Cách thức tổ chứ c

Một phần của tài liệu Luận văn đông phương học phương thức kinh doanh truyền thống trung hoa dưới góc nhìn văn hóa (Trang 38 - 43)

Tìm hiểu cách thức tổ chức kinh doanh truyền thống Trung Hoa, trước tiên cần tìm hiểu cách thức tổ chức chợ. Trong cuốn sách “con đường tơ lụa, quá khứ và tương lai” có trưng dẫn tác phẩm “Đường Lục Điển” viết về cách tổ chức chợ như sau:

Chợ được tổ chức quản lý bởi nhà nước. Cơ quan trực tiếp

được triều đình đặt lên quản lý chợ gọi là Thị thử bao gồm một viên chức

điều hành gọi là Thiết Thị Lệnh và hai viên Thị Thừa quản lý việc buôn bán của dân chúng. Mỗi ngày vào chính ngọ sẽ có 300 hồi trống thông báo mở cửa chợ; sau khi mặt trời lặn được bảy khắc sẽ gióng số hồi trống như lúc mở chợ để thông báo đóng cửa. Thương nhân ở chợ dùng hai đơn vịđo lường là cân và đấu. Khi mua bán tuyệt đối phải trung thực. Những mặt hàng liên quan đến binh nghiệp như đao, kiếm mác và cung tên thì chỉ những thương nhân được chỉ định mới được phép bán. Không

được mang đến chợ những sản phẩm kém chất lượng. Việc mua bán nô tỳ, trâu, ngựa do Thị Thừa kiểm tra và cho phép. Nếu ai bán phá giá hay hàng giả nhằm mưu cầu tư lợi hay phá hoại thị trường sẽ bị phạt rất nặng. Việc tăng hay giảm giá thuộc quyền các nhà chức trách, họ sẽ xem xét cụ thể từng mặt hàng trước khi quyết định.” (Nguyễn Minh Mẫn, tr.72).

Thông qua đoạn trích trên có thể thấy rằng : người Trung Hoa mà cụ thể là triều đình phong kiến Trung Hoa đã biết cách tổ chức chợ một cách có hệ thống, có ban quản lý chợ, có những quy định ai được buôn bán thứ gì và không được buôn bán thứ gì… cho thấy người Trung Hoa rất có óc tổ chức. Điều này không thường thấy ở các các quốc gia thuộc nền văn hóa Phương Đông mà óc tổ chức bài bản và hiệu quả

Tiếp đến, bộ máy điều hành chợ rất đơn giản nhưng hiệu quả. Ban quản lý chỉ bao gồm ba người : một người có nhiệm vụ điều hành chung và hai vị quản lý. Trung Hoa vốn đất rộng người đông, cho nên, chợ không phải là chốn ít người, người bản xứ đã vậy lại còn người tứ xứ, nhưng họ chỉ cần có 3 người để giữ cho chợ được ổn định và vận hành hiệu quả. Chứng tỏ, những người trong ban quản lý rất giỏi, và những người tham gia mua bán ở chợ cũng rất nghiêm túc tuân thủ luật pháp và quy chế chợ. Đây là một trong những ưu điểm và cũng là một trong những tính cách đặc biệt của người Trung Hoa. Đó cũng chính là

đặc điểm ảnh hưởng của văn hóa gốc du mục.

Tính hệ thống thể hiện trong cách quản lý chợ, khi mở chợ

hay đóng chợ đều có 300 tiếng trống báo hiệu. Đặc tính của chợ vốn là chốn đa tạp, ai đến trước đến sau đều không cần phải theo giờ giấc, nhưng chợ Trung Hoa truyền thống đã thiết lập được cơ chế mở hay đóng chợ theo giờ giấc và có sự báo hiệu rõ ràng, chứng tỏ người Trung Hoa rất coi trọng tính hệ thống, tính trật tự và quy củ, chính xác. Đây cũng là một đặc trưng khác thuộc về văn hóa gốc du mục, còn văn hóa nông nghiệp thường thích tính phiên phiến, áng chừng, không cần chi li.

