Thực trạng các chính sách hỗ trợ triển khai chiến lược kinh doanh

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) hoàn thiện triển khai chiến lược phát triển thị trường tại công ty TNHH dược phẩm tân an (Trang 35)

6. Kết cấu đề tài

2.4. Phân tích và đánh giá thực trạng chiến lược phát triển thị trường tại công

2.4.3. Thực trạng các chính sách hỗ trợ triển khai chiến lược kinh doanh

2.4.3.1. Thực trạng triển khai các chính sách marketing

Trong chính sách về marketing Cơng ty chọn hướng phương pháp khác biệt hóa và dẫn đầu hoặc vươn lên hàng đầu trong việc đưa sản phẩm mới ra thị trường với 6/10 số phiếu chiếm 60%. 3/10 số phiếu cho rằng xây dựng các nhãn hàng mạnh, xây dựng các nhóm sản phẩm trọng yếu chiếm 30% và 1/10 phiếu về quảng bá hình ảnh, nâng cao thương hiệu của công ty. Thực hiện các cơng tác phân tích tình huống và nghiên cứu thị trường, lập mục tiêu, chiến lược và xây dựng kế hoạch hành động, xây dựng bản kế hoạch marketing, xây dựng trên dưới 10 sản phẩm chủ lực, thực hiện theo dõi và hiệu chỉnh bản kế hoạch. Thị trường mục tiêu mà công ty lựa chọn trên địa bàn Hà Nội là các bệnh viện, phịng khám, xí nghiệp Dược, nhà bán lẻ…thơng qua các kênh phân phối trực tiếp với 7/10 phiếu chiếm 70% và kênh cấp I với 3/10 phiếu chiếm 30% của Công ty và sử dụng nhiều công cụ quảng bá hình ảnh của cơng ty.

Tỷ lệ (%)

Hiện nay phịng Marketing đang phối hợp triển khai về nguồn hàng và thực hiện tốt hơn khâu phân phối.

Hình 2.7: Thực trạng về chọn hướng phương pháp chính sách marketing của cơng ty

(Nguồn: tác giả tổng hợp phiếu điều tra)

Danh mục một số sản phẩm của công ty và so sánh giá giữa các sản phẩm của công ty với giá của các đối thủ cạnh tranh.

Bảng 2.3: Danh mục một số sản phẩm của công ty và so sánh giá của dược phẩm Tân An và các đối thủ cạnh tranh

Đơn vị tính: VNĐ Stt Hoạt chất Dược phẩm Tân An Dược phẩm Hậu Giang Dược phẩm OTC Dược phẩm Traphaco 1 Paracetamol hộp 1 chai 100ml 42,000 40.000 44.000 41.000 2 Vitamin C Hộp 10 ống x 5ml 12.300 12.000 13.000 12.500 3 Cefixin Hộp 10 vỉ x 10 viên 160.000 150.000 155.000 163.000 4 Dextromethorphan Chai 500ml 115,500 110.000 122.000 117.500 5 Vitamin B1 Hộp 10 lọ x 2ml 12,500 12.000 13.000 12.500 6 Cefuroxim Hộp 1 vỉ x 10 Viên 135.000 130.000 138.000 140.000 7 Cephalexin 130.000 130.000 132.000 128.000 Tỷ lệ (%)

