Xác định lãi suất chủ đạo tác động đến lãi suất thị trường theo cơ chế lan

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động của ngân hàng techcombank PGD sơn tây chi nhánh hà tây (Trang 60 - 66)

3.2.1.3 .Xây dựng một chính sách kinh tế vĩ mơ ổn định và hợp lý

3.2.2.4. Xác định lãi suất chủ đạo tác động đến lãi suất thị trường theo cơ chế lan

chế lan truyền thông qua thị trường nội tệ liên ngân hàng để định hướng lãi suất biến động phù hợp với mục tiêu Chính sách tiền tệ

Lãi suất chủ đạo của NHNN có thể thực hiện bởi lãi suất cho vay qua đêm đến đối với TCTD hoặc lãi suất chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu, giấy tờ có giá ngắn hạn. Hiện nay, NHNN còn quản lý nhiều mức lãi suất để tác động đến thị trường như lãi suất cơ bản, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn… nhưng chưa có lãi suất nào thực sự tác động đến thị trường nhanh nhạy.

3.2.2.5 Hoàn thiện các quy chế thanh tra, giám sát và nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra của NHNN

Công tác giám sát thanh tra có hiệu quả sẽ đảm bảo sự an tồn trong hoạt động kinh doanh của các TCTD, duy trì được sự ổn định của toàn hệ thống.

3.3.3.Kiến nghị với Ngân hàng Techcombank

3.2.3.1. Tiến hành quản lý rủi ro toàn diện

Ngân hàng Techcombank cần xây dựng hệ thống quản lý vốn và thanh khoản một cách tập trung, từ đó xây dựng mơ hình quản trị rủi ro lãi suất tập trung và chun mơn hóa. Nhằm nâng cao hiệu quả của QTRRLS tại ngân hàng có hiệu quả hơn.

Ngân hàng Techcombank nên thực hiện quản lý rủi ro một cách hệ thống để có thể nhận thức được tất cả các rủi ro mà ngân hàng sẽ có thể gặp phải và từ đó có được những biện pháp phịng ngừa tối ưu nhất.

Để quản lý rủi ro hệ thống đòi hỏi một hiểu biết sâu sắc tất cả hoạt động của ngân hàng cũng như chính sách tài chính của ngân hàng. Trước hết, ngân hàng nên cân nhắc tất cả những rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro tỷ giá… Sau đó với chiến lược kinh doanh hiện thời, ngân hàng sẽ tiến hành xếp hạng rủi ro theo mức độ tác động và khả năng xảy ra.

Theo như biểu đồ ta có:

Mục A: Rủi ro địi hỏi có biện pháp xử lý ngay. Mục B: Cần có một kế hoạch phịng ngừa phù hợp.

Mục C: Các biện pháp xử lý cần được cân nhắc thận trọng. Mục D: Ít quan tâm nhưng cần những đánh giá mang tính chu kỳ.

Sau khi rủi ro hệ thống đã được đánh giá và phân loại, ngân hàng cần có quyết định với những trường hợp cụ thể với những chiến lược kiểm sốt nhằm hạn chế hoặc phịng tránh rủi ro này.

3.2.3.2. Hoàn thiện, bổ sung các quy định, các văn bản hướng dẫn công tác QTRRLS đến từng chi nhánh

Trước khi Ngân hàng Techcombank xây dựng, hoàn thiện hệ thống quản lý vốn tập trung và tồn bộ quy trình QTRRLS, công tác QTRRLS do tự các chi nhánh ngân hàng tổ chức thực hiện. Do đó, hội sở chính cần thường xun có những văn bản hướng dẫn QTRRLS, cảnh báo sớm về biến động lãi suất thị trường tạo cơ sở cho các chi nhánh thực hiện tốt QTRRLS.

3.2.3.2. Nâng cao cơng tác kiểm sốt nội bộ theo định hướng rủi ro

Để hạn chế rủi ro ở ngân hàng thì hoạt động giám sát và kiểm tra nội bộ là không thể thiếu. Để nâng cao cơng tác kiểm sốt nội bộ theo định hướng rủi ro, ngân hàng nên chú trọng 2 vấn đề sau:

Tác động của rủi ro Tác động cao Rủi ro thấp (B) Tác động cao Rủi ro cao (A)

Tác động thấp Rủi ro thấp (D)

Tác động thấp Rủi ro thấp (C)

 Công tác lập kết hoạch kiểm sốt phải được xây dựng trên cơ sở phân tích rủi ro trên các mảng hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Cần xác định những hoạt động kinh doanh nào có chứa đựng nhiều rủi ro để xác định trọng tâm kiểm soát.

 Thực hiện kiểm soát: Ngân hàng phải tiến hành kiểm soát và quản lý rủi ro trên cơ sở 4 bước:

o Bước 1: Xác định rủi ro. o Bước 2: Định lượng rủi ro. o Bước 3: Điều tiết rủi ro. o Bước 4: Giám sát rủi ro.

