Những năm qua, với việc xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều biện pháp và chính sách để ngày càng thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam du lịch, trong đó có khách du lịch Nga. Trong những năm tới Nhà nước nói chung, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch nói riêng, cần tạo điều kiện thuận lợi hơn để thu hút khách du lịch quốc tế nói chung và khách du lịch Nga nói riêng:
Thứ nhất: Cần đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hoạt động kinh doanh lữ hành vào ba lĩnh vực là đào tạo nhà quản lý, nhà điều hành, đội ngũ hướng dẫn viên.Thực tế cho thấy ở Việt Nam hiện nay, số lượng các trường Đại học đào tạo nhân lực cho du lịch chưa nhiều.Trường đào tạo sinh viên chuyên ngành du lịch thì khả năng ngoại ngữ rất kém, trường đào tạo ngoại ngữ lại không chuyên về du lịch nên khi các sinh viên ra trường muốn phục vụ ngành du lịch lại khơng có những kiến thức chun mơn về du lịch.Vì vậy, Nhà nước cần tác động đến Bộ giáo dục và đào tạo để khắc phục tình trạng này, để các sinh viên được đào tạo về du lịch khi ra trường có khả năng đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe của ngành du lịch Việt Nam.
Thứ hai: Ban hành các văn bản pháp quy liên quan đến du lịch, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các văn bản đó. Xử lý các vi phạm một cách nghiêm khắc để ngành du lịch Việt Nam phát triển một cách lành mạnh và có pháp luật. Cần có vốn đầu tư của Nhà nước vào việc tập trung xây dựng một số khu du lịch trọng điểm theo hướng phát triển du lịch cục bộ.
Thứ ba: Cần quản lý các dự án đầu tư về du lịch để tránh xây dựng bừa bãi không theo quy hoạch tổng thể, gây ảnh hưởng và hủy hoại các tài nguyên du lịch của đất nước.
Thứ tư: Tuyên truyền cho du lịch Việt Nam trên thị trường quốc tế, kéo dài thời gian của chương trình hành động quốc gia về du lịch.
Thứ năm: Cần xây dựng thêm nhiều khu vui chơi giải trí cho khách du lịch. Hiện nay, số lượng các khu vui chơi cịn rất ít, vé vào cửa lại quá cao, những khu vui chơi nào thu hút được nhiều khách quốc tế thì thường tăng giá một cách đột ngột và cao hơn rất nhiều so với khách nội địa.Vì vậy, tiến tới Nhà nước cần có biện pháp quản lý cụ thể về giá và về quy mô tổ chức đối với các hộ kinh doanh nhỏ lẻ tại chính điểm đến du lịch để tránh gây phiền hà cho khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế.
3.2.2.2. Kiến nghị với Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch
Du lịch phát triển kéo theo sự phát triển phức tạp của rất nhiều ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh khác có liên quan. Sự phát triển này đơi khi khơng chỉ có tác động tích cực thúc đẩy phát triển du lịch mà cịn tạo hiệu ứng tiêu cực ảnh hưởng tới hoạt động du lịch. Vì vậy, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch với vai trị là cơ quan của
Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về văn hố, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ cơng thuộc lĩnh vực văn hố, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch theo quy định của pháp luật sẽ cần phải chú trọng hơn trong một số cơng tác như:
- Xây dựng các chương trình mục tiêu quốc gia về lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch nhằm tạo điều kiện phát triển lâu dài.
- Tăng cường hợp tác giữa Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch với các Bộ và ban ngành khác nhằm tăng cường trao đổi thông tin về kế hoạch xúc tiến, nghiên cứu thị trường; nâng cao trách nhiệm, hiệu quả phối hợp giữa du lịch và các thành phần kinh tế trọng điểm; nâng cao chất lượng phục vụ, tạo sự cạnh tranh cho tất cả các ngành thông qua triển khai các nội dung hoạt động xây dựng cơ chế trao đổi thông tin, phối hợp triển khai các hoạt động xúc tiến quảng bá trong nước và ngoài nước, xây dựng các cơ chế ưu đãi dịch vụ cho hai bên.
- Đề nghị trình Chính Phủ ban hành các chính sách phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho khách quốc tế đến Việt Nam tham quan du lịch như tiếp tục miễn thị thực cho khách du lịch đến từ 7 thị trường trọng điểm (Nhật, Hàn Quốc, Nga, Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Điển, Na Uy); điều chỉnh thời hạn cư trú của khách du lịch được miễn thị thực là 30 ngày thay vì 15 ngày như hiện nay vì thời gian lưu trú dài sẽ thu hút khách lưu lại Việt Nam dài ngày hơn, tăng chi tiêu tại Việt Nam; áp dụng chính sách visa thơng thống như cấp visa tại cửa khẩu, minh bạch hóa việc cấp visa cửa khẩu, cơng khai biểu phí thị thực, cấp visa điện tử, áp dụng chế độ visa hội nghị...
