1.1.1.1. Khái niệm
Trong nền kinh tế thị trường, để tiến hành các hoạt động kinh doanh, bất kì doanh nghiệp nào cũng cần phải có được các yếu tố cần thiết như kho tàng, cửa hàng, văn phịng, nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện, vật tư, hàng hố… Muốn có được các tài sản này, các doanh nghiệp cần phải có một lượng vốn nhất định để đầu tư, mua sắm, thuê mướn… Do vậy hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thực sự có hiệu quả thì điều đầu tiên mà các doanh nghiệp quan tâm và nghĩ đến là làm sao để có đủ vốn và phải sử dụng nó như nào để đem lại hiệu quả cao nhất. Vậy vốn kinh doanh là gì?
Theo quan điểm của Mark – nhìn dưới giác độ của các yếu tố sản xuất thì “ Vốn chính là tư bản, là giá trị đem lại giá trị thặng dư, là một đầu vào của quá trình sản xuất”. Tuy nhiên Mark quan niệm chỉ có khu vực sản xuất vật chất mới tạo ra giá trị thặng dư cho nền kinh tế. Đây là một hạn chế trong quan điểm của Mark. Cách hiểu này phù hợp với nền kinh tế sơ khai – giai đoạn kinh tế học mới xuất hiện và phát triển.
Theo cuốn “kinh tế học” của David Begg cho rằng: Vốn là một loại hàng hoá nhưng được sử dụng tiếp tục vào quá trình sản xuất kinh doanh tiếp theo. Có hai loại vốn là vốn hiện vật và vốn tài chính. Vốn hiện vật là dự trữ các loại hàng hoá đã sản xuất ra các hàng hoá và dịch vụ khác. Vốn tài chính là tiền mặt, hay tiền gửi ngân hàng…Đất đai không được coi là vốn.
Theo giáo trình Tài chính Doanh nghiệp của trường đại học Thương mại:
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ lượng tiền cần thiết để bắt đầu và duy trì các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nói cách khác, vốn kinh
doanh của doanh nghiệp là loại quỹ tiền tệ đặc biệt phục vụ cho các hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp.
SVTH: Tạ Đức Nhân 5
Theo cách tiếp cận trên thì vốn kinh doanh phải có trước khi diễn ra các hoạt động kinh doanh. Nói cách khác, vốn kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền đầu tư ứng trước cho kinh doanh của doanh nghiệp đó. Với yêu cầu mục tiêu về hiệu quả hoạt động, số vốn ứng trước ban đầu cho kinh doanh sẽ phải thường xuyên vận động và chuyển hố hình thái biểu hiện từ tiền tệ sang các tài sản khác và ngược lại. Do đó, nếu xét tại một thời điểm nhất định thì vốn kinh doanh không chỉ là vốn bằng tiền mà cịn là các hình thái tài sản khác. Cho nên, có thể hiểu “vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản được huy động, sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời ”.
1.1.1.2.Vai trị của vốn kinh doanh
Về mặt pháp lý:
Vốn đóng vai trị hết sức quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Nó là cơ sở, là tiền đề cho một doanh nghiệp bắt đầu khởi sự hoạt động kinh doanh. Muốn đăng ký kinh doanh, theo quy định của nhà nước, bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải có đủ số vốn pháp định theo từng ngành nghề kinh doanh của mình.
Trong trường hợp quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn doanh nghiệp không đạt được điều kiện mà luật pháp quy định thì kinh doanh đó sẽ bị chấm dứt hoạt động như: phá sản hoặc sáp nhập doanh nghiệp. Như vậy có thể xem vốn là một trong những cơ sở quan trọng để đảm bảo sự tồn tại tư cách pháp nhân của một doanh nghiệp trước pháp luật.
Về mặt kinh tế:
Để tiến hành sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải thuê nhà xưởng, mua máy móc thiết bị, cơng nghệ, ngun vật liệu, th lao động…Tất cả những điều kiện cần có để một doanh nghiệp có thể tiến hành và duy trì những hoạt động của mình nhằm đạt mục tiêu đã đặt ra. Những loại hình doanh nghiệp khác nhau tầm quan trọng của vốn cũng thể hiện khác nhau.
- Ngồi ra, trong q trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, vốn là điều kiện để doanh nghiệp mở rộng sản xuất cả về chiều rộng và chiều sâu, đổi mới máy móc thiết bị, ứng dụng thành tựu mới khoa học và sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập cho người lao động…Từ đó nâng cao hiệu
SVTH: Tạ Đức Nhân 6
quả sản xuất kinh doanh, tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường…
1.1.1.3. Phân loại vốn kinh doanh
Phân loại vốn theo nguồn hình thành.
Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu là số vốn góp do chủ sở hữu, các nhà đầu tư đóng góp. Số
vốn này khơng phải là một khoản nợ, doanh nghiệp không phải cam kết thanh tốn, khơng phải trả lãi suất. Tuy nhiên, lợi nhuận thu được do kinh doanh có lãi của doanh nghiệp sẽ được chia cho các cổ đơng theo tỷ lệ phần vốn góp cho mình. Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu được hình thành theo các cách thức khác nhau. Thông thường nguồn vốn này bao gồm vốn góp và lãi chưa phân phối.