Hộp 10 vỉ x 10 viên 8 Amoxicilin Hộp 10 vỉ x 10 viên 90.000 85.000 90.000 92.000 9 Spiramycin Hộp 3 vỉ x 10 Viên 90.000 90.000 90.000 90.000 10 Metformin Hộp 10 vỉ x 10 viên 60.000 55.000 62.000 65.000 11 Betamethason Hộp 1 chai 1000 Viên 212,000 210.00 220.000 215.000 12 Atorvastatin Hộp 6 vỉ x 10 Viên 78.000 75.000 80.000 77.000 13 Azithromycin Hộp 1 lọ 15ml 16.000 15.000 17.000 17.000 14 Cefaclor Hộp 1 vỉ x 10 viên 40.000 37.000 40.000 42.000 15 Clarithromycin Hộp 2 vỉ x 7 viên (vỉ Alu- PVC) 260.000 250.000 265.000 265.000 16 Amlodipin Hộp 3 vỉ x 10 Viên 54.000 50.000 55.000 60.000 17 Ciprofloxacin Chai nhựa 100ml 38.000 35.000 37.000 40.000 18 Cefadroxil Hộp 10 vỉ x 10 viên 134.000 130.000 135.000 135.000 19 Meloxicam Hộp 10 vỉ x 10 Viên 25.000 23.000 27.000 25.500 20 Acetyl cysteine Hộp 5 vỉ x 10 Viên 65.000 60.000 70.000 70.000 (Nguồn: tác giả tổng hợp)

Theo phiếu điều tra trắc nghiệm cho thấy có tới 80% đánh giá về giá sản phẩm của công ty ở mức trung bình, vừa phải và có sức cạnh tranh tốt. 20% đánh giá giá của công ty cịn thấp, ảnh hưởng đến hình ảnh của cơng ty.

Hình 2.8: Đánh giá về chính sách giá hiện tại của cơng ty

(Nguồn: tác giả tổng hợp phiếu điều tra)

2.4.3.2. Chính sách nhân sự

Con người là nhân tố quyết định, và nhân tố không thể thiếu trong hoạt động công ty. Việc đầu tư cho yếu tố con người luôn được Công ty chú trọng sao cho mỗi cá nhân dù ở vị trí nào đều thực hiện và tuân thủ các quy chế chuyên môn, quy định của công ty đặt ra. Là công ty kinh doanh mặt hàng thuốc chữa bệnh nên đòi hỏi nghiệp vụ chuyên môn cao của từng cán bộ nhân viên trong công ty. Nhận thấy tầm quan trọng của nhân lực nên cơng ty ln có những chính sách đào tạo nguồn nhân lực nhằm đảm bảo hoạt động và triển khai chiến lược kinh doanh của công ty. Đối với công ty TNHH dược phẩm Tân An thì nguồn lực để triển khai chiến lược kinh doanh chủ yếu qua đào tạo các nghiệp vụ với 40% phiếu điều tra, hàng năm cơng ty có những chính sách nhân sự bằng cách đào tạo thêm nghiệp vụ dược hoặc kinh doanh theo những khóa học tại các trường đại học có uy tín như Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Dược, Tài chính…, một số cán bộ được cắt cử sang nước ngoài như Trung Quốc, Thái Lan, Canada để vừa học hỏi vừa tìm hiểu nhu cầu của thị trường chính sách tuyển dụng đầu vào tốt nhằm đáp ứng chuyên môn, xây dựng mơi trường văn hóa nhân sự và chính sách lương thưởng hợp lý có số phiếu đánh giá như nhau chiếm 20%. Cơng ty xây

dựng những chính sách khen thưởng và đãi ngộ hợp lý khuyến khích nhân viên tích cực làm việc.

Hình 2.9: Thực trạng về chính sách nhân sự của công ty

(Nguồn: tác giả tổng hợp phiếu điều tra)

Tỷ lệ (%)

Chương III: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT HỆ THỐNG GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TẠI

CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM TÂN AN

3.1. Các kết luận về triển khai phát triển thị trường tại công ty TNHH dược phẩnTân An Tân An

3.1.1 Những thành cơng đạt được

Qua việc phân tích các dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp về thực trạng hoạt động triển khai chiến lược kinh doanh của Công ty trong những năm 2010-2013 nhận thấy Công ty đã có những bước phát triển mạnh cụ thể như sau:

- Về chiến lược kinh doanh: Trong những năm vừa qua cơng ty đã có những

chiến lược định hướng phát triển cho tổ chức mình dưới sự điều hành của ban lãnh đạo có tầm nhìn tổng qt về mơi trường kinh doanh. Cho đến nay công tác tổ chức triển khai chiến lược luôn được thực hiện theo định hướng mục tiêu đưa ra. Hoạt động hơn 15 năm trong lĩnh vực kinh doanh phân phối Dược phẩm, công ty TNHH dược phẩm Tân An đã đạt được những thành công nhất định trong ngành Dược trên thị trường phía Bắc nói chung, thị trường Hà Nội nói riêng. Doanh thu hàng năm cơng ty đều tăng, tốc độ tăng trưởng bình qn hàng năm ít nhất là 5-7%, các mục tiêu hàng năm của cơng ty đều hồn thành kế hoạch, tỷ lệ vượt mức cao.