Một đặc tính văn hóa khác thể hiện trong cách tổ chức buôn bán ở chợ là chữ tín. Người Việt cũng trọng chữ tín nhưng chữ tín ở chợ của người Việt xem ra không bằng Trung Hoa. Người Trung Hoa xác

định muốn buôn bán thành công phải giữ chữ tín, chẳng vậy sách Khổng Tử đã đưa chữ tín vào trong hệ thống ngũ thường : nhân, nghĩa, lễ, trí,

tín.

Việc buôn bán thời phong kiến cũng rất quan tâm đến chất lượng của hàng hóa. Triều đình quy định những sản phẩm kém chất lượng thì không được mang ra chợ. Triều đình còn cấm làm hàng giả hàng nhái nhằm mưu cầu tư lợi, nếu vi phạm sẽ bị phạt rất nặng. Chứng tỏ, ngay từ

Trung Hoa buôn bán nhằm tìm kiếm lợi nhuận, nhưng không phải là bằng mọi cách, mọi thủ đoạn như tạo ra những mặt hàng kém chất lượng, hay làm hàng giả, hàng nhái. Người Trung Hoa đã nhận thức được chất lượng hàng hóa chính là một trong những nguyên tắc để kinh doanh bền vững.

Giá cả của hàng hóa luôn nằm trong sự quản lý của nhà nước. Nhà chức trách không chỉ làm cho chợ vận hành ổn định và giữ

không cho trong chợ xảy ra những tranh chấp giữa những thương gia với nhau mà họ còn biết quản lý giá cả hàng hóa. Các mặt hàng muốn tăng giá hay giảm giá đều phải được sự cho phép của nhà chức trách. Đó là một trong những phương thức giúp tránh được lạm phát lẫn giảm phát, tránh được những kẻ đầu cơ trục lợi và cũng tránh được những nhà buôn bán phá giá làm lũng đoạn trong chợ.

Trong tổ chức chợ, thì cũng có nhiều cửa hàng, có cửa hàng kinh doanh một mặt hàng nhưng cũng có những chợ kinh doanh nhiều mặt hàng mà điển hình là cửa hàng Trương Gia Điềm khá nổi tiếng, cửa hàng này kinh doanh đến 10 mặt hàng. Các cửa hàng đều treo cờ quảng bá sản phẩm của mình. Một số cửa hàng còn thuê trẻ em dẫn đường hay khiêng hàng cho khách phương xa. Các thương nhân nước ngoài được gọi chung bằng một từ là “Hồ Nhân”. Đây là một cách gọi tỏ ý miệt thị các thương nhân ngoại quốc. (x. Nguyễn Minh Mẫn, tr.72-73).

Tổ chức buôn bán hàng hóa ở Trung Hoa thời kỳ này theo cách thức “chuyên doanh”, hình thành những phường hội buôn bán theo mặt hàng. Ví dụ : các phường An Thiện, Đại Nghiệp chuyên kinh doanh trâu ngựa và lạc đà, phường Xuyên Lạc kinh doanh mật hoa, phường Vĩnh Xương kinh doanh trà, phường Diên Thọ kinh doanh kim ngân, ngọc thạch, phường Tuyên Dương kinh doanh thuốc nhuộm, tơ lụa, phường Phong Ấp kinh doanh quan tài…mỗi phường hội tùy ngành hàng

cầu của khách hàng. Đây lại là một đặc tính trong buôn bán của người Phương Đông “buôn có bạn, bán có phường”.

Thời nhà Đường, nghề dệt lụa đạt đến trình độ rất cao và các nghệ nhân còn sáng tạo nên loại hình in hoa văn trên lụa thô, làm tăng giá trị cho mặt hàng tơ lụa. Tơ lụa Trung Hoa thời đó có rất nhiều loại như : quyên, lăng, đoạn, cẩm, sa, đoàn, la, luyện, kỳ, sơn văn lăng, kê nhãn lăng, tơ bát tám, hoa sa, tụ sa … (x. Nguyễn Minh Mẫn, tr.77). Thảm cũng được dệt bằng nhiều loại nguyên liệu khác nhau, đây là mặt hàng mà thương nhân Ba Tư rất ưa chuộng.

