6. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
1.3. Nguyên tắc về pháp luật điều chỉnh vấn đề hợp đồng mua bán hàng hóa
1.3.1. Nguyên tắc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
Khi xác lập một quan hệ HĐMBHH, các bên tham gia phải tuân theo những nguyên tắc nhất định. (Điều 389 BLDS, Điều 10 đến Điều 15 LTM)
Thứ nhất, nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật:
- Bình đẳng trong việc tham gia vào quan hệ hợp đồng không phụ thuộc vào giới tính và các địa vị xã hội khác;
- Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ khi hợp đồng được xác lập. Các bên phải thực hiện nghĩa vụ đối với những người có quyền;
- Bình đẳng về trách nhiệm dân sự nếu bên có nghĩa vụ khơng thực hiện, thực hiện không đúng nghĩa vụ đều phải chịu trách nhiệm tài sản đối với bên có quyền.
Thứ hai, nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận: Các bên tham gia có quyền tự
do thỏa thuận không trái với các quy định của pháp luật, thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội để xác lập các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại; các bên hoàn tồn tự nguyện, khơng bên nào được thực hiện hành vi áp đặt, cưỡng ép, đe dọa, ngăn cản bên nào. Mọi cam kết, thỏa thuận khơng có sự tự nguyện của các bên có thể bị coi là vơ hiệu.
1.3.2. Nguyên tắc về thực hiện hợp đồng
Sau khi được giao kết hợp pháp, HĐMBHH có hiệu lực bắt buộc đối với các bên (Điều 4, BLDS). Hợp đồng khi đó trở thành “luật”, các bên phải tự nguyện thực hiện các nghĩa vụ đã thỏa thuận, nếu khơng tự nguyện thực hiện thì có thể bị cưỡng chế thực hiện theo quy định của pháp luật (Điều 7, BLDS).
Trong quá trình thực hiện HĐMBHH, các bên phải tuân thủ những nguyên tắc sau:
Thực hiện hợp đồng một các trung thực, theo tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho các bên, đảm bảo tin cậy lẫn nhau.
Thực hiện hợp đồng đúng đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thỏa thuận khác.
Khơng được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích cơng cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác (Điều 412, BLDS).
1.3.3. Nguyên tắc về thời gian giao hàng
Theo Điều 37, LTM có quy định:
Nếu có thỏa thuận về thời gian giao hàng thì bên bán phải giao hàng đúng như đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Nếu chỉ thỏa thuận về thời hạn giao hàng mà không xác định thởi điểm giao hàng cụ thể thì bên bán có quyền giao hàng vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn đó và phải thơng báo trước cho bên mua.
Trường hợp khơng có thỏa thuận về thời hạn giao hàng thì bên bán phải giao hàng trong thời hạn hợp lý ( theo quy định, thói quen, tập quán thương mại).
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HĨA TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ PHÚC MINH
2.1. Tổng quan tình hình các nhân tố ảnh hưởng đến hợp đồng mua bán hàng hóa 2.1.1. Q trình hình thành và phát triển của Cơng ty cổ phần thương mại và dịch vụ Phúc Minh
2.1.1.1. Giới thiệu chung
Tên chính thức bằng tiếng Việt: CƠNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ
DỊCH VỤ PHÚC MINH
Tên công ty bằng tiếng nước ngoài: PHUC MINH TRADING AND
SERVICES JOINT STOCK COMPANY
Tên công ty viết tắt: PHUC MINH TAS.,JSC
Người đại diện: Lã Hồng Hải (Tổng Giám Đốc)
Trụ sở cơng ty: Số 44TT4, Khu Đơ Thị Mỹ Đình, Xã Mỹ Đình, Huyện Từ
Liêm, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
Số điện thoại: 04.3787434/36
Fax: 04.37876199
Số ĐKKD: 0103177305
Mã số thuế: 0103177305
Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Phúc Minh (Cty CPTM&DVPM) được thành lập ngày 8/9/2009 dưới hình thức là cơng ty cổ phần với số vốn điều lệ là 3.000.000.000 đồng.
2.1.1.2. Hình thức sở hữu
Hiện nay tổng số vốn điều lệ của Công ty là 3.000.000.000đ (ba tỷ đồng). Vốn điều lệ của Công ty được chia thành 300.000 cổ phần phổ thông do các cổ đông sáng lập nắm giữ. Số cổ phần của từng thành viên sáng lập góp cụ thể như sau: - Lã Hải Khánh góp 1.950.000.000 đồng, chiếm 195.000 cổ phần.