- Về năng lực cạnh tranh: Nguồn hàng về nhập và xuất hàng của công ty TNHH

dược phẩm Tân An tương đối ổn định và được đảm bảo về thời gian thông qua hệ thống kiểm nghiệm chất lượng chặt chẽ của công ty. Tạo sự tin cậy và nâng cao thương hiệu đối với mọi khách hàng từ đó khẳng định được vị thế của công ty trên thị trường phân phối Dược phẩm. Hiện nay, cơng ty đã có rất nhiều mối quan hệ không chỉ với các đối tác trong nước mà cịn cả đối tác nước ngồi. Với hệ thống quản lý chất lượng và đặc biệt là hệ thống kiểm tra chất lượng thuốc được trang bị khá hiện đại và hoạt động hiệu quả. Cơng ty TNHH dược phẩm Tân An có 2 hệ thống kho chính đạt tiêu chuẩn GSP- “Thực hành tốt bảo quản thuốc”, hệ thống phân phối đạt tiêu chuẩn GDP – “ Thực hành tốt phân phối thuốc”…của Bộ y tế.

- Về thị trường tiêu thụ: cơng ty đã có năng lực phân phối sản phẩm khắp thị

trường và tập trung chủ yếu trên thị trường Hà Nội với khách hàng truyền thống là các xí nghiệp Dược, nhà thuốc bán bn bán lẻ….

tầm nhìn và sứ mạng kinh doanh của mình, nhận dạng được SBU và chiến lược canh tranh, sau đó thiết lập được các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn dựa trên việc phân bổ nguồn lực bên trong cơng ty bằng các chính sách marketing và nhân sự nhằm việc định hướng tổ chức triển khai chiến lược kinh doanh đạt hiệu quả phù hợp với tình hình thực tế.

- Về chính sách nhân sự: Đội ngũ nhân sự của cơng ty có chun mơn cao, có

tinh thần trách nhiệm và nhiệt tình với cơng việc. Cơng ty đang chú ý tới việc trẻ hóa đội ngũ nhân sự bằng cách tuyển dụng từng đợt một số Dược sĩ đại học, đại học và dược sĩ trung cấp… nhằm góp phần vào tổ chức hoạt động kinh doanh, nghiên cứu và phát triển sản phẩm, củng cố khách hàng hiện tại và phát triển khách hàng tiềm năng của công ty.

3.1.2 Những hạn chế về triển khai chiến lược kinh doanh của công ty.

Bên cạnh những thành cơng đạt được thì cơng ty cũng đang gặp những hạn chế trong việc triển khai chiến lược kinh doanh như sau:

- Trong quá trình phát triển Cơng ty TNHH dược phẩm Tân An đã xác định được đúng hướng chiến lược phát triển của mình tuy nhiên các chiến lược được lập ra chưa có sự đồng bộ giữa các bộ phận. Ban lãnh đạo cũng chỉ nhận được kết quả do nhân viên phịng ban báo cáo, chưa có sự trực tiếp điều hành hoạt động.

- Về thị trường tiêu thụ: Hiện nay, cơng ty có khả năng phân phối sản phẩm tới thị trường miền Bắc, tuy nhiên công ty chỉ mới khai thác hệ thống phân phối theo chiều rộng, chiều sâu mới chỉ tập trung ở thị trường Hà Nội. Do vậy thị trường tiêu thụ của Cơng ty TNHH dược phẩm Tân An cịn hạn chế về chủng loại và địa điểm phân phối tới các thị trường khác.