3.2.2.3. Kiến nghị với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam
Để phát triển du lịch Quảng Nam vững chắc trog thời gian tới, cần tập trung vào việc đa dạng hóa các sản phẩm du lịch và dịch vụ phụ kèm gắn với bảo vệ môi trường; rà soát lại các tuyến điểm tham quan, phát triển du lịch sinh thái cộng đồng, làng quê như Đại Bình (Nơng Sơn), Lộc n (Tiên Phước), Bằng Am (Đại Lộc)…Đặc biệt, cần tăng cường đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức về lịch sử, văn hóa Quảng Nam (hiện tồn tỉnh có 167 hướng dẫn viên nhưng đa số là hướng dẫn viên tiếng Anh và Pháp; hướng dẫn viên tiếng Đức, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Tây Ban Nha….rất ít).
Cơng tác quy hoạch, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch cần được quan tâm hơn nữa. Cần tập trung rà sốt, kiểm tra tình hình triển khai các dự án đầu tư du lịch báo cáo UBND tỉnh có giải pháp thu hút đầu tư, thúc đẩy triển khai các dự án đã đăng ký. Đẩy mạnh nguồn cung để phục vụ nhu cầu của lượng khách ngày càng tăng tại Quảng Nam.
Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Quảng Nam nên phối hợp với Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) và Tổ chức lao động thế giới (ILO) để tổ chức khóa tập huấn “Đào tạo viên về quản lý du lịch nhà dân” cho các thành phần có liên quan trên địa bàn
tỉnh Quảng Nam. Nhằm hỗ trợ các hộ dân kinh doanh mơ hình du lịch nhà dân (homestay) có kiến thức về kinh doanh lưu trú du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút khách đến với mơ hình này và chuẩn bị một lực lượng đào tạo viên địa phương trong tương lai. Đây cũng là hoạt động mang ý nghĩa mở rộng sản phẩm dịch vụ du lịch nhà dân trên phạm vi toàn tỉnh, là cơ hội tốt để nâng tầm cho những hộ dân kinh doanh loại hình du lịch nhà dân. Cùng với việc vừa khai trương mơ hình lưu trú homestay tại khu vực Mỹ Sơn, việc mở khóa tập huấn này và nhiều hoạt động liên quan khác sẽ góp phần đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng, phát triển mơ hình lưu trú tại nhà dân ở nhiều khu vực khác trong tỉnh Quảng Nam.
Đề cao vai trị phát triển du lịch; kiện tồn tổ chức bộ máy ngành du lịch tỉnh, tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho du khách, áp dụng chính sách tài chính, marketing điểm đến du lịch, phát triển sản phẩm du lịch, kêu gọi đầu tư, quản lý phát triển du lịch bền vững...Ngoài ra, phát triển khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm, tận dụng cảnh quan thiên nhiên đẹp nơi đây để thu hút khách du lịch. Phát triển các loại hình du lịch như ngắm cảnh bằng tàu chợ hoặc thử cảm giác mạnh với tàu cao tốc, lặn san hô, thỏa sức tắm biển trên các bãi tắm. Sau đó tận hưởng hải sản tươi sống do chính những người dân nơi đây đánh bắt tại chỗ. Ngắm cảnh đẹp với các hình thù kì lạ do tạo hóa thiên nhiên tạo nên, hay ngắm sương mù bao phủ, cảnh về đêm của đảo…
KẾT LUẬN
Du lịch hiện đang là ngành cơng nghiệp khơng khói đóng vai trị rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Để du lịch phát triển, chúng ta khơng thể khơng kể đến vai trị của các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú. Trong thời gian qua, thị trường khách sạn tại nước ta đã phát triển không ngừng và đạt được những thành công nhất định. Mặc dù chịu ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế nhưng theo nhận định của các chuyên gia, thị trường kinh doanh khách sạn nước ta nói chung và địa bàn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam sẽ vẫn phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Do đó, các khách sạn cần phải chú trọng hơn nữa và hồn thiện hơn hoạt động marketing mục tiêu của mình để có thể đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất.
Khóa luận là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu tại trường Đại học Thương Mại và quá trình thực tập tại khách sạn Sunrise Hoi An Beach Resort, công ty Cổ phần khách sạn và dịch vụ Đại Dương. Mặc dù cịn nhiều thiếu sót và mang tính chủ quan nhưng khóa luận đã giải quyết được một số vấn đề lý luận và thực tiễn như sau:
- Đưa ra một số lý luận về marketing mục tiêu trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn, du lịch, từ đó phân tích thực trạng tình hình thực hiện hoạt động marketing mục tiêu của khách sạn Sunrise Hoi An Beach Resort thông qua kết quả điều tra thực tế trong thời gian thực tập tại khách sạn.
- Phân tích và xử lý số liệu, tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động marketing mục tiêu của khách sạn Sunrise Hoi An Beach Resort, từ đó đưa ra một số kiến nghị với khách sạn, với Nhà nước và Sở văn hóa - thể thao và du lịch tỉnh Quảng Nam nhằm hoàn thiện hoạt động marketing mục tiêu của khách sạn.
Hi vọng những đóng góp của khóa luận sẽ giúp khách sạn Sunrise Hoi An Beach Resort hoàn thiện hoạt động marketing và đạt hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh trong thời gian tới.