Một hình thức tổ chức thương mại đáng được lưu ý là việc thiết lập các “Hỗ thị”. Đây là một trong những địa điểm buôn bán giữa Trung Hoa và các nước khác. Từ các Hỗ thị, người Trung Hoa nhập vào nước mình các chủng loại như trâu, bò, dê cũng như các sản phẩm thủ

công, đồng thời người Trung Hoa thông qua các Hỗ thị xuất khẩu các mặt hàng kim khí, gốm sứ và đặc biệt là tơ lụa. (x. Nguyễn Minh Mẫn, tr.89).

Khi xuất hiện con đường tơ lụa trên biển nhà Minh còn thiết lập Thị Bách Ti, để đón các tàu buôn ngoại quốc. Ba tỉnh đầu thiên được chọn để thiết lập các Thị Bách Ti là Nam Kinh, Triết Giang và Phúc Kiến. (x. Nguyễn Minh Mẫn, tr.141).

Nhiệm vụ của các Thị Bách ti là đón các tàu buôn từ nước ngoài vào và miễn thuế cho họ nếu họ buôn bán với người Trung Hoa. Triều đình cũng quy định chỉ những thuyền bè mang lễ vật tiến cống thì hàng hóa họ mang theo mới được buôn bán tại các Hỗ thị, còn thuyền nào chỉ đến với mục đích buôn bán thì không được buôn bán tại các Hỗ thị. (x. Nguyễn Minh Mẫn, tr.141)

Chính sách miễn thuế và tái lập các Thị Bách Ti là hai phương thức nhà Minh dùng để khuyến khích phát triển mậu dịch, buôn bán. Tuy nhiên, chính sách miễn thuế cho các hàng hóa đi theo với cống

phẩm tạo điều kiện cho các thương nhân nước ngoài lợi dụng. Các thương nhân nước ngoài sẽ khai báo với các Thị Bách Ti hàng hóa được mang

đến là đi kèm với các cống phẩm, và như thế họ được phép miễn thuế. Lý do là các hàng hóa đi theo cống phẩm không được định mức hay giới hạn. Các triều đình Phong kiến Trung Hoa cấm thường dân buôn bán với thương nhân nước ngoài, quy định này được siết chặt hơn dưới thời nhà Minh, nhằm bảo vệ sự độc quyền của nhà nước trong lãnh vực mậu dịch bằng đường biền. Các viên chức triều đình áp dụng quy định : phàm người dân buôn bán với phiên quốc bị xem như bị trọng tội, người nhà bị đày viễn xứ, người biết mà không báo bị xem là thông đồng và kể

như người có tội. (x. Nguyễn Minh Mẫn, tr.143).

Tuy nhiên, do hấp lực của lợi nhuận, những thường dân có khả năng tài chính, có lợi thế về địa điểm cư trú gần những con đường hay cảng biển, vẫn lén lút buôn bán với người nước ngoài. Đương nhiên, hàng hóa của họ vẫn rẻ hơn hàng hóa của các thương đoàn triều đình.

Con đường tơ lụa trên biển phát triển nhất vào thời nhà Minh mà hai điểm xuất phát của con đường tơ lụa trên biển là cảng Tuyền Châu và cảng Minh Châu, đó cũng là hai Thị Bách Ti phát triển cực thịnh trong thời đó. Tuyền Châu nằm ở vị trí giao điểm của trục tung và trục hoành giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Đây cũng là kho hàng lớn của vùng duyên hải đông nam Trung Hoa.

Bên cạnh thương cảng Tuyền Châu thì thương cảng Ninh Ba cũng là một thương cảng lớn của Trung Hoa. Vị trí cảng này nằm ở hội lưu của Tam Giang trước khi đổ ra biển, có bờ sông rộng, thuận tiện cho việc phát triển nghề đóng thuyền bè. Điều đó cho thấy, triều đình rất quan tâm đến việc tổ chức và xây dựng những thương cảng nhằm phát triển giao thương với nước ngoài. Từ các thương cảng này, đã nhanh chóng phát triển thành những đô thị buôn bán sầm uất.

III. Vị trí và vai trò của ngành kinh doanh trong xã hội Phong kiến Trung Hoa

Một phần của tài liệu Luận văn đông phương học phương thức kinh doanh truyền thống trung hoa dưới góc nhìn văn hóa (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)