KẾT CẤU TRỤC CHÍNH

Một phần của tài liệu thiết kế máy phay đứng công xôn (Trang 79 - 80)

2. TÍNH TOÁN MỘT SỐ BỘ TRUYỀN VAÌ LY HỢP

3.3. KẾT CẤU TRỤC CHÍNH

Kết cấu trục chính phụ thuộc vào các yếu tố sau đây: - Vị trí và số chi tiết lắp trên trục.

- Dung sai lắp ghép cần thiết cho những chi tiết lắp trên trục.

- Các phương pháp lắp chi tiết và các phương pháp di động các chi tiết trượt. - Các phương pháp điều chỉnh theo hướng trục và hướng tâm của trục. - Kích thước và các loại ổ trục.

- Phương pháp lắp ráp, chế tạo nhiệt luyện cũng như cách cố định dụng cụ hoặc chi tiết gia công trên trục.

Những nguyên tắc tổng quát khi xác định kết cấu trục chính là:

- Nếu trên trục lắp nhiều chi tiết có chế độ lắp ghép khác nhau, thì hình dáng của trục phải đảm bảo việc tháo lắp chi tiết dễ dàng. Do đó trục chính trương nhỏ dần về phia hai đầu.

- Đoạn trục có chi tiết lắp trung gian cần phải có gờ.

- Nếu trên trục có đường kính danh nghĩa, nhưng bề mặy có nhiều dung sai khác nhau, thì giữa bề mặt ấy phải có rãnh ngăn cách để thoát dao.

- Các đường kính trục lấy theo tiêu chuẩn.

- Trên trục thường có những đoạn côn. Ở những đoạn côn lắp bánh răng thì độ côn là 1:15.

- Để giảm ứng suất và tránh rạn nứt khi nhiệt luyện, ở những chỗ thay đổi đường kính cần phải có góc lượn lớn.

- Đối với trục chính cần cho phôi, dao, các cơ cấu kẹp, ống dẫn dầu,... đi qua, thì trục cần làm rỗng.

- Hình dáng và kích thước của đầu trục chính dùng để lắp dao, lắp mâm cặp v .v... đều được lấy theo tiêu chuẩn.

Một phần của tài liệu thiết kế máy phay đứng công xôn (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w