- Tạo sự tương thích đúng: tạo ra sự ưu đải tốt hơn tới các đồng minh vì thông thường mỗi công ty dù là ai cũng muốn tối đa hoá lợi nhuận của mình.Để tối đa hoá lợi nhuận của tổng thể thì:
3. Khách hàng của Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn
Với triết lý kinh doanh là “đem Quả Phúc đến mọi nhà là hạnh phúc của LASUCO”, khách hàng là vấn đề Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn luôn đặt mối quan tâm hàng đầu.
Cơ cấu tiêu dùng đường: Hiện nay đường được tiêu dùng trực tiếp bởi người tiêu dùng (chiếm khoảng 40%) và tiêu dùng gián tiếp bởi các công ty chế biến thực phẩm có sử dụng đường (chủ yếu là các công ty sản xuất bánh kẹo, nước ngọt - chiếm khoảng 60%). Công ty đang cung cấp đường cho Coocacola, Công ty bánh kẹo Hải Châu…….
Một trong những chiến lược kinh doanh của Công ty là chất lượng sản phẩm ổn định thoả mãn nhu cầu của khách hàng Hiện nay, công ty có 67 đại lý lớn trên toàn quốc, với hơn 500 đại lý bán buôn, bán lẻ và 1 chi nhánh tại Hà Nội.
Mọi sản phẩm sản xuất ra đều được đăng ký chất lượng tại Chi cục ĐLCL tỉnh Thanh Hoá, coi đó là tuyên ngôn cam kết với khách hàng, với người tiêu dùng và các cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng sản phẩm.
- Mọi sản phẩm (đường tinh luyện, đường trắng, đường vàng tinh khiết, bánh kẹo, cồn thực phẩm, CO2, nha, rượu...) đều đạt chất lượng Việt Nam, chất lượng Châu Âu và đảm bảo vệ sinh thực phẩm. Để đạt mục tiêu thoả mãn khách hàng, Công ty đã thực hiện xây dựng và áp dụng hệ thống chất lượng ISO 9002, kết quả được tổ chức chứng nhận SGS Thuỵ Sỹ và QUACERT (Việt Nam) đánh giá công nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9002 vào đầu năm 1999.
- Sản phẩm làm ra đạt chất lượng cao, được tiêu thụ khắp các tỉnh trong cả nước, đã xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Lào, Liên Xô.
Hiện nay do cơ chế mở cửa của Nhà nước, sự cạnh tranh với các công ty đối thủ ngày càng lớn, đặc biệt là các mối hàng nhập khẩu trái phép từ Thái lan, vì thế yêu cầu đặt ra với công ty để chiếm được lòng tin cậy của khách hàng ngày càng khó khăc hơn.
4. Khách hàng cuối cùng của Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn
4.1 Đặc điểm:
Khách hàng cuối cùng là bộ phận cuối cùng của chuỗi cung ứng “Nhà cung cấp đầu tiên – Nhà cung cấp – Công ty – Khách hàng – Khách hàng cuối cùng”. Họ là nguồn doanh thu duy nhất của chuỗi.
Khách hàng cuối cùng của Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn bao gồm người tiêu dùng cá nhân, hộ gia đình, và các doanh nghiệp chế biến thực phẩm như bánh kẹo, sữa v.v…
Là bộ phận có số lượng lớn, mang lại doanh thu chính, nhưng họ có vai trò ít quan trọng trong chuỗi cung ứng. Là bộ phận tiêu thụ cuối cùng, họ chịu nhìều sự chi phối của các đại lý lớn và các nhà bán lẻ.
Với thị phần trong nước chiếm 9%, khách hàng cuối cùng là bộ phận quan trọng giúp doanh nghiệp giữ vững vị trí hàng đầu trong ngành mía đường xét trên thị trường nội địa, bên cạnh những yếu tố khác như nguồn nguyên liệu ổn định, giá cả cạnh tranh…
Dù có công suất không cao, giữ vị trí thứ 3 trên thị trường nhưng do nhu cầu của số lượng khách hàng cuối cùng lớn, nên doanh thu luôn ổn định và đạt lợi nhuận cao. Trong 44 nhà máy được kiểm toán vào năm 2003, Đường Lam Sơn là 1 trong 9 nhà máy có lợi nhuận và được duy trì để phát triển.
