1.3 .Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp
1.3.1 .Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
Văn hóa dân tộc và các yếu tố mơi trường văn hóa – xã hội
Văn hóa kinh doanh là một bộ phận của văn hóa dân tộc, văn hóa xã hội. Vì vậy, sự phản chiếu của văn hóa dân tộc, văn hóa xã hội lên nền văn hóa kinh doanh là một điều tất yếu. Mỗi cá nhân trong một nền văn hóa kinh doanh đều phụ thuộc vào một nền văn hóa dân tộc cụ thể, với một phần tuân theo các giá trị văn hóa dân tộc cụ thể, với một phần nhân cách tuân theo các giá trị văn hóa dân tộc. Mức độ coi trọng tính cá nhân hay tính tập thể, khoảng cách phân cấp xã hội, tính linh hoạt chuyển đổi giữa các tầng lớp xã hội, tính đối lập giữa nam quyền và nữ quyền, tính thận trọng,… là những nhân tố của văn hóa xã hội tác động mạnh mẽ đến văn hóa kinh doanh. Hoạt động kinh doanh luôn tồn tại trong một môi trường xã hội nhất định nên nhất thiết nó phải chịu ảnh hưởng của văn hóa xã hội. Các yếu tố của nền văn hóa xã hội như hệ giá trị, tập tục, thói quen, nghi lễ, lối sống, tư tưởng tôn giáo, cơ cấu dân số, thu nhập của dân chúng, vai trò của các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội,… đều tác động mạnh mẽ đến hoạt động của doanh nghiệp.
Các yếu tố thuộc về môi trường kinh doanh của doanh nghiệp
Các đối tác và khách hàng
Mỗi doanh nghiệp đều có tập khách hàng nhất định. Trong quá trình giao tiếp và trao đổi với khách hàng, các giá trị văn hóa của doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng và cần phải thay đổi cho phù hợp với khách hàng. Với các đối tác, doanh nghiệp cũng có thể phải thay đổi một số nét văn hóa để tạo thuận lợi cho mối quan hệ giữa hai bên. Ngồi ra doanh nghiệp cũng có thể học hỏi những nét văn hóa của các đối tác.
Các đối thủ cạnh tranh
Khi hoạt động trên thương trường doanh nghiệp sẽ gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt của các đối thủ. Doanh nghiệp cần có cái nhìn đúng đắn về văn hóa doanh nghiệp của đối thủ cạnh tranh, đâu là mặt mạnh của họ thì chúng ta cần phải ghi nhận và có thể học hỏi, áp dụng vào doanh nghiệp mình sao cho phù hợp với tình hình thực thế. Mặt khác chúng ta cũng không ngừng củng cố, phát huy những mặt mạnh trong văn hóa của doanh nghiệp mình để làm nên sự khác biệt trong cạnh tranh.
Mơi trường chính trị - luật pháp, các chính sách của Chính phủ.
Các yếu tố chính trị và luật pháp là yếu tố hàng đầu, có vai trị tác động chi phối tới văn hóa kinh doanh của mỗi nước. Hoạt động sản xuất - kinh doanh của từng cá nhân, từng tổ chức, từng doanh nghiệp trong xã hội đều phải chịu sự quy định, sự tác động của môi trường thể chế, phải tuân thủ các nguyên tắc, thủ tục hành chính, sự quản lý của Nhà nước về kinh tế. Do vậy, có thể nói, thể chế chính trị, thể chế kinh tế, thể chế hành chính, thể chế văn hóa, các chính sách của Chính phủ, hệ thống pháp chế, … là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường kinh doanh và qua đó ảnh hưởng sâu sắc tới việc hình thành và phát triển văn hóa kinh doanh. Sự ổn định chính trị được coi là một tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sự bình ổn của hệ thống chính trị biểu hiện qua các yếu tố pháp luật, ngoại giao, hệ thống chính sách, v.v… sẽ tạo điều kiện tốt cho hoạt động kinh doanh, tạo sự ổn định của doanh nghiệp và tạo điều kiện cho sự phát triển văn hóa kinh doanh.
Ngồi ra, cịn một số yếu tố khác như: xu hướng tiêu dùng của khách hàng, vị trí địa lý… cũng là những yếu tố tác động không nhỏ tới việc xây dựng và phát triển của văn hóa doanh nghiệp.