- Về sản phẩm, nguồn hàng: Nguồn hàng mà công ty phải nhập chủ yếu hơn

70% từ nước ngồi làm cho chi phí thường cao, chịu ảnh hưởng nhiều hơn từ phía mơi trường chung và mơi trường ngành. Bên cạnh đó, sản phẩm mà cơng ty đang tập trung chủ yếu kinh doanh là nguyên phụ liệu, chủng loại phân phối chưa đa dạng và phong phú sẽ làm hạn chế việc đặt hàng của khách hàng.

- Hệ thống các mục tiêu của công ty tuy đã được thiết lập theo thường niên

nhưng các mục tiêu vẫn chưa hồn thiện đầy đủ, chỉ mang tính chất trên văn bản. Mục tiêu đưa ra còn thiên về lý luận mà thiếu chú ý về mặt áp dụng vào thực tế của công ty nên một số mục tiêu đưa ra chưa chính xác với xu thế.

- Chính sách nhân sự: công ty TNHH dược phẩm Tân An đã xác định được tầm quan trọng và có những chính sách đầu tư nhân sự tuy nhiên cơng việc địi hỏi nguồn nhân sự cơng ty phải có năng lực và chun mơn nghiệp vụ cao. Tuy nhiên đội ngũ Dược sĩ chuyên khoa đặc biệt cịn rất ít, đội ngũ cán bộ xây dựng chiến lược và có đầu óc thực thi cịn hạn chế.

- Phân bổ nguồn lực: sự phân bổ vào các nguồn lực bên trong công ty tuy đã

phù hợp nhưng vẫn chưa có đồng bộ giữa các bộ phận, mới chỉ có bộ phận nào thực thi bộ phận ấy. Hệ thống cơ sở vật chất cịn mang tính chất phục vụ kinh doanh cơ bản, các hệ thống đạt tiêu chuẩn còn cần phải bổ sung.

3.1.3 Nguyên nhân của những hạn chế:

Qua việc tìm hiểu thực trạng tại cơng ty TNHH dược phẩm Tân An thì những nguyên nhân gây ra những hạn chế trên đó là:

3.1.3.1. Nguyên nhân chủ quan:

Số lượng đại lý, hiệu thuốc cịn q ít, 3 hiệu thuốc và chỉ mới tập trung ở thị trường Hà Nội. Hệ thống kênh phân phối trên thị trường cả nước chưa có nên hạn chế phân phối sản phẩm.

Chủng loại phân phối sản phẩm cơng ty cịn hạn chế, số lượng kinh doanh chủ yếu chưa đa dạng. Số lượng sản phẩm của công ty mới chỉ chiếm 70% tổng số lượng dược phẩm có tại Việt Nam.

Do nhà quản trị còn nhận thức chưa sâu về vấn đề hoạch định chiến lược và tầm quan trọng của việc thực thi chiến lược, chưa có sự trực tiếp giám sát tới các phịng ban, chưa có sự vận dụng các mơ thức để phân tích tình thế chiến lược của cơng ty.

Mục tiêu đưa ra còn mang tính chất lý luận mà chưa chú ý đến thực tế của đội ngũ cán bộ, ban lãnh đạo.

Đội ngũ nhân sự tuy được trẻ hóa nhưng thiếu kinh nghiệm về lĩnh vực kinh doanh. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ kinh doanh còn cơ bản, chưa được đầu tư.

3.1.3.2. Nguyên nhân khách quan:

Biến động của môi trường kinh tế ảnh hưởng đến những chính sách đưa ra về triển khai chiến lược kinh doanh của công ty.

