4. KẾT CẤU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
3.3. CÁC ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ VỚI VIỆC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC
MARKETING ĐIỆN TỬ TẠI CÔNG TY ITEKCO JSC
3.3.1. Đối với công ty ITEKCO JSC
Định hướng đúng và xây dựng chiến lược phù hợp với sự phát triển của TMĐT tại quốc gia mà doanh nghiệp đang hoạt động. Việc phát triển kinh doanh trực tiếp hay kinh doanh TMĐT luôn phải được xây dựng phù hợp với môi trường và luật pháp của từng nước. Do đó, cần hiểu và xây dựng giải pháp kinh doanh phù hợp, tạo tiền đề cho sự vận động và phát triển một cách bền vững.
Tăng cường nguồn nhân lực về thương mại điện tử. Doanh nghiệp ở nước ta nói chung và cơng ty ITEKCO JSC nói riêng đã triển khai ứng dụng thương mại điện tử ở mức độ khác nhau và đầu tư cho phát triển nhân sự về thương mại điện tử. Điều đó góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Một số biện pháp như cử cán bộ tham gia chương trình đào tạo, khố tập
tuyến, học hỏi kinh nghiệm doanh nghiệp khác, mời giảng viên về giảng dạy, tự đào tạo theo chương trình của doanh nghiệp, liên kết với các trường, cơ sở đào tạo để sử dụng nguồn nhân lực đó.
Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, công nghệ kỹ thuật cho thương mại điện tử góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh. Đầu tư cho hệ thống cơ sở vật chất như máy tính, máy chủ, máy trạm, mạng nội bộ, mạng Internet..đầu tư cho công nghệ như hệ thống trao đổi dữ liệu EDI, hệ thống thông tin, phần mềm trong quản trị nguồn lực doanh nghiệp ERP, quản trị quan hệ khách hàng CRM, quản trị hàng tồn kho, phần mềm quản trị nhân sự, phần mềm kế toán…
Tăng cường, nâng cao nhận thức và ý thức tuân thủ quy định pháp luật về thương mại điện tử. Doanh nghiệp thường xuyên nhắc nhở, nâng cao nhân thức, hiểu biết cho toàn bộ cán bộ nhân viên, ban quản trị để có định hướng hoạch định chiến lược, phát triển kế hoạch phù hợp với định hướng của doanh nghiệp. Đồng thời, đảm bảo việc tuân thủ pháp luật, thường xuyên cập nhật thông tin, quy định pháp luật liên quan đến kinh doanh trực tuyến như quy định bán hàng qua mạng, bảo mật thông tin cá nhân, giải quyết tranh chấp thương hiệu điện tử, giao kết và thực hiện hợp đồng..Bên cạnh đó, doanh nghiệp chủ động phát hiện và phản ánh với các cơ quan nhà nước về vấn đề phát sinh trong kinh doanh trực tuyến, đề xuất giải pháp, chính sách, đóng góp ý kiến trong dự thảo văn bản pháp luật liên quan đến thương mại điện tử.
Phát triển văn hố doanh nghiệp của cơng ty. Hiện nay, nhiều cơng ty coi việc xây dựng văn hố doanh nghiệp để tạo dựng một môi trường làm việc tốt thúc đẩy hiệu quả, nâng cao khả năng sáng tạo của các thành viên, một phong cách làm việc chuyên nghiệp dễ gây ấn tượng, lịng tin khách hàng. Để tạo dựng văn hố riêng, ban lãnh dạo có một kế hoạch xây dựng văn hố hồn chỉnh, khích lệ nhân viên làm việc hiệu quả, tinh thần trách nhiệm; và sự tham gia, phấn đấu của toàn thể nhân viên.
3.3.2. Đối với cơ quan quản lí nhà nước
Thứ nhất, nhanh chóng triển khai việc xây dựng và phê duyệt kế hoạch phát triển thương mại điện tử của Bộ ngành, địa phương:
Để triển khai có hiệu quả, đồng bộ trên cả nước Kế hoạch tổng thể phát triển
TMĐT giai đoạn 2013 – 2017, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần nhanh chóng xây dựng, phê duyệt và tổ chức triển khai kế hoạch phát triển TMĐT của Bộ, cơ quan, địa phương mình giai đoạn 2013 – 2017.
Thứ hai, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến về TMĐT: Trong thời gian
tới cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan và các doanh nghiệp trong việc đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền phổ biến TMĐT. Nội dung tuyên truyền phổ biến cần đi sâu vào lợi ích của việc tham gia sàn giao dịch TMĐT như: nhanh chóng, an tồn, tiết kiệm…
Thứ ba, hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng các mơ hình TMĐT phù hợp: Hiện
nay, số lượng doanh nghiệp ứng dụng sâu TMĐT, đặc biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp ở vùng sâu, vùng xa cịn thấp. Do đó, cơ quan quản lý chun ngành về TMĐT cần nghiên cứu, phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng và triển khai các chương trình, đề án hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng mơ hình TMĐT phù hợp cho từng loại hình và quy mơ doanh nghiệp. Ngồi ra, để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tìm kiếm, ổn định, mở rộng khách hàng, thị trường cho sản phẩm của mình, các cơ quan hữu quan như Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các hiệp hội ngành hàng…cần tiếp tục đẩy mạnh hoạt động cung cấp thông tin thị trường trên Internet.