Nợ phải trả
Nợ phải trả là nguồn vốn kinh doanh ngồi vốn pháp định được hình thành từ nguồn đi vay, đi chiếm dụng của các tổ chức, đơn vị, cá nhân và sau một thời gian nhất định, doanh nghiệp phải hoàn trả cho người cho vay cả lãi và gốc. Phần
vốn này được doanh nghiệp sử dụng với những điều kiện nhất định (như thời gian sử dụng, lãi suất, thế chấp…) nhưng không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Vốn vay có hai loại là vốn vay ngắn hạn và vốn vay dài hạn.
Phân loại dựa trên tốc độ chu chuyển vốn.
Vốn cố định:
Là chỉ tiêu phản ánh giá trị bằng tiền của tài sản cố định, bao gồm tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định th tài chính và tài sản cố định vơ hình. TSCĐ dùng
trong kinh doanh tham gia hồn tồn vào q trình kinh doanh nhưng về mặt giá trị thì chỉ có thể thu hồi dần sau nhiều chu kỳ kinh doanh.
Vốn cố định biểu hiện dưới hai hình thái:
- Hình thái hiện vật: là tồn bộ tài sản cố định dùng trong kinh doanh của các doanh nghiệp. Nó bao gồm nhà cửa, máy móc, thiết bị, cơng cụ…
- Hình thái tiền tệ: Đó là tồn bộ TSCĐ chưa khấu hao và vốn khấu hao khi chưa được sử dụng để sản xuất TSCĐ, là bộ phận vốn cố định đã hồn thành vịng luân chuyển và trở về hình thái tiền tệ ban đầu.
Vốn lưu động :
SVTH: Tạ Đức Nhân 7
Là biểu hiện bằng tiền của tài sản ngắn hạn sử dụng trong kinh doanh.
Vốn lưu động tham gia hồn tồn vào q trình kinh doanh và giá trị có thể trở lại hình thái ban đầu sau mỗi vịng chu chuyển của hàng hố. Nó là bộ phận của vốn sản xuất, bao gồm giá trị nguyên liệu, vật liệu phụ, tiền lương…Những giá trị này được hoàn lại hoàn toàn cho chủ doanh nghiệp sau khi đã bán hàng hố. Trong q trình sản xuất, bộ phận giá trị sức lao động biểu hiện dưới hình thức tiền lương đã bị người lao động hao phí nhưng được tái hiện trong giá trị mới của sản phẩm, còn giá trị nguyên nhiên vật liệu được chuyển toàn bộ vào sản phẩm trong chu kỳ sản xuất kinh doanh đó
Phân loại theo phạm vi huy động và sử dụng vốn
Nguồn vốn trong doanh nghiệp: Là nguồn vốn có thể huy động được từ hoạt động bản thân của doanh nghiệp như: Tiền khấu hao TSCĐ, lợi nhuận giữ lại, các khoản dự trữ, dự phòng, khoản thu từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ…
Nguồn vốn ngoài doanh nghiệp : Là nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động từ bên ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh như: Vay ngân hàng, vay của các tổ chức kinh tế khác, vay của các nhân viên trong cơng ty, vay cá nhân…
Ngồi ra, doanh nghiệp cịn có thể có các nguồn vốn khác như: nguồn vốn FDI, ODA…thơng qua việc thu hút các nguồn vốn này, các doanh nghiệp có thể tăng vốn đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Phân loại theo thời gian huy động và sử dụng vốn
Vốn thường xun
Vốn thường xun là nguồn vốn có tính chất ổn định và dài hạn mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đầu tư vào tài sản cố định và một bộ phận tài sản lưu động tối thiểu thường xuyên cần thiết cho hoạt động doanh ngiệp. Nguồn vốn này bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh nghiệp.
Vốn tạm thời.
Vốn tạm thời là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn( dưới một năm) mà doanh số có thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu có tính chất tạm thời, bất thường phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn này bao gồm các khoản vay ngắn hạn và các khoản chiếm dụng của bạn hàng.
SVTH: Tạ Đức Nhân 8
Phân loại theo hình thái biểu hiện.
Vốn kinh doanh được biểu hiện ở cả 2 hình thái giá trị và hiện vật
Biểu hiện ở 2 hình thái giá trị và hiện vật. Ví dụ như: nguyên vật liệu, công cụ, hàng gửi đi bán…
Vốn chỉ biểu hiện ở 1 hình thái là giá trị
Biểu hiện ở hình thái giá trị. Ví dụ như: tiền (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng…), các khoản nợ phải thu, đầu tư tài chính.
Như vậy, phân loại vốn sẽ giúp cho nhà quản lý doanh nghiệp lập kế hoạch tài chính, hình thành nên những dự định về tổ chức nguồn vốn trong tương lai trên cơ sở xác định quy mô về số vốn cần thiết, lựa chọn thích hợp cho từng hoạt động sản xuất kinh doanh để đạt hiệu quả sử dụng vốn cao nhất.
1.1.2. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh