Những thuận lợi hiện nay và cơ hội phát triển các dịch vụ tài chính trong tương

Một phần của tài liệu Các dịch vụ tài chính của ngân hàng thương mại (Trang 33 - 36)

lai

1. Thuận lợi

- Nền kinh tế Việt Nam tương đối phát triển: ,Việt Nam thuộc nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới. Môi trường kinh tế được cải thiện, sản xuất công nghiệp, thương mại, xuất nhập khẩu và dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn. Do đó với vai trị là “mạch máu” dẫn vốn cho nền kinh tế, khi nền kinh tế có sức khỏe tốt, các dịch vụ tài chính cũng sẽ hoạt động tốt và hiệu quả.

- Sự phát triển của công nghệ: tác động của cách mạng công nghệ số đến sự phát triển của hệ thống ngân hàng ngày càng rõ nét.

- Môi trường pháp lý: các cơng cụ chính sách tiền tệ có sự biến chuyển đồng bộ phù hợp với quy luật thị trường, từng bước thực hiện theo thông lệ quốc tế, các quy chế cho vay

quy định đảm bảo tiền vay tạo thế chủ động trong hoạt động tín dụng.

- Hội nhập kinh tế quốc tế: hội nhập kinh tế quốc tế trở thành một xu thế thời đại và diễn ra mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực. Theo đó, song song với việc vươn ra thị trường thế giới, Việt Nam cũng cần mở cửa thị trường trong nước, trong đó có lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng.

- Hiệp định thương mại tự do: góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm từ đó tác động tích cực đến ngành Tài chính - ngân hàng, sẽ có thêm các cơ hội đẩy mạnh các dịch vụ tài chính của mình và đa dạng nguồn vốn khi những cơ hội hợp tác được mở ra. - Đội ngũ khách hàng của ngân hàng khá đông đảo, nguồn vốn huy động của các NHTM từ dân cư đã tăng mạnh và chiếm 35-40% vốn huy động.

- Lượng kiều hối chuyển tiền qua các NHTM ngày càng tăng tạo nguồn ngoại tệ đáng kể. Ngoài ra các điểm giao dịch của các ngân hàng ngày càng mở rộng tăng sự tiện lợi cho khách hàng sử dụng dịch vụ.

- Được sự quan tâm và hỗ trợ đặc biệt từ phía ngân hàng nhà nước: đưa ra các giải pháp ứng phó phù hợp với điều kiện mới, nới lỏng các quy định về tăng trưởng tín dụng và tập trung nhiều vào giám sát, kiểm sốt thanh khoản của các NHTM.

Ví dụ: thơng tư 1/2020/TT-NHNN, các NHTM được phép cơ cấu lại nợ, giãn thời hạn trả nợ. Điều này đã mang lại hiệu quả và đảm bảo sự ổn định của hệ thống ngân hàng

2. Cơ hội phát triển của các dịch vụ tài chính trong tương lai

a. Tổng quan về cơ hội phát triển của các dịch vụ tài chính ở Châu Á.

- Châu Á là động lực tăng trưởng tiêu dùng của thế giới, thị trường tiêu dùng của châu Á đang thay đổi liên tục với những góc độ tăng trưởng mới, mang lại cơ hội cho các nhà cung cấp dịch vụ tài chính.

- Khi thu nhập tăng trên khắp châu Á, sẽ có nhiều người tiêu dùng đạt đến các tầng cao nhất của tháp thu nhập, và sự dịch chuyển trong tầng lớp tiêu dùng có khả năng là động lực thúc đẩy tăng trưởng tiêu dùng hơn là sự dịch chuyển số lượng trong tầng lớp đó. - Các thành phố sẽ tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng tiêu dùng, các nguồn tăng trưởng đầy hứa hẹn, ngày càng đa dạng trong các thành phố.

- Khi mối quan hệ giữa thu nhập và tiêu dùng bị phá vỡ trong một số trường hợp, các chỉ số tiêu dùng mới dần xuất hiện trong các phần cụ thể.

b. Các ngân hàng thương mại Việt Nam đẩy mạnh phát triển ứng dụng ngân hàng số trong kỷ nguyên số

- Xu thế các NHTM đầu tư giải pháp số hóa dịch vụ, tăng năng lực cạnh tranh

Đặc biệt, với sự phát triển mạnh mẽ của CMCN 4.0, các ngân hàng có nhiều cơ hội tiếp cận và mở rộng cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng phù hợp mang đến cho khách hàng, góp phần đẩy mạnh triển khai định hướng tài chính tồn diện (Financial Inclusion) của Chính phủ.

- Để làm được điều đó, ngân hàng cần:

(1) Cung cấp một hệ sinh thái đa dạng đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu của khách hàng trên môi trường số,

(2) Tối ưu UIUX để tạo ra trải nghiệm khách hàng liền mạch qua các điểm chạm

(3) Tương tác với khách hàng thường xuyên, đúng nơi (right channel), đúng người (right people), đúng thời điểm (right time) thông qua các sản phẩm, ưu đãi và thơng điệp được cá nhân hóa mức độ cao

- Trong đó: Fintech (cơng nghệ tài chính) là cơng nghệ mới và đổi mới nhằm cạnh tranh với các phương pháp tài chính truyền thống trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính. + Góp phần nâng cao tài chính tồn diện (financial inclusion) và có khả năng góp phần tích cực cho phục hồi, tăng trưởng kinh tế trong và sau khủng hoảng.

+ Các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực này đã thành công trong việc cung cấp dịch vụ tài chính với trải nghiệm khách hàng tốt hơn, tiện lợi hơn và mức giá rẻ hơn.

+ Nhu cầu của khách hàng đối với các dịch vụ ngân hàng và quản lý tài chính ngày càng lớn, mở ra cơ hội cho cả các tổ chức tài chính truyền thống và các công ty Fintech.

c. Định hướng tương lai của các dịch vụ tài chính ở Việt Nam:

- Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ tài chính - ngân hàng theo hướng đổi mới quy trình, thủ tục và tăng cường ứng dụng cơng nghệ thông tin. Phát triển đồng bộ giữa các cấu phần của thị trường để lĩnh vực tài chính-ngân hàng tiếp tục trở thành kênh huy động và dẫn vốn hiệu quả cho nền kinh tế.

- Phát triển dịch vụ tài chính - ngân hàng gắn với hội nhập thị trường tài chính. Thực hiện tự do hoá các ngành và phân ngành dịch vụ tài chính. Phát triển thị trường chứng khốn, thị trường bảo hiểm theo hướng tiếp cận với các tiêu chuẩn

- Phát triển dịch vụ tài chính - ngân hàng gắn với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển dần từ mơ hình kinh doanh truyền thơng sang mơ hình kinh doanh số, cung ứng sản phẩm,dịch vụ trên nền tảng số nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Chú trọng phát triển thanh toán điện tử phục vụ thương mại điện tử theo hướng hoàn thiện,tăng cường kết nối giữa hạ tầng thanh toán điện tử của hệ thống ngân hàng với hạ tầng thanh toán của các đơn vị khác ...

- Phát triển các kênh cung cấp vốn cho thị trường, mở rộng hệ thống các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư là các tổ chức lớn; phát triển đầy đủ các định chế trung gian, đa dạng hoá các dịch vụ cung cấp. Chuyển đổi mạnh mẽ mơ hình kinh doanh của các ngân hàng thương mại theo hướng từ “độc canh tín dụng” sang mơ hình đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng phi tín dụng.

Một phần của tài liệu Các dịch vụ tài chính của ngân hàng thương mại (Trang 33 - 36)