Việc sử dụng dịch vụ cơng trực tuyến cũng góp phần giúp doanh nghiệp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh…Trong giai đoạn 2008 – 2012, các cơ quan quản lý Nhà nước ở Trung ương và địa phương đã triển khai cung cấp trực tuyến nhiều dịch vụ công liên quan đến sản xuất kinh doanh, mang lại hiệu quả thiết thực. Trong giai đoạn 2013 – 2017 cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động này, coi đây là một giải pháp để nang cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế.
Thứ tư, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến TMĐT: Đến hết năm 2012, khung pháp lý cơ bản về TMĐT đã hình thành, tạo điều kiện cho TMĐT phát triển. Từng được đánh giá là một trong các trở ngại lớn nhất trong giai đoạn
2005 – 2007, đến năm 2012 vấn đề môi trường pháp lý đã được doanh nghiệp đánh giá là trở ngại thấp nhất đối với việc ứng dụng TMĐT.
Tuy nhiên, để tạo môi trường thực sự thuận lợi cho sự phát triển của TMĐT, trong thời gian tới cần tiếp tục hoàn thiện, bổ sung các văn bản nhằm đảm bảo toàn bộ hệ thống pháp luật được định hướng theo chuẩn mực chung là hỗ trợ cho giao dịch TMĐT, phù hợp với thông lệ quốc tế và các cam kết hội nhập của Việt Nam. Trong đó cần tập trung vào hồn thiện các loại văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết giá trị pháp lý của chứng từ điện tử, ngành nghề kinh doanh TMĐT, ưu đãi thuế cho giao dịch TMĐT, bảo vệ người tiêu dùng, giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm trong TMĐT.
Thứ năm, Nhà nước cũng tăng cường việc tuyên truyền, nâng cao năng lực của người sử dụng Internet cũng như website về marketing trực tuyến. Trong giai
đoạn 2013 – 2017, hoạt động tuyên truyền phổ biến cần tập trung vào một số vấn đề đang được nhận định là các cản trở lớn đối với việc tham gia TMĐT của Website và người tiêu dùng như vấn đề về thơng tin cá nhân, hình thành và thúc đẩy thói quen mua sắm trên mạng Internet, khuyến khích sử dụng thẻ thanh toán trực tuyến…Đặc biệt, cần triển khai hoạt động cấp chứng nhận website TMĐT uy tín.
KẾT LUẬN
Là một website kinh doanh TMĐT, Cameraquansat.tv đã có những thành cơng nhất định và phát triển ngày càng vững mạnh. Để làm được điều đó, có thể thấy vai trò và tầm ảnh hưởng của nhà quản trị cấp cao luôn luôn sáng tạo đã giúp cho cơng ty có những bước đi vững chắc. Bên cạnh đó là sự cố gắng nỗ lực hết mình của tồn thể cán bộ nhân viên trong cơng ty. Tuy nhiên, môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay địi hỏi cơng ty cần phải phát huy lợi thế cạnh tranh của mình để tồn tại và đứng vững trên thị trường.
Nhận thức được vai trị và lợi ích của TMĐT, cameraquansat.tv đã ứng dụng TMĐT vào trong hoạt động kinh doanh của mình. Để có thể mở rộng thị trường và tối đa hóa lợi nhuận, website đã sử dụng các công cụ marketing điện tử. Nhưng trước những biến động của môi trường bên trong và bên ngoài, đồng thời việc tiến hành cịn nhiều thiếu sót và chưa hiệu quả nên cơng ty cần phải có những điều chỉnh cho các chiến lược, đặc biệt là chiến lược marketing điện tử.
Khóa luận đã chỉ ra được một số tồn tại trong công tác phát triển chiến lược marketing điện tử của website cameraquansat.tv. Từ đó chỉ ra nguyên nhân dẫn đến tồn tại đó và đề xuất các giải pháp để hồn thiện cơng tác xây dựng chiến lược marketing điện tử. Thơng qua đó, khóa luận cịn đưa ra một số kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giúp cho khóa luận có thể ứng dụng vào thực tế và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khác.
Tuy nhiên, khóa luận khơng tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của Q thầy cơ để khóa luận được hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tham khảo tiếng Việt
1. Bộ Công thương, Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2009, năm 2010. 2. Bộ môn Quản trị chiến lược, 2010, Bài giảng E-marketing.
3. Bộ môn Quản trị chiến lược, 2010, Bài giảng Môi trường và chiến lược TMĐT. 4. Bộ môn Quản trị tác nghiệp Thương mại điện tử, 2010, Bài giảng Quản trị tác
nghiệp B2C.
5. PGS.TS Trần Minh Đạo, 2006, Giáo trình Marketing căn bản, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
6. GS.TS.Nguyễn Bách Khoa, 2003, Giáo trình “Marketing thương mại điện tử”, NXB Thống Kê.
7. Philip Kotler, 2009, Quản trị marketing, NXB Lao động xã hội.
II. Tài liệu tham khảo tiếng Anh
8. Ian Chanston, 2001, E-Marketing Strategy, MCGraw – Hill Publishing.
9. Jeffrey F. Rayport, Bernard J. Jaworski – Boston, 2001, E – Commerce, Mc Graw – Hill Publishing
10. Mary Lou Roberts, 2002, Internet Marketing: Intergrating online and offline
strategy, McGraw-Hill Publishing.
11. Strauss, El – Ansary & Frost, 2003, E – Marketing, Prentice Hall Publishing.
III. Website 12. Vi.wikipedia.org 13. Vneconomy.vn 14. Vneco.org 15. Internetmarketing.inet.vn 16. Eqvn.net