Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu về hiệu quả sử dụng vốn kinh

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH thái phát (Trang 36 - 38)

2.2.2.3 .Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định

3.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu về hiệu quả sử dụng vốn kinh

doanh tại công ty TNHH Thái Phát.

3.1.1 Những thành quả đạt được của Công ty.

Trong thời gian qua Cơng ty TNHH Thái Phát gặp khá nhiều khó khăn trong kinh doanh do thiếu vốn. Công ty là một thành viên non trẻ trên thị trường phôi thép, đi vào hoạt động công ty phải cạnh tranh với những công ty không những sản xuất trong nước mà cả với những nhà nhập khẩu hơn hẳn mình về trình độ khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên, bằng những nổ lực lớn của ban lãnh đạo Công ty cũng như cán bộ công nhân viên và đội ngũ công nhân lao động, công ty đã từng bước khẳng định mình, uy tín của cơng ty ngày càng được đánh giá cao bởi chất lượng mặt hàng mà công ty cung cấp trên thị trường, trên cơ sở đó khơng ngừng nâng cao mở rộng quy mô sản xuất phát triển năng lực. Để đạt được kết quả này không thể không kể đến một số thành công về hiệu quả sử dụng VKD mà công ty đã đạt được:

- Thứ nhất: Nguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công

ty không ngừng gia tăng qua các năm. Năm 2011 nguồn vốn kinh doanh tăng 596.634.716 đồng so với năm 2010, tỷ lệ tăng 6,33%. Sự tăng lên của vốn sản xuất kinh doanh cho thấy năng lực sản xuất kinh doanh của Công ty đang ngày càng tăng lên, năng lực cạnh tranh của Công ty trên thị trường Việt nam cũng tăng dần. Điều này sẽ tạo tiền đề phát triển trong những năm tiếp theo.

- Thứ hai: Lợi nhuận của Công ty luôn dương chưa xảy ra tình trạng thua lỗ,

nên cơng ty ln hồn thành tốt nghĩa vụ với nhà nước, đời sống cán bộ công nhân viên được đảm bảo.

- Thứ ba: Công ty đã rất cố gắng ngay trong khâu lập kế hoạch mua sắm tài

sản cố định. Vì TSCĐ chính là nguồn VCĐ của cơng ty. Tất cả các TSCĐ của công ty đều được đưa vào phục vụ sản xuất điều này giúp cho Cơng ty tiết kiệm được một khoản chi phí bảo dưỡng và lưu kho và cũng tránh được tồn đọng vốn rất lớn…

3.1.2 Những tồn tại và nguyên nhân.

Bên cạnh những thành cơng mà cơng ty đã đạt được thì trong cơng tác quản lý và sử dụng VKD của Công ty còn nhiều hạn chế cần khắc phục:

- Thứ nhất là các khoản nợ phải thu: Trong năm 2011 việc thực hiện các

khoản nợ phải thu chưa hiệu quả, các khoản thu tăng quá nhanh so với năm 2010. Năm 2010 khoản phải thu là 573.681.674 đồng, năm 2011 các khoản phải thu là 1.739.900.440 đồng, tăng 203.29%. Lượng vốn bị chiếm dụng này đã làm cho tốc độ luân chuyển vốn lưu động bị giảm mạnh và mang lại độ rủi ro khá cao cho Công ty.Trong những năm tiếp theo Công ty nên thực hiện các biện pháp để thu hồi khoản vốn bị chiếm dụng này.

Nguyên nhân: Do Công ty chưa quản lý vốn chặt chẽ, công tác thu hồi nợ thực hiện chưa tốt, Cơng ty chưa có biện pháp thích hợp để khuyến khích, tác động mạnh đến khách hàng để họ thanh tốn các khoản nợ khiến cho vốn của Cơng ty bị chiếm dụng khá nhiều, ảnh hưởng xấu tới hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.

-Thứ hai là hàng tồn kho: Giá trị hàng tồn kho ln ở mức cao mặc dù có xu

hướng giảm, năm 2010 giá trị hàng tồn kho là 3.280.609.567 đồng (chiếm 54,47% VLĐ), năm 2011 là 3.219.666.133 đồng (chiếm 48.12% VLĐ) , giảm 60.943.434 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 1.86%. Điều này dẫn đến ứ đọng vốn, tăng chi phí bảo quản, lưu kho làm cho tốc độ luân chuyển VLĐ giảm và hiệu suất sử dụng VLĐ không hiệu quả.

Nguyên nhân: Do thị trường phôi thép ngày càng đa dạng, khơng những có sự tham gia của các doanh nghiệp trong nước mà cịn có các doanh nghiệp nước ngồi với những máy móc thiết bị ngày càng tân tiến, hiện đại. Phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt này của thị trường là nguyên nhân vì sao lượng hàng tiêu thụ của Cơng ty bị giảm sút. Bên cạnh đó việc Cơng ty chưa chủ động trong việc khai thác, mở rộng địa bàn kinh doanh ra những khu vực xa cũng đã góp phần làm tăng lượng hàng tồn kho. Cơng tác quản lý hàng tồn kho của Cơng ty thì chưa thực sự hiệu quả, còn nhiều tồn tại, chưa xác định đúng nhu cầu của thị trường nên đã dự trữ cao hơn mức cần thiết.

- Thứ ba là tỷ trọng VCĐ chưa hợp lý: Công ty là doanh nghiệp sản xuất

TSCĐ(VCĐ) và TSCĐ lại có xu hướng giảm, năm 2010 TSCĐ chiếm 36,07% tổng tài sản, năm 2011 TSCĐ chiếm 32,21% tổng tài sản . Điều đó làm giảm tốc độ luân chuyển VCĐ và hiệu suất sinh lời của VCĐ.

Ngun nhân: Do vốn của cơng ty cịn hạn chế nên chưa thật sự chú trọng đầu tư vào máy móc thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất. Công ty cũng khơng áp dụng th tài chính nên giá trị TSCĐ ở mức thấp.

- Thứ tư là trình độ và kinh nghiệm quản lý của cán bộ công nhân viên: Trình

độ và kinh nghiệm quản lý của cán bộ cơng nhân viên tại cơng ty cịn nhiều hạn chế ảnh hưởng đến việc tham gia ký kết hợp đồng, cũng như làm cho khả năng quản lý vốn của Cơng ty thiếu hiệu quả, gây thất thốt, lãng phí vốn.

Nguyên nhân: Trình độ và kinh nghiệm quản lý của cán bộ công nhân viên tại Công ty cịn nhiều hạn chế , một phần là do trình độ của bản thân họ, một phần là do Công ty chưa tổ chức nhiều các lớp đào tạo nâng cao trình độ chun mơn.

3.2 Các đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Thái Phát.

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH thái phát (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)