Những khách hàng lớn đòi hỏi kiểm soát nghiêm ngặt về chất lượng như Coca Cola, Pepsico, Vinamilk… là nguồn khách hàng tiêu thụ lượng sản phẩm lớn, chủ yếu là đường tinh luyện Lam Sơn. Đây là dòng sản phẩm có độ tinh khiết cao, chỉ tiêu chất lượng theo tiêu chuẩn của Châu Âu, Mỹ và được sản xuất theo tiêu chuẩn của các khách hàng đặc biệt trên. Ngoài ra các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo, sữa… với yêu cầu chất lượng thấp hơn cũng là thị trường tiêu thụ không nhỏ của Công ty.
Bộ phận khách hàng người tiêu dùng cá nhân, hộ gia đình là bộ phận tiêu thụ chủ yếu nhưng không thường xuyên và ổn định. Tập trung nhiều nhất vào các dịp Tết nguyên đán hoặc ngày lễ. Đây là bộ phận tiêu thụ chính nhưng lại chịu ảnh hưởng chi phối của các nhà cung cấp trung gian, các đại lý bán lẻ, chủ yếu là về giá cả.
Mức tiêu thụ của những khách hàng cuối cùng này chiếm khoảng 78% tổng doanh hàng năm của doanh nghiệp (tính theo báo cáo doanh thu năm 2008).
4.3 Thực trạng quản trị chuỗi cung ứng đối với khách hàng cuối cùng của công ty: công ty:
Một trong những chiến lược để quản trị chuối cung ứng của công ty là chất lượng sản phẩm ổn định thỏa mãn nhu cầu khách hàng:
• Mọi sản phẩm sản xuất ra đều được đăng ký chất lượng tại chi cục Đo lường chất lượng tỉnh Thanh Hóa, coi đó là tuyên ngôn cam kết với khách hàng, với người tiêu dùng và các cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng sản phẩm.
• Mọi sản phẩm đều đạt chất lượng Việt Nam, chất lượng Châu Âu và đảm bảo vệ sinh thực phẩm. Công ty đã thực hiện xây dựng và áp dụng hệ thống chất lượng ISO 9002, kết quả được tổ chức chứng nhận SGS Thụy Sỹ và QUACERT (Việt Nam) đánh giá công nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9002 và đầu năm 1999.
Tuy nhiên doanh nghiệp chưa có được hệ thống kênh phân phối riêng, bị thâu tóm đầu ra bởi các đại lý thu mua đường. Hệ thống đại lý này tạo thành liên minh thu mua đường trực tiếp từ công ty, có thể được phân chia thành nhiều cấp, ăn chia tỉ lệ hoa hồng với nhau. Từ đó dẫn đến việc những khách hàng cuối cùng cùng như các doanh nghiệp chế biến thực phẩm bánh kẹo, sữa, nước ngọt…không được nhập đường trực tiếp từ công ty, giá cả đến tay người tiêu dùng cuối cùng bị chi phối.
4.4 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị chuỗi cung ứng đối với bộ phận khách hàng cuối cùng: với bộ phận khách hàng cuối cùng:
Nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu đặc biệt của khách hàng cuối cùng nhưng vẫn đảm bảo ổn định mức giá cả cạnh tranh so với các nhà cung cấp khác, đặc biệt là nhà cung cấp đường giá rẻ nhập khẩu.
Thiết lập hệ thống phân phối riêng không chịu sự chi phối bởi hệ thống các đại lý phân phối/ bán lẻ, đảm bảo quyền lợi cho khách hàng cuối cùng.
Nâng cao chất lượng phục vụ, tạo sự ảnh hưởng của khách hàng đối với chất lượng và giá cả sản phẩm, đồng thời hài hòa hoạt động tìm kiếm và đặt hàng với tiêu chí nhanh chóng và thuận tiện, tăng cường yếu tố hậu mãi.
Tăng cường hệ thống thông tin sản phẩm trên thị trường nội địa cũng như thị trường nước ngoài.
Lập kế hoạch chuỗi cung ứng để cải thiện các hoạt động liên quan bằng cách dự báo chính xác nhu cầu thị trường, hạn chế việc sản xuất dư thừa, đảm bảo cung cấp sản phẩm đúng nơi, đúng thời điểm thích hợp để tối thiểu hóa chi phí.