với các hoạt động xuất nhập khẩu nên áp dụng các biện pháp kinh tế chủ yếu.

Loại bỏ chế độ hạn chế người trực tiếp tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu. Cần nghiên cứu quản lý xuất khẩu các mặt hàng theo định hướng và chỉ nên áp dụng đối với hai mặt hàng là gạo và xăng dầu còn lại nên sử dụng chính sách thuế. Đồng thời cần ấn định các mặt hàng cấm nhập khẩu, cấm xuất theo pháp luật.

Cải tiến chế độ, chính sách ngân hàng cho phù hợp với cơ chế mới. Không nên căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch để cho vay vốn kinh doanh mà phải căn cứ vào việc kinh doanh có hiệu quả, đúng pháp luật và có khả năng hoàn trả vốn của doanh nghiệp.

Bộ thương mại cần nghiên cứu chế độ trợ cấp xuất khẩu và cơ chế hình thành quỹ này để có thể trợ cấp gián tiếp hoặc trực tiếp cho các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Kết luận

Qua những phân tích trên, chúng ta có thể thấy được có phần hiện trạng của ngành cà phê Việt Nam, bên cạnh đó các mặt hàng còn nổi cộm lên nhiều vấn đề chưa được và cần thiết phải giải quyết nó. Cà phê là một mặt hàng nông sản có giá trị kinh tế lớn, đa dạng thị trường quốc tế. Nó đã và đang đem lại ngoại tệ đáng kể cho đất nước. Phát triển ngành cà phê góp phần xoá đói, giảm nghè, tăng thu nhập cho một bộ phận lớn dân cư, ổn định chính trị, bảo vệ an ninh quốc phòng. Cà phê Việt Nam đang từng bước phát triển và khẳng định chỗ đứng của mình trên thị trường quốc tế. Nhưng cũng không phải là không có tồn tại khó khăn, ngành cà phê Việt Nam vẫn không ngừng vươn lên và có những thành công đáng kể. Vấn đề đặt ra là cần phải có cái nhìn một cách khách quan và chân thực để tháo gỡ khó khăn, đem lại thành công cho ngành cà phê Việt Nam.

Trong giai đoạn hiện nay, khi mà Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO. Điều đó tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho ngành cà phê. Chúng ta phải có phương hướng vững chắc phù hợp cho ngành cà phê Việt Nam, từ đó tạo ra vị thế vững chắc cho ngành trên thị trường.

Mục lục

Chương I:Lời mở đầu...1

Chương II. Nội dung đề tài...2

II. Thực trạng của cây và hạt cà phê của Việt Nam...2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê thế giới...2

2. Thực trạng sản xuất- xuất khẩu cà phê của Việt Nam...4

3. Kết và thách thức với xuất khẩu cà phê Việt Nam...12

II. Các nhân tố ảnh hưởng tới sản xuất- xuất khẩu cà phê của Việt Nam...13

4. Các điều kiện tự nhiên...13

5. Điều kiện về kinh tế xã hội...14

IV. Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh sản xuất,xuất khẩu cà phê của Việt Nam...15

1.Phương hướng...15

2. Nâng cao khả năng cạnh tranh...17

3. Giải pháp thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu cà phê Việt Nam.. .17

4. Đa dạng hoá sản phẩm, mẫu mã, bao bì, tăng cường các hoạt

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu của cây cà phê Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 28 - 39)