3.2.3.3. Hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng

Ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến trong hệ thống ngân hàng để thanh tốn nhanh chóng, an tồn, chính xác và tiện lợi. Từ đó góp phần cho việc áp dụng cách xác định rủi ro lãi suất theo các mơ hình đã định.

Hiện nay có rất nhiều cơng nghệ ngân hàng để lựa chọn, ngân hàng hàng cần xem xét đến việc quản trị rủi ro lãi suất để lựa chọn cơng nghệ phù hợp, nhanh chóng cho thơng báo chính xác về tình hình của ngân hàng, góp phần giảm thiểu thổn thất cho ngân hàng.

3.2.3.4. Ngân hàng nên nghiên cứu và đưa các công cụ phái sinh vào hoạt động kinh doanh của mình nhiều hơn

Hiện nay, tại hầu hết hệ thống ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng mới chỉ thực hiện 2 nghiệp vụ đó là kỳ hạn và hốn đổi. Vì vậy, ngân hàng có thể nghiên cứu để mở rộng nghiệp vụ khác nhằm mở rộng các loại hình kinh doanh của ngân hàng, đồng thời là cơng cụ hữu ích giúp ngân hàng phịng chống và phân tán rủi ro. Đối với loại hình rủi ro lãi suất, ngân hàng nên nghiên cứu và đưa ra nghiệp vụ kỳ hạn tiền gửi, kỳ hạn lãi suất, hoán đổi lãi suất vào áp dụng. Đây là những công cụ bảo vệ rủi ro lãi suất một cách hiệu quả nhất.

Để áp dụng công cụ nghiệp vụ giao dịch tương lai địi hỏi thị trường tài chính phải rất phát triển. Với trình độ thị trường Việt nam hiện nay thì việc áp dụng nghiệp vụ này cịn rất hạn chế. Tuy nhiên, bản thân ngân hàng cũng nên tìm hiểu về loại hình nghiệp vụ này để có hiểu biết và nhận thức vững vàng để áp dụng bất cứ lúc nào khi có đủ điều kiện thích hợp.

3.2.3.5. Thường xun khuyến khích cán bộ nhân viên học tập, trau rồi kiến thức, tổ chức tập huấn các lớp nghiệp vụ về QTRRLS

QTRRLS cịn rất mới mẻ hiện nay, do đó việc nhân viên có nhiều hạn chế về chun mơn trong cơng tác này ở Ngân hàng Techcombank là điều dễ hiểu. Yêu cầu cấp thiết khi ngân hàng bắt tay vào QTRRLS là có những cán bộ có trình độ chun mơn trong QTRRLS. Đóng vai trò là người hướng dẫn thực hiện, Ngân hàng Techcombank cần có những hình thức khuyến khích nhân viên tìn hiểu, học tập kinh nghiệp về QTRRLS

KẾT LUẬN

Thị trường tài chính ngày càng diễn biến phức tạp, sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, các ngân hàng thương mại Việt nam càng đối mặt với nhiều rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình, trong đó có rủi ro lãi suất. Do đó, việc quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro lãi suất nói riêng đã trở thành một vấn đề cần thiết cấp bách trong thời điểm hiện nay. Trong phạm vi chuyên đề này em mong sẽ góp phần nhỏ bé giúp các nhà quản trị ngân hàng nhận thức về rủi ro lãi suất và từ đó góp phần nâng cao chất lượng quản trị rủi ro lãi suất trong ngân hàng. Do phạm vi nghiên cứu còn hạn hẹp, chun đề khơng tránh khỏi những thiếu sót, bất cập và em mong sẽ được đóng góp ý kiến để được hồn thiện hơn.

Để hoàn thành chuyên đề này, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ ThS. Phùng Việt Hà và các anh chị ở ngân hàng Techcombank PGD Sơn Tây. Lời cuối của chuyên đề, em muốn gửi tới thầy cô, và các anh chị lời biết ơn chân thành và sâu sắc nhất!

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt

1. PGS-TS Nguyễn Văn Tiến(2002) , Đánh giá và phòng ngừa rủi ro lãi suất, NXB Thống kê, Hà Nội.

2. PGS.TS Hồng Minh Đường và PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc(2006),Giáo

trình quản trị doanh nghiệp thương mại,NXB lao động xã hội

3. PGS.TS Nguyễn Hữu Tài(2006), Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ, NXB Thống kê

4. NHTMCP Kĩ Thương Việt Nam, Báo cáo thường niên 2010,2011,2012

5. Ngân hàng Techcombank PGD Sơn Tây, Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết

quả kinh doanh, cáo bạch các năm 2010, 2011,2012 và các tài liệu khác... 6. http://www.gso.gov.vn

7. http://vneconomy.vn/

8. http://www.laisuat.vn

Tiếng Anh

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động của ngân hàng techcombank PGD sơn tây chi nhánh hà tây (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)