Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường tới việc phát triển văn hóa doanh

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty TNHH giải pháp phần mềm CMC (Trang 36 - 39)

PHẦN MỞ ĐẦU : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

6 Kết cấu đề tài

2.3 Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường tới việc phát triển văn hóa doanh

nghiệp tại Công ty TNHH giải pháp phần mềm CMC

2.3.1 Nhân tố mơi trường bên ngồi

2.3.1.1 Văn hóa dân tộc

Văn hóa Việt Nam mang đậm chất văn hóa Á Đơng coi trọng truyền thống gia đình, trung- lễ- nghĩa- trí- tín, chuộng sự hài hịa, tinh thần cầu thực, ý chí phấn đấu tự lực, tự cường, coi trọng tình đồn kết, đề cao giá trị cộng đồng, giúp đỡ lẫn nhau lá lành đùm lá rách,... đây chính là những nét dẹp văn hóa mà Cơng ty cần học hỏi, chắt lọc để xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp mang bản sắc Việt Nam trong thời hiện đại. Những lời cha ông ta để lại, nền văn hiến hàng ngàn năm đã ăn sâu vào tâm trí mỗi con người Việt Nam, từ đó ảnh hưởng tới văn hóa doanh nghiệp Cơng ty, văn hóa dân tộc tạo nên chất keo kết dính các thành viên trong cơng ty, hoạt động theo tiêu chí đồn kết thống nhất hơn là nhấn mạnh vào sự ganh đua để tạo ra hiệu quả; chọn công việc trọng về tình cảm, sự tơn trọng hơn là vì lương, thu nhập; nhanh nhẹn tháo vát thích ứng tốt trước những thay đổi của mơi trường; dùng tình cảm để hịa giải, giải quyết các mâu thuẫn nội bộ; giúp đỡ lẫn nhau, các thành viên mới, các thành viên khó khăn trong doanh nghiệp tạo nên mơi trường làm việc thân thiện, bình đẳng, tơn trọng cấp trên, đồng nghiệp, nghiêm chỉnh chỉnh chấp hành nội quy của doanh nghiệp…

Tuy nhiên văn hóa dân tộc cũng có những ảnh hưởng tiêu cực đến văn hóa doanh nghiệp của cơng ty. Đó là ảnh hưởng của lối sống trọng tình, trong quan hệ đồng nghiệp gần gũi giải quyết công việc dựa trên quan hệ cá nhân, không phân minh đời sống riêng tư với cơng việc, từ đó dẫn tới nhiều mâu thuẫn dẫn tới các hệ tư tưởng đối lập, các bè phái, nhóm nhỏ khơng chính thức trong cơng ty. Ảnh hưởng của ý thức vì

thể diện, các nhân viên lâu năm, cấp quản lý cịn giữ tư tưởng bảo thủ khơng chịu thừa nhận năng lực của một số thành viên mới hoặc thành viên mới với tư tưởng sợ bị dịm ngó, sợ bị tập thể cho là khác người, dẫn tới các thành viên mới thường trông trước, trông sau để những điều mình nói và những việc mình làm khơng nổi trội, không khác với mọi người, không gây chú ý tới các cấp lãnh đạo cơ sở, những người có cá tính, thích tìm tỏi, sáng tạo thường phải gượng ép mình phù hợp với khuôn khổ của cộng đồng mà họ là thành viên trong đó, điều này làm giảm đi tính sáng tạo, kìm hãm tốc độ phát triển của tổ chức. Ảnh hưởng của tâm lý thích sự ổn định, dễ thỏa mãn với những lợi ích trước mắt, ngại cạnh tranh. Tư tưởng thích làm việc cá nhân, ln muốn dấu bí mật cho riêng mình, ngại làm việc nhóm, ngại sẻ chia công việc, thông tin. Đây là một số những vấn đề đã cản trở khơng nhỏ tới q trình xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp mà CMCSoft rất quan tâm, nhằm giải phóng tư tưởng, thống nhất quan điểm vào một khối thống nhất, hệ tư tưởng của công ty.

2.3.1.2 Môi trường kinh doanh

Thứ nhất, các đối tác và khách hàng: Khách hàng được coi là một trong những yếu

tố ảnh hưởng lớn nhất tới doanh nghiệp, khách hàng là người quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp vì suy cho cùng mọi hoạt động của doanh nghiệp đều nhằm phục vụ và làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Việc phát triển các giá trị văn hóa doanh nghiệp của CMCSoft cũng nhằm một mục đích làm thỏa mãn, đem lại sự hải lòng cho khách hàng, tạo ấn tượng tốt, ghi sâu hình ảnh doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng như: Văn hóa ứng xử của nhân viên, thương hiệu, nghi lễ, hoạt động tập thể,…

Thứ hai, các đối thủ cạnh tranh: Trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào doanh

nghiệp luôn gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ cùng ngành, CMCSoft cũng khơng nằm ngồi trong số đó. Bởi vậy để tăng cường khả năng cạnh tranh với các đối thủ Công ty buộc phải thay đổi, thích nghi, học hỏi và chắt lọc các nét văn hóa tốt đẹp nhằm tạo nên các điểm nhấn khác biệt thu hút sự chú ý của khách hàng đến với công ty.