3.2. Các dự báo thay đổi môi trường kinh doanh và định hướng phát triển củacông ty trong tương lai công ty trong tương lai

3.2.1. Các dự báo thay đổi môi trường kinh doanh dược phẩm tại Việt Nam

Dựa trên các nhân tố tích cực như: Các chỉ số kinh tế (Tăng trưởng GDP, bình qn thu nhập đầu người), xu hướng chẩn đốn và điều trị sớm, đầu tư mạnh về hạ tầng y tế công lập và tư nhân, mức độ tăng trưởng đầu tư trong nước và nước ngoài vào lĩnh vực dược. Thị trường dược phẩm Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh với tốc độ tăng trưởng khoảng 25% mỗi năm và đạt giá trị gần 2 tỷ USD vào năm 2014 theo dự đoán của hãng nghiên cứu thị trường Business Monitor International Ltd (BMI) của Anh Quốc.

Theo báo cáo của BMI, năm 20012, Việt Nam đã chi khoảng 1,1 tỷ USD cho dược phẩm. Trong năm 2013, con số này đã tăng lên 1,2 tỷ USD do chi phí mua thuốc để phịng chống các dịch bệnh tăng lên. Vào năm 2014, chi phí này sẽ tăng lên khoảng 1,7 tỷ USD. Giá trị thị trường thuốc kê đơn ước đạt 1,45 tỷ USD vào năm 2014, chiếm khoảng 73,2% thị trường dược phẩm; thuốc không kê đơn sẽ đạt khoảng 529 triệu đô la Mỹ, chiếm khoảng 26,8%.

Hiện nay, năng lực của ngành dược trong nước chỉ đáp ứng được gần 50% về doanh thu, phần còn lại chủ yếu phụ thuộc vào nhập khẩu. Vào năm 2014, kim ngạch nhập khẩu thuốc sẽ vượt 1,37 tỷ USD so với con số 923 triệu USD trong năm 2012. Trong khi đó, xuất khẩu dược phẩm chỉ đạt 216 triệu USD. Hiện nay, doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam đang xuất khẩu thuốc sang một số thị trường như Bangladesh, Pakistan, Lào, Campuchia, Singapore,...

BMI dự báo, trong 5 năm tới thị trường dược phẩm Việt Nam sẽ là mảnh đất giàu tiềm năng cho các cơng ty nước ngồi do thị trường bắt đầu mở cửa rộng hơn cho các doanh nghiệp này, và thị trường Việt Nam đạt 2 tỉ USD vào 2014 với tốc độ tăng trưởng: 17%-19%/năm và tiền thuốc tăng gấp đôi sau 5 năm.

3.2.2. Định hướng phát triển của công ty trong tương lai

Để đáp ứng được nhu cầu thị trường và nguồn cung sản phẩm hiệu quả cho thị trường thì sau đây là mơt số định hướng chiến lược kinh doanh của công ty TNHH dược phẩm Tân An trong tương lai:

Triển khai chiến lược kinh doanh Dược phẩm phải phù hợp với tình hình phát triển nền kinh tế thị trường, xu hướng toàn cầu. Đảm bảo quyền tự do kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng trong môi trường pháp lý và quy định của Nhà Nước.

Việc triển khai chiến lược kinh doanh phải phù hợp và huy động tối đa nguồn lực bên trong doanh nghiệp, tập trung đào tạo phát triển nguồn nhân sự có chun mơn đảm bảo nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, phù hợp với mục tiêu chiến lược phát triển. Xây dựng các cơ sở công nghiệp sản xuất kháng sinh và hóa dược, sản xuất các nguyên liệu làm thuốc có thế mạnh, đặc biệt từ dược liệu.

Triển khai chiến lược kinh doanh dược phẩm với sản phẩm khá đặc biệt so với sản phẩm khác liên quan đến tính mạng con người vì vậy cần đề cao đảm bảo chất lượng an toàn và xây dựng các hệ thống đạt tiêu chuẩn Bộ Y tế, Nhà Nước. Đồng thời tập trung sản xuất và nghiên cứu những loại sản phẩm nhằm cung ứng thuốc thường xuyên, không để thiếu các thuốc thuộc danh mục thuốc thiết yếu….

Triển khai chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh Dược phẩm

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) hoàn thiện triển khai chiến lược phát triển thị trường tại công ty TNHH dược phẩm tân an (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)