- Lã Hồng Hải góp 600.000.000 đồng, chiếm 60.000 cổ phần. - Nguyễn Chí Cơng góp 450.000.000 đồng, chiếm 45.000 cổ phần.
Việc tăng giảm vốn điều lệ do đại hội đồng cổ đông quyết định theo quy định của pháp luật và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận.
2.1.1.3. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty bao gồm: - Đại hội đồng cổ đông
- Hội đồng quản trị
- Ban tổng Giám đốc Cơng ty
- Các Phịng ban chức năng: Phịng kế tốn, Phịng kinh doanh, Phịng nhân sự, Phòng tổ chức (Sơ đồ bộ máy tổ chức – Phụ lục 1).
• ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐƠNG
ĐHĐCĐ bao gồm tất cả các cổ đơng có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần (K1.Điều 96 – Luật Doanh Nghiệp 2005). ĐHĐCĐ của Công ty CP TM & DV Phúc Minh bao gồm 3 thành viên:
- Bà Nguyễn Diệu Linh - Ơng Lã Hồng Hải - Ơng Lã Hải Khánh
• HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Là cơ quan quản lí cơng ty, có tồn quyền nhân danh cơng ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ (Điều 108 – Luật doanh nghiệp 2005)
Ban HĐQT của Công ty CP TM & DV Phúc Minh bao gồm 3 thành viên: - Chủ tịch hội đồng quản trị: Ơng Lã Hải Khánh
- Phó chủ tịch hội đồng quản trị:Ơng Lã Hồng Hải - Thành viên: Bà Nguyễn Diệu Linh.
• BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
Là những người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty, chịu sự giám sát của HĐQT và chịu trách nhiệm trước HĐQT và trước pháp luật trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao (K2. Điều 116 – Luật Doanh Nghiệp)
- Tổng Giám Đốc: Ơng Lã Hồng Hải - Phó Tổng Giám Đốc: Nguyễn Diệu Linh - Phó Tổng Giám Đốc: Đặng Xuân Đường
2.1.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh
Được thành lập vào năm 2009, trải qua 7 năm hoạt động và phát triển, cơng ty đã có nhiều thành tựu to lớn trong q trình hoạt động kinh doanh.
Đây là Biểu đồ doanh thu qua các năm 2009, 2010, 2011, 2012, 2013(1):
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
0 50 100 150 200 250 300 350 400 450
Doanh thu thuần của Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Phúc Minh (tỉ đồng)
Doanh thu thuần của Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Phúc Minh (tỉ đồng)
Qua biểu đồ, ta thấy trong những năm đầu Cty ln có mức tăng trưởng 2 thậm chí là 3 con số, nhưng lại có mức độ giảm dần trong những năm gần đây 2012 và 2013. Điều đó chứng tỏ việc kinh doanh của cơng ty đang dần đi vào ổn định. Mặt hàng kinh doanh chính của cơng ty hiện tại là vật liệu xây dựng, xi măng các loại. Mặc dù tình hình bất động sản ở nước ta đang có xư hướng chững lại, nhưng khơng vì thế các việc hoạt động của công ty bị ảnh hưởng. Bằng nguồn vốn mạnh sẵn có từ các cổ đổng, bằng nỗ lực khơng beiets mệt mỏi của các cán bộ công nhân viên trong cơng ty, tất cả điều đó đã giúp cơng ty khơng những vượt qua những sóng gió, biến động thị trường mà cịn vươn lên một cách mạnh mẽ với mức tăng trưởng tăng theo từng năm. Năm 2010 với doanh thu 151 tỉ đồng, sau 1 năm 2011
con số đã tăng lên là 330 tỉ đồng và đến năm 2013 con số đã là 400 tỉ đồng. Hiện tại công ty đang từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất, hiện đại hóa bộ máy cơng ty, cũng như xây dựng các chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm tiến tới làm chủ thị trường khu vực miền bắc, đồng thời hướng ra thị trường nước ngồi trong tương lai.
2.1.2. Tình hình kí kết hợp đồng mua bán hàng hóa của Cơng ty cổ phần thương mại và dịch vụ Phúc Minh
2.1.2.1. Căn cứ để ký kết hợp đồng
Khi tiến hành ký kết các hợp đồng, các đơn vị kinh tế phải căn cứ vào những quy định của pháp luật, những yêu cầu khách quan và khả năng chủ quan để xác lập mối quan hệ kinh tế một cách hợp pháp, có đầy đủ điều kiện để thực hiện nhằm mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho đơn vị mình và cho xã hội.