2.3.2 Nhân tố môi trường bên trong

2.3.2.1 Bộ phận lãnh đạo công ty

Bộ phận lãnh đạo có vai trị vơ cùng quan trọng trong công ty, bởi họ là người quyết định cuối cùng cho các vấn đề quan trọng, các vấn đề mang tính chiến lược của

doanh nghiệp, họ là tấm gương về văn hóa doanh nghiệp, họ đóng vai trị quyết định tới quá trình hình thành, xây dựng, đầu tư và phát triển văn hóa doanh nghiệp. Họ là người đi đầu thực hiện các mục tiêu đề ra làm động lực gắn kết các thành viên. Có hai đối tượng lãnh đạo ảo hướng đến sự hình thành và phát triển văn hóa doanh nghiệp của Cơng ty đó là: sáng lập viên và nhà lãnh đạo kế cận của công ty. Như ta đã biết, những nhà sáng lập viên là người sáng lập ra công ty, bằng những kinh nghiệm, tài năng, phẩm chất, quan điểm chính trị,.. họ là người quyết định việc hình thành hệ thống các giá trị văn hóa căn bản của doanh nghiệp, tầm nhìn- sứ mệnh kinh doanh, mục tiêu kinh doanh,… những sự lựa chọn này tất yếu sẽ tác động tới sự hình thành và phát triển văn hóa doanh nghiệp thời kỳ đầu. Tiếp đến là các nhà lãnh đạo kế cận, họ sẽ là người kế thừa hệ tư tưởng của các nhà sáng lập, các giá trị văn hóa doanh nghiệp, cùng với những giá trị mang tính cá nhân họ chắt lọc các giá trị văn hóa tốt đẹp và tạo ra các giá trị văn hóa mới nhằm phát triển văn hóa doanh nghiệp lên một tầm cao mới.

2.3.2.2 Các thành viên trong công ty

Việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp cịn phụ thuộc rất lớn vào các thành viên trong công ty. Nếu ban lãnh đạo được coi là người vạch đường, định hướng cho q trình phát triển văn hóa doanh nghiệp thì các thành viên trong cơng ty chính là các đối tượng thực thi, chấp hành q trình xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp, từ đó tác động đến tốc độ nhanh hay chậm, sự thành công hay thất bại của việc phát triển văn hóa doanh nghiệp. Điều này lại bị chi phối bởi khả năng nhận thức, trình độ văn hóa, thái độ, tinh thần làm việc và hành vi của các thành viên. Đối nghịch với các thái độ chống đối, cố tình làm chậm, làm ngược, tính tình, tình cảm, thiếu nghiêm túc,… khi làm việc làm xấu, chậm đi quá trình phát triển thì những thái độ hợp tác trong cơng việc, đồn kết, tinh thần làm việc hăng say, nhiệt huyết sẽ góp phần thúc đẩy q trình phát triển các giá trị văn hóa điển hình diễn ra nhanh chóng, hiệu quả hơn.

2.3.2.3 Lịch sử hình thành của cơng ty

Khơng thể phủ nhận vai trị quan trọng và ảnh hưởng của lịch sử hình thành của cơng ty đến việc xây dựng, điều trình và phát triển những đặc trưng văn hóa cơng ty mới của một tổ chức. Thể thiện ở việc, lịch sử hình thành của cơng ty phản ánh đầy đủ quá trình vận động và thay đổi của các đặc trưng văn hóa, những nguyên nhân và ảnh hưởng của chúng tới quá trình vận động và phát triển về văn hóa doanh nghiệp. Có thể

thấy, những cơng ty có lịch sử phát triển lâu đời và có bề dày truyền thống sẽ ít có sự thay đổi hơn những cơng ty mới thành lập, non trẻ và chưa định hình rõ phong cách hay đặc trưng văn hóa. Những nét truyền thống, tập qn, nhân tố văn hóa đã được hình thành và xuất hiện trong lịch sử hình thành của cơng ty là chỗ dựa cho sự phát triển văn hóa sau nay, nhưng cũng có thể trở thành “ ràn cản tâm lý” khó vượt qua trong xây dựng và phát triển văn hóa danh nghiệp.

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty TNHH giải pháp phần mềm CMC (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)