Những mặt hạn chế, tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH thương mại tổng hợp và xây dựng thành nam (Trang 30 - 33)

1.1 .Những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

1.3.1.1 .Phân tích cơ cấu và sự biến động vốn kinh doanh

3.1. Các kết luận và phát hiện qua phân tích

3.1.2. Những mặt hạn chế, tồn tại và nguyên nhân

Mặc dù đã đạt được những thành tích trong sản xuất kinh doanh nhưng công ty vẫn bộc lộ nhiều hạn chế.

Hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng vốn cố định. Để có thể thắng được thầu khi tham gia tranh thầu các cơng trình xây dựng, doanh nghiệp phải thường xuyên đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, địi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng vốn lớn, do

đó nhu cầu về vốn cố định tăng lên. Thực tế công ty đã không đầu tư đúng mức cho nguồn vốn này mà đã dùng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ, do đó trong cơng tác quản lý và sử dụng vốn cố định đã gặp nhiều trở ngại về một cơ cấu vốn không hợp lý. Hơn nữa, việc đầu tư TSCĐ trong năm vừa qua đã không đạt được hiệu quả như mong muốn vì TSCĐ mới chưa phát huy được hết năng lực cũng như khai thác tối đa công suất thiết kế và thời gian sử dụng máy. Rất nhiều TSCĐ không cần dùng vào sản xuất kinh doanh mà vẫn phải tính khấu hao, như vậy đã làm ảnh hưởng đến kế hoạch doanh thu của cơng ty. Máy móc vẫn chưa được đổi mới. Trong đầu tư mua sắm thiết bị, công nghệ thi cơng cịn chưa đáp ứng nhu cầu thực tế của cơng trình, ngồi ra cịn vấp phải hạn chế về thiết bị cũ, giá cao.

Hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động. Vốn lưu động tại công ty cũng như hầu hết các doanh nghiệp khác trong ngành xây dựng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn kinh doanh. Cơ cấu vốn trong doanh nghiệp chưa hợp lý tài sản ngắn hạn chiếm trên 80% trên tổng tài sản, tài sản dài hạn chỉ có khoảng 20% trên tổng tài sản. Trong phần phân tích tình hình tài chính ở cơng ty cho thấy việc đảm bảo vòng quay của vốn lưu động là rất khó khăn. Tình trạng bị chiếm dụng vốn và dùng các khoản vay nợ ngắn hạn để sản xuất kinh doanh sẽ gây ra những rủi ro và chi phí lớn đối với công ty.

Hạn chế trong công tác quản lý các khoản phải thu. Việc số lượng và quy mô các khoản phải thu tăng lên gây ra sự ứ đọng vốn lưu động trong khâu thanh toán, ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc kế hoạch hóa ngân quỹ cũng như tốc độ luân chuyển và hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Trên thực tế, từ khi cơng ty hồn thành thi công cho đến khi được thanh tốn đầy đủ là một q trình kéo dài và rất phức tạp.Cơng tác thu hồi nợ khó khăn khiến các khoản phải thu liên tục tăng. Điều này gây ra tình trạng thiếu vốn trầm trọng trong hoạt động tài chính của cơng ty.

Hàng tồn kho của cơng ty vẫn đang ở mức cao

Chi phí vẫn nằm ở tình trạng cao do nhu cầu mở rộng quy mô nên lượng vốn bị thâm hụt dẫn đến việc vay nợ từ các tổ chức tín dụng, do giá nguyên vật liệu đầu vào tăng.

Hiệu quả sử dụng vốn còn thấp do vay vốn đầu tư tài sản cố định, đầu tư mở rộng sản xuất, sử dụng vốn không hợp lý, tiến độ thực hiện chậm, chi phí lãi vay lớn..

Cơ cấu nguồn vốn trong đơn vị còn chưa hợp lý. Vốn đầu tư mua sắm thiết bị chủ yếu là đi vay ngân hàng tới 90% cịn vốn tự có chưa tới 10%.

Thời gian thi cơng các cơng trình thường kéo dài dẫn đến quyết tốn khơng theo đúng kế hoạch.

Nỗ lực kiềm chế lạm phát không đặt nặng mục tiêu tăng trưởng kinh tế cũng tác động đến tình hình kinh doanh của ngành nói chung và doanh nghiệp nói riêng

Q trình thành lập đến phát triển có nhiều sự thay đổi, cơ sở vật chất ban đầu cịn lạc hậu, chính vì vậy mà cơng ty cần đầu tư một lượng lớn vốn vào việc hiện đại hóa máy móc, thiết bị, mua sắm tài sản cố định. Trong khi đó nguồn vốn lại có hạn nên làm ảnh hưởng đến cơng tác k ế hoạch phục vụ cho nhu cầu công việc được tốt hơn. Do hạn chế về nguồn vốn nên công ty phải vay từ ngân hàng để đầu tư vì thế hàng năm công ty phải chi một lượng tiền không nhỏ trong tổng doanh thu của công ty để trả lãi cho ngân hàng.

Nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những tồn tại và hạn chế trong việc sử dụng vốn kinh doanh của công ty song nguyên nhân chủ yếu là do sự khó khăn chung của nền kinh tế năm qua.

Để giữ chân các khách hàng hiện tại và tìm kiếm đối tác mới, cơng ty đã nới lỏng chính sách cơng nợ, khiến cho các khoản nợ phải thu của công ty tăng lên một khoản rất lớn, công ty bị các cá nhân và đơn vị khác chiếm dụng vốn.

Sự cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực xây dựng là nguyên nhân khiến cho khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty bị suy giảm, dẫn đến doanh thu bán hàng và lợi nhuận giảm.

Hiện tại, cơng ty chưa có bộ phận chuyên trách để xây dựng những kế hoạch cụ thể và chi tiết về quản lý và sử dụng vốn, chưa tiến hành phân tích các chỉ tiêu về kết quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn nên công ty chưa có những phương án sử dụng vốn tối ưu.

Nguồn vốn chủ sở hữu hiện có của cơng ty khơng đủ đáp ứng nhu cầu duy trì và mở rộng quy mơ sản xuất kinh doanh nên cơng ty phải trả một khoản chi phí lớn cho việc huy động vốn vay.

3.2. Các đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH thương mại tổng hợp và xây dựng thành nam (Trang 30 - 33)