Để đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý và hiệu quả trong việc xây dựng nội dung của hợp đồng, Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Phúc Minh ký kết hợp đồng dựa trên các căn cứ pháp lý và căn cứ thực tiễn: Bộ luật Dân sự 2005; Luật Thương mại 2005; các văn bản, thông tư, nghị định hướng dẫn do nhà nước ban hàng.
2.1.2.2. Các loại hợp đồng công ty đã ký kết 2.1.2.2.1. Hợp đồng lao động
Nhân viên Cty CPTM&DVPM khi vào làm việc tại công ty đều phải kí hợp đồng lao động theo đúng quy định của pháp luật. Theo đó, người lao động và người sử dụng lao động đều phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc tự do tự nguyện. - Nguyên tắc bình đẳng.
- Nguyên tắc không trái pháp luật về thỏa ước lao động tập thể
Căn cứ vào lĩnh vực họat động của mình, cơng ty áp dụng cả 3 loại hợp đồng theo quy định của Bộ luật lao động là:
- Hợp đồng khơng xác định thời hạn - Hợp đồng có thời hạn.
2.1.2.2.2. Hợp đồng mua bán hàng hóa
Hợp đồng bán hàng hóa là chủng loại hợp đồng được ký chủ yếu khi Cty CPTM&DVPM nhận cung cấp vật tư cho cơng trình (Hợp đồng mua)
Hợp đồng mua hàng hóa vật liệu của công ty với các đối tác chủ yểu khi Cty mua lại vật liệu xây dựng, nguyên liệu sản xuất xi măng từ công ty sản xuất nhằm bán lại cho các đối tác thứ 3 nhằm thu lợi nhuận.
2.1.2.2.3. Hợp đồng vận tải
Do đặc điểm của loại hàng hóa ln được vận chuyển với số lượng lớn lên tới hàng tần nên thường phải thuê các công ty vận tải để vận chuyển đến chân cơng trình hoặc đến kho bãi của đối tác
2.1.2.2.4. Hợp đồng tín dụng
Hiện nay, việc vay vốn để kinh doanh ngày càng trở nên phổ biến đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhất là vay vốn ngân hàng. Cty CPTM&DVPM cũng không phải là một ngoại lệ. Hiện nay, vốn vay của Cty CPTM&DVPM chủ yếu là vay từ các Ngân hàng. Các hợp đồng tín dụng mà cơng ty đã tham gia ký kết thường do bên cho vay soạn thảo.
2.1.2.2. Tình hình kí kết hợp đồng mua bán hàng hóa của Cơng ty cổ phần thương mại và dịch vụ Phúc Minh
Hợp đồng mua bán hàng hóa được xác định là loại hợp đồng được cơng ty sử dụng nhiều nhất trong q trình hoạt động của công ty, nhằm giúp công ty đem lại những khoản lợi nhuận, bên cạnh việc sử dung các hợp đồng về vận chuyển, tín dụng. Hiện tại theo thống kê. Mỗi tháng cơng ty có từ 7 đến 10 hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng từ phía đối tác. Biết được tầm quan trọng của hợp đồng, nên Cty đã chú trọng hơn thông qua việc Cty đã quyết định cũng như đầu tư cho các cán bộ trong công ty bồi dưỡng năng lực về soạn thảo hợp đồng. Thực tế cho thấy kết quả thu được là đáng khích lệ, các hợp đồng mua bán hàng hóa của cơng ty dần hoàn thiện và chi tiết hơn, khơng cịn sơ sài như trước.
2.2. Thực trạng pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa tại Cơng ty cổ phần thương mại và dịch vụ Phúc Minh
2.2.1. Thực trạng q trình ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa tại Cơng ty cổ phần thương mại và dịch vụ Phúc Minh
2.2.1.2. Nguyên tắc ký kết hợp đồng
Nguyên tắc ký kết hợp đồng của Cty CPTM&DVPM căn cứ theo BLDS 2005, LTM 2005 và một số các văn bản quy phạm pháp luật khác.
- Nguyên tắc tự nguyện: Công ty và đối tác ký kết hợp đồng trên cơ sở tự
nguyện thỏa thuận cam kết của các bên. Khi xác lập quan hệ hợp đồng, các bên tự nguyện thống nhất ý chí và bày tỏ ý chí nhằm đạt tới mục đích nhất định. (Áp dụng Điều 4, BLDS)
- Nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi: hai bên tự nguyện cùng nhau xác lập quan
hệ hợp đồng dựa trên nguyên tắc bình đẳng và đảm bảo lợi ích của cả hai bên. (Áp dụng Điều 5, BLDS)
- Nguyên tắc trực tiếp chịu trách nhiệm tài sản và không trái pháp luật: Khi tham gia quan hệ hợp đồng mỗi bên phải tự mình gánh vác trách nhiệm về tài sản gồm phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại khi có hành vi vi phạm chế độ hợp đồng. (Áp dụng Điều 7, BLDS)
Việc ký kết hợp đồng phải hợp pháo không được trái pháp luật, mọi thỏa thuận trong hợp đồng phải hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam. (Áp dụng Điều 11, BLDS)
2.2.1.3. Nội dung kí kết hợp đồng mua bán hàng hóa
Hợp đồng mua bán hàng hóa là chủng loại hợp đồng được ký chủ yếu khi Cty CPTM&DVPM nhận cung cấp vật tư cho cơng trình hoặc khi Cơng ty mua vật tư để sản xuất bê tông cốt thép.
Nội dung hợp đồng mua bán hàng hóa do cơng ty ký kết thường bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
Phần đầu tiên, của bất kỳ hợp đồng nào do công ty ký kết cũng đều bao gồm:
Phần thứ hai, là các điều khoản của hợp đồng mà hai bên đã thỏa thuận: - Điều khoản về đối tượng của hợp đồng:
Hợp đồng mua hàng: vật liệu xây dựng, nguyên vật liệu sản xuất xi măng. Hợp đồng bán hàng: vật liệu xây dựng cung cấp cho cơng trình, cũng như bán cho các đối tác có yêu cầu.
- Điều khoản khối lượng và chất lượng: Khối lượng và chất lượng của hàng hóa
được giao dịch được xác định theo các đơn vị khác nhau tùy từng đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa.
- Điều khoản giá cả: trong hợp đồng mua bán hàng hóa của Cty
CPTM&DVPM có ghi rõ đơn giá mặt hàng (bao gồm thuế giá trị gia tăng và tiền vận chuyển, bốc xếp), tổng giá trị thanh tốn bằng số và bằng chữ.
Ví dụ: Quy cách sản phẩm trong hợp đồng mua xi măng của Cty vs Công ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn có ghi: “Xi măng Bút sơn được sản xuất theo tiêu chuẩn nhà nước Việt Nam: TCVN 6260-2009 cho xi măng PCB30, PCB40 TCVN2682-2009 cho xi măng PC40 và tiêu chuẩn TCXDVN 324:2004 cho xi măng MC25”
- Điều khoản thời gian, địa điểm và phương thức giao nhận: Địa điểm, thời
gian, phương thức giao hàng thay đổi theo mỗi hợp đồng, tùy thuộc vào tính chất của hàng hóa và điều kiện cụ thể của các bên ký kết hợp đồng nhưng thơng thường thì bên bán phải giao hàng tại kho bãi, chân cơng trình của bên mua vào một thời gian cụ thể theo yêu cầu của bên mua. Phương tiện vận chuyển thường do bên bán chịu trách nhiệm thuê và trả chi phí.
- Điều khoản phương thức thanh tốn: Cơng ty và bạn hàng thường thỏa thuận
thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. Điều khoản này được công ty và các bạn hàng đưa ra khá chặt chẽ. Các bên được phép thanh toán trả chậm nhưng giá trị thấp hơn bảo lãnh của ngân hàng.
Ví dụ: Trong Hợp đồng mua xi măng của công ty với Công ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn có quy định: “Bên B (Cty CPTM&DVPM) được thanh toán trả
Xem Điều 2: Quy cách phẩm chất sản phẩm – Phụ lục 3
chậm tiền mua xi măng có bảo lãnh cảu ngân hàng trị giá tối đa là 25 tỷ đồng; Bên A (Công ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn) sẽ giao xi măng cho bên B tương ứng với giá trị tiền mà bên B chuyển đến và giá trị được ngân hàng bảo lãnh; Nếu số dư nợ cảu bên B vượt quá giá trị bảo lãnh, bên A sẽ ngững cấp hàng”