Phương pháp phân tích

Một phần của tài liệu Luận văn công nghệ hóa thực phẩm khảo sát ảnh hưởng của sóng siêu âm tới hiệu suất trích ly dầu gấc bằng dung môi (Trang 32)

2.3.1. Phân tích hóa lý

- Xác định hiệu suất trích bằng cách tính tỉ lệ % lượng dầu trích trên lượng dầu tổng.

- Xác định hàm lượng carotene bằng cách đo thông qua lượng β-carotene xác định bằng phương pháp đo quang phổ ở bước sóng 450nm, sử dụng các hóa chất Hexane và Acetone.

Chương 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.1. Ảnh hưởng của công suất siêu âm đến hiệu suất thu hồi chất chiết và hàm lượng carotene.

Năng lượng siêu âm truyền cho một mẫu thực phẩm có thể được thể hiện thông qua công suất siêu âm (W), cường độ siêu âm (W/cm2) hoặc mật độ năng lượng siêu âm (W/ml). Trong đó, công suất siêu âm được sử dụng khá nhiều hơn cả.

Để khảo sát công suất siêu âm, chúng tôi giữ cố định các thông như nhiệt độ là 500C, thời gian là 2 phút với công suất lần lượt là 300, 350, 400, 450 và 500 (W).

Hình 3.1. Ảnh hưởng của công suất siêu âm đến hiệu suất trích ly

Hiệu suất thu hồi chất chiết gia tăng khi tăng công suất siêu âm. Tuy nhiên, khi khảo sát về hàm lượng carotene, thì kết quả đạt giá trị cao nhất tại công suất 400 (w).

Theo Jian – Bing và cộng sự (2006), sự gia tăng hiệu suất trích ly bằng sóng siêu âm là do hiện tượng sủi bọt từ đó tạo nên lực cắt xén cao làm tăng tốc độ truyền

khối của chất chiết. Ngoài ra, sự vỡ bọt cũng tạo nên sự khuấy trộn mạnh giúp cho sự khuếch tán chất chiết từ bên trong tế bào của màng gấc thoát ra bên ngoài dễ dàng hơn.

Khi tăng công suất siêu âm, thì hiệu suất thu hồi dầu gấc thay đổi không có ý

Một phần của tài liệu Luận văn công nghệ hóa thực phẩm khảo sát ảnh hưởng của sóng siêu âm tới hiệu suất trích ly dầu gấc bằng dung môi (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)