5. Kết cấu khóa luận:
2.3 Phân tích và đánh giá thực trạng khoản phải thu tại công ty cổ phần Việt Tiên
Sơn
2.3.1 Phân tích dữ liệu sơ cấp
- Số phiếu điều tra phát ra và thu về: - Số phiếu phát ra: 5
- Số phiếu thu về: 5
- Kết quả tổng hợp phiếu điều tra:
Các khoản phải thu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ Phần Việt Tiên Sơn chủ yếu là phải thu của khách hàng.
Là một doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng nên sản phẩm chủ yếu là những cơng trình xây dựng, trải dài, địa bàn sản xuất kinh doanh rộng, thời gian sản xuất dài. Phạm vi hoạt động của công ty rộng khắp không chỉ trên địa bàn tỉnh Hải Dương mà cịn ở các tỉnh phía Bắc và mở rộng đến các tỉnh miền Nam. Các cơng trình xây dựng cố định nên vật liệu, lao động, máy thi công phải di chuyển theo địa điểm đặt cơng trình.
Bên cạnh đó cơng ty cịn kinh doanh trên một số lĩnh vực như nhà hàng ăn uống, hàng thủ công mỹ nghệ, phân vi sinh. Do đặc điểm sản xuất và kinh doanh đa dạng như vậy nên thị trường hoạt động của công ty là vô cùng rộng, đáp ứng mọi đối tượng khách hàng. Công ty rất chú trọng trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm để từ đó mở rộng thị trường của mình. Đặc biệt là lĩnh vực xây dựng, cơng ty rất tích cực ứng thầu các cơng trình, mở rộng phạm vi hoạt động nhằm tăng số lượng các cơng trình dù phải chịu áp lực gay gắt từ những công ty khác trong và ngồi nước. Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng khơng ngừng tìm tịi, phát triển những bạn hàng mới ở những lĩnh vực kinh doanh mới. Những thị trường mới và lĩnh vực kinh doanh mới này đã góp phần giúp công ty gặt hái được những thành công đáng kể, thể hiện một hướng đi mới đúng đắn cho công ty. Tuy giai đoạn vừa qua, tình hình kinh tế thế giới chưa ổn định, kinh doanh cịn gặp nhiều khó khăn, nhưng cơng ty đã đưa ra những chính sách để tranh thủ cơ hội kinh doanh đẩy mạnh sản xuất.
Qua các phiếu điều tra thu về, tình hình nợ phải thu của doanh nghiệp tăng cao, bởi một số nguyên nhân sau:
- Do dư âm của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, khách hàng gặp khó khăn về tài chính khơng thể thanh tốn hợp đồng là ngun nhân chủ yếu của các khoản nợ phải thu.
- Do doanh nghiệp khi kí kết hợp đồng mua bán với các khách hàng quen thuộc đã khơng dự tính được những thiệt hại có thể xảy ra để có biện pháp phịng ngừa cũng như khắc phục.
- Do sự biến động về tỷ giá đặc biệt là giữa VNĐ và USD gây ra khó khăn cho khách hàng trong việc thanh toán hợp đồng. Khách hàng này là một số cơng trình, hạng mục cơng trình mà có vốn đầu tư của nước ngoài.
- Do khách hàng chưa chứng minh được khả năng thanh tốn, năng lực tài chính để xin cấp tín dụng thương mại. Nhiều khách hàng giấu thơng tin thật, dung khoản nợ tín dụng của cơng ty để thanh tốn cho nơi khác gây nhiều rủi ro cho doanh nghiệp.
Khi phát sinh các khoản thu khó hồi tất nhiên sẽ gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Theo đánh giá ta thấy, khi phát sinh các khoản thu khó địi, 100% ý kiến được hỏi đều cho rằng vốn bị chiếm dụng. Bên cạnh đó cũng gây cho doanh nghiệp tốn kém chi phí để theo dõi khoản nợ đó. Điều này ảnh hưởng không tốt đến một doanh nghiệp mà lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là xây dựng, nhu cầu vốn lớn, thu hồi vốn nhanh.
Tổng hợp các phiếu điều tra, hầu hết những người được hỏi đều cho rằng chính sách tín dụng của cơng ty là tương đối tốt. Cơng ty ln áp dụng chính sách tín dụng nới lỏng đối với các khách hàng quen thuộc hoặc dựa trên việc xác minh được phẩm chất tín dụng của khách hàng, trên cơ sở đó đưa ra các tiêu chuẩn tín dụng hợp lý. Từ việc đánh giá vị thế tín dụng của từng khách hàng mà cơng ty áp dụng một chính sách tín dụng hợp lý đối với từng khách hàng. Các hình thức bán chịu hàng có tỷ lệ chiết khấu mà công ty thường áp dụng như 2/10 net 30, 2/10 net 60, 3/10 net 45…Khách hàng được hưởng 2% (hay 3%) chiết khấu trong thời gian 10 ngày kể từ khi giao hàng, hoặc phải trả 100% số tiền trong thời hạn 30, 45 hay 60 ngày…Đây là hình thức bán hàng phổ biến được doanh nghiệp áp dụng cho các khách hàng của mình. Ngồi ra doanh nghiệp cũng áp dụng hình thức thanh toán theo tháng, theo mùa vụ hoặc theo ngày ghi trên hợp đồng…Thông thường tỷ lệ chiết khấu tăng, doanh số bán tăng, cơng ty nhận được ít hơn trên mỗi đồng doanh số bán ra nhưng giảm được chi phí thu tiền
và nợ khó địi. Cơng ty đang dần hồn thiện chính sách tín dụng bằng cách xây dựng hợp lý các điều kiện bán hàng như tỷ lệ chiết khấu và thời hạn thanh tốn đối với từng khách hàng.
Cơng ty thực hiện hoạt động kiểm soát khoản phải thu bằng cách uỷ quyền cho các ngân hàng như Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, BIDV, VIBank,…và các tổ chức tín dụng khác tiến hành các thủ tục pháp lý đòi nợ. Bán nợ cũng là một trong các hình thức thu hồi nợ của công ty. Tuy nhiên, nghiệp vụ quản lý khoản phải thu của doanh nghiệp còn những hạn chế nhất định, đặc biệt là đối với khoản phải thu khó địi. Có lẽ đây là hạn chế lớn đối với một doanh nghiệp mà lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là xây dựng cũng như đối với các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế Việt nam vốn quen cơ chế tập trung, bao cấp.
Đối với những khoản phải thu khó địi, chính sách đơn đốc, thu hồi nợ của cơng ty cịn chưa hiệu quả do cịn những bất cập trong cơng tác quản lý, cũng như trình độ nhân sự của doanh nghiệp.
Tập hợp ý kiến của các cán bộ tại công ty:
Kết quả tổng hợp cho thấy, các nhà quản trị công ty đang áp dụng một số biện pháp sau để quản trị khoản phải thu như:
- Tìm hiểu thơng tin về khách hàng bằng nhiều kênh khác nhau như thông qua hệ thống ngân hàng, qua đại sứ quán Việt Nam tại các nước...để nắm rõ tình hình tài chính của khách hàng, của ngân hàng người mua để đánh giá chính xác vị thế tín dụng của khách hàng , từ đó đưa ra chính sách tín dụng hợp lý cho khách hàng.
- Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát các khoản nợ. Nếu có nợ khó địi thì phải trích lập dự phịng.
- Nhờ các cơ quan pháp luật can thiệp đối với các khách hàng chây ì, khơng thanh tốn tiền hàng.
- Tăng cường trao đổi thông tin, đàm phán với nhà đầu tư nước ngoài trên tinh thần hai bên thẳng thắn, chia sẻ với những khó khăn của nhau, hỗ trợ nhau trong hoạt động kinh doanh.
Kết quả tổng hợp một số vấn đề cấp thiết cần giải quyết liên quan đến quản trị khoản phải thu tại công ty bao gồm:
- Tăng cường giám sát, đơn đốc q trình thanh tốn của khách hàng đối với các hợp đồng đã triển khai trong năm tiếp theo.
- Phải để cho tồn thể cơng ty từ ban lãnh đạo đến các bộ phận có liên quan biết tầm quan trọng của công tác thu hồi nợ. Đây là trách nhiệm của cả tập thể chứ không phải chỉ riêng bộ phận kế toán.
- Nghiên cứu và hợp tác chặt chẽ với các ngân hàng Việt nam để có được những chính sách tín dụng hợp lý cho khách hàng..
2.3.2 Phân tích dữ liệu thứ cấp
2.3.2.1 Tình hình khoản phải thu của công ty cổ phần Việt Tiên Sơn
Bảng số 4: Khoản phải thu của công ty 3 năm 2011, 2012, 2013
Đơn vị: VNĐ
CHỈ TIÊU
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
SỐ TIỀN Tỷ trọng (%) SỐ TIỀN Tỷ trọng (%) SỐ TIỀN Tỷ trọng (%) 1. Phải thu khách hàng 15.517.978.729 68,2 20.878.250.158 66,37 15.789.250.000 56,85 2. Trả trước cho người bán 5.980.243.564 26,28 8.579.251.254 27,27 8.898.259.512 32,04
3. Phải thu nội bộ 0 0 0 0 0 0
4. Phải thu theo tiến độ hợp đồng xây dựng 0 0 0 0 0 0 5. Các khoản phải thu khác 1.253.300.501 5,52 1.997.687.352 6,36 3.084.446.315 11,11 TỔNG CỘNG 22.751.522.794 100 31.455.188.764 100 27.771.991.764 100 (Trích số liệu: phịng tài chính – kế tốn)
Bảng số 5: So sánh khoản phải thu 3 năm 2011, 2012, 2013 của công ty cổ phần Việt Tiên Sơn
Đơn vị: VNĐ
CHỈ TIÊU
Chênh lệch năm 2012-2011 Chênh lệch năm 2013-2012 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)
1. Phải thu khách
hàng 5.360.271.429 34,54 -5.089.000.158 -24,37 2. Trả trước cho
người bán 2.599.007.690 43,46 319.008.258 3,72
3. Phải thu nội bộ 0 0 0 0
4. Phải thu theo tiến độ hợp đồng xây dựng 0 0 0 0 5. Các khoản phải thu khác 744.386.851 59,39 1.086.758.963 54,46 TỔNG CỘNG 8.703.665.970 38,26 -3.683.197.000 11,71 (Trích số liệu: phịng tài chính – kế tốn)
Bảng phân tích trên cho ta thấy các khoản phải thu của công ty tăng không đều qua các năm và chiếm tỷ trọng lớn nhất là khoản phải thu khách hàng.
- Năm 2012, khoản phải thu khách hàng tăng 5.360.271.429VNĐ (34,54%) so với năm 2011, chiếm 66,37% tổng các khoản phải thu năm 2012. Đến năm 2013, khoản phải thu khách hàng giảm -5.089.000.158VNĐ, giảm 24,37% so với năm 2012 và nhưng vẫn chiếm 56,85% tổng các khoản phải thu của năm 2013. Như ta thấy khoản phải thu khách hàng năm 2012 tăng so với năm trước đó, cho thấy hiệu quả của hoạt động kinh doanh của công ty cùng với cơng tác đẩy mạnh thanh tốn của khách hàng trong việc thực hiện hợp đồng. Sang năm 2013 lại giảm nhẹ nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong khoản mục khoản phải thu của công ty.
- Trả trước cho người bán là việc người mua cấp tín dụng cho người bán. Khoản trả trước cho người bán là khoản chiếm tỷ trọng không hề nhỏ trong tổng các khoản phải thu của công ty. Điều này cũng dễ hiểu khi lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty là xây dựng. Khoản phải thu trả trước cho người bán năm 2012 là 8.579.251.254VNĐ, tăng 43,46% so với năm 2011, chiếm 27,27% tổng các khoản
phải thu. Năm 2013, trả trước cho người bán tăng nhẹ 319.008.258VNĐ, tương ứng với 3,72% so với năm 2012, chiếm tỷ trọng 32,04% tổng các khoản phải thu. Thông thường khoản ứng trước này dùng để mua nguyên vật liệu xây dựng để thực hiện hợp đồng đúng hạn.
- Trong các khoản phải thu thì các khoản phải thu khác chiếm tỷ trong tương đối nhỏ, năm 2011 là 5,52%, sang năm 2012 tăng 744.386.851VNĐ (tăng 59,39%) chiếm tỷ trọng 6,36%. Sang năm 2013 tăng 1.086.758.963VNĐ chiếm tỷ trọng 11,11% trong tổng các khoản phải thu . Điều này cho thấy tình trạng chưa rõ ràng, thiếu sự quản lý của nhà quản trị đối với tình hình tài chính của Cơng ty.
Từ những phân tích ở trên cho thấy cơng tác quản trị khoản phải thu của cơng ty vẫn cịn nhiều điều bất cập, cần phải nghiên cứu tìm ra hướng giải quyết. Cơng ty cần có những biện pháp thích hợp để nhanh chóng thu hồi các khoản nợ, đặc biệt là từ khách hàng và điều chỉnh các khoản phải thu với tỷ lệ phù hợp, tránh đọng vốn lớn tại những khoản phải thu khó địi.
2.3.2.2 Tình hình quản trị khoản phải thu trong hoạt động sản xuất kinh doanh củacông ty cổ phần Việt Tiên Sơn. cơng ty cổ phần Việt Tiên Sơn.
Về chính sách tín dụng cho khách hàng:
Để đẩy mạnh doanh số bán, cơng ty đã thực hiện chính sách nới lỏng tín dụng cho khách hàng trên cơ sở đánh giá vị thế tín dụng của khách hàng. Thực hiện được điều này đã làm cho khoản phải thu khách hàng tăng mạnh và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng các khoản phải thu của công ty qua các năm.
Từ việc đánh giá vị thế tín dụng của khách hàng mà TCT áp dụng một chính sách tín dụng hợp lý cho từng khách hàng về tỷ lệ chiết khấu. Các hình thức bán chịu hàng có tỷ lệ chiết khấu mà cơng ty thường áp dụng như 2/10 net 30, 2/10 net 60, 3/10 net 45…Khách hàng được hưởng 2% (hay 3%) chiết khấu trong thời gian 10 ngày kể từ khi giao hàng, hoặc phải trả 100% số tiền trong thời hạn 30, 45 hay 60 ngày…Đây là hình thức bán hàng phổ biến được doanh nghiệp áp dụng cho các khách hàng của mình. Ngồi ra doanh nghiệp cũng áp dụng hình thức thanh tốn theo tháng, theo mùa vụ hoặc theo ngày ghi trên hợp đồng. Công ty đang dần hồn thiện chính sách tín dụng bằng cách xây dựng hợp lý các điều kiện kí kết họp đồng như tỷ lệ chiết khấu và thời hạn thanh toán đối với từng khách hàng, nhà đầu tư.
Về tổ chức lãnh đạo quản trị khoản phải thu:
- Mơ hình quản trị khoản phải thu:
Công ty thực hiện việc theo dõi, đánh giá các khoản phải thu dựa trên các số liệu của sổ theo dõi chi tiết các khoản phải thu do bộ phận kế tốn của cơng ty mở ra, và được báo cáo thường xuyên lên ban lãnh đạo. Theo định kỳ 1 năm, công ty tiến hành phân loại tổng nợ phải thu và chi tiết theo từng khách nợ, để từ đó có những biện pháp thu hồi nợ hiệu quả. Tổng nợ phải thu của doanh nghiệp được phân ra thành 5 nhóm chính: Nhóm nợ trong hạn đang trong thời gian thu hồi, nhóm nợ dưới 1 năm, nhóm nợ từ 1 đến 2 năm, nhóm nợ từ 2 đến 3 năm và nhóm nợ trên 3 năm. Từ đây, các nhà quản trị có thể nắm rõ được thực trạng và tính hiệu quả của cơng tác quản trị khoản phải thu, để đưa ra các chính sách thu hồi nợ hiệu quả hơn, giảm thiểu được một phẩn rủi ro đối vơi các khoản phải thu của công ty.
Công ty đã áp dụng các biện pháp thu hồi những khoản nợ đến hạn như gửi thư, gọi điện nhắc nhở khách hàng thời hạn thanh tốn. Đơi khi biện pháp này tỏ ra không hiệu quả bằng việc địi nợ trực tiếp. Bên cạnh đó doanh nghiệp cịn uỷ thác cho người đại diện là các ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác tiến hành các thủ tục pháp lý thu hồi nợ.
- Phòng ngừa rủi ro và xử lý đối với khoản phải thu khó địi:
Khi cơng ty nới lỏng chính sách tín dụng một phần làm mở rộng thị trường sản xuất kinh doanh, tăng doanh thu,…nhưng một phần cũng chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn như rủi ro không thu hồi được nợ, rủi ro do tác động của tỷ giá, lãi suất,…Để phòng ngừa thực tế phát sinh khoản phải thu khó địi, ngồi việc phải tìm hiểu kỹ khách hàng, năng lực tài chính của khách hàng , doanh nghiệp cịn kiểm sốt khoản phải thu bằng cách uỷ quyền cho các ngân hàng như: Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, BIDV, VIBank,…và các tổ chức tín dụng khác tiến hành các thủ tục pháp lý địi nợ. Bên cạnh việc đơn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn, đối với những khách hàng chây ì thì cơng ty đã nhờ đến cơ quan pháp luật xử lý. Song song đó, căn cứ vào kết quả phân loại nợ phải thu của công ty đã lập các khoản dự phòng đối với các khoản phải thu khó địi. Quỹ dự phịng thường chiếm tỷ lệ từ 10 – 15% tổng doanh thu bán chịu. Điều này giúp cho cơng ty có thể chủ động đối phó khi rủi ro xảy ra.
Trong thời gian qua, kinh tế đã dần đi vào ổn định nhưng vẫn còn ảnh hưởng dư âm của cơn bão tiền tệ, cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, tỷ giá hối đối trên thị trường thế giới và khu vực biến động mạnh làm ảnh hưởng đến tình hình tài chính của cơng ty nhưng cơng ty đã sử dụng khá tốt các biện pháp phòng ngừa nhằm giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra và tiếp tục phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Điều này chứng minh rằng cơng tác quản trị khoản phải thu của doanh nghiệp đã