So sánh nguồn vốn TGTK với việc sử dụng vốn

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại NH việt nam thịnh vượng – chi nhánh vĩnh phúc (Trang 48)

2.3.1.1 .Phân tích dựa vào kết quả thu thập từ phiếu điều tra trắc nghiệm

2.3.2.6. So sánh nguồn vốn TGTK với việc sử dụng vốn

Bảng 2.9: So sánh TGTK và cho vay vốn (2010 -2012) Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011 so với 2010 2012 so với 2011 r % r % Vốn TGTK 846 1,319 1,464 473 55.91 145 10.99 Tổng dư nợ 2,470 4,763 4,920 2,293 92.83 157 3.30 %TGTK/Tổng dư nợ 34.25 27.69 29.76

(Nguồn: Phịng Kế tốn giao dịch – chi nhánh VPBank Vĩnh Phúc)

Nguồn vốn TGTK của chi nhánh VPBank Vĩnh Phúc có tăng về số tuyệt đối nhưng tốc độ tăng không bằng tốc độ tăng của dư nợ cho vay của ngân hàng khiến mức độ đáp ứng của TGTK trong tổng dư nợ có xu hướng giảm theo các năm. Xét về chi tiết, TGTK năm 2010 đáp ứng 34.25% dư nợ cho vay. Tới năm 2011 giảm xuống còn 27.69% và năm 2012 là 29.76%. Số vốn

còn thiếu ngân hàng phải vay từ vốn cấp trên. Điều này làm tăng chi phí huy động vốn cho ngân hàng, ngân hàng hạn chế sự chủ động về hoạt động kinh doanh của mình, cụ thể nhất của việc này là ngân hàng bị giới hạn mức dư nợ cho vay, ngân hàng luôn trong trạng thái hạn chế giải ngân do phụ thuộc quá lớn vào nguồn vốn cấp trên.

CHƯƠNG III

CÁC PHÁT HIỆN NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT 3.1. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu hiệu quả huy động TGTK tại chi nhánh VPBank Vĩnh Phúc.

3.1.1. Những kết quả đã đạt được.

Trong những năm qua, kinh tế Vĩnh Phúc đang phát triển khá mạnh, nhu cầu nguồn vốn phục vụ phát triển kinh tế tăng cao. Nhận thức rõ vai trò to lớn của nguồn vốn đối với nền kinh tế, chi nhánh VPBank Vĩnh Phúc đã khai thác mọi nguồn vốn ngắn hạn, trung và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn đổi mới cơng nghệ, hiện đại hóa sản xuất của các đơn vị kinh tế trên địa bàn. Trong đó nguồn vốn TGTK là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn huy động của chi nhánh VPBank Vĩnh Phúc. Với tầm quan trọng của nguồn vốn này ngân hàng đã rất chú trọng vào việc nâng cao hiệu quả huy động vốn TGTK dân cư. Mặc dù có sự cạnh tranh giữa các NHTM trên địa bàn hoạt động, nhưng thời gian qua công tác huy động vốn TGTK của Ngân hàng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.

Nguồn vốn TGTK tăng trưởng liên tục trong ba năm với tốc độ cao, đạt 1,515 tỷ đồng vào cuối năm 2012, tăng 9.43% so với năm 2011, và tăng 68.59% so với năm 2010, và trên 80% trong số đó có kỳ hạn <12 tháng cân đối với hoạt động cho vay của ngân hàng chủ yếu là cho vay ngắn hạn. TGTK bằng ngoại tệ tăng qua các năm mặc dù chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng.

Chi nhánh VPBank Vĩnh Phúc sử dụng da dạng hóa các hình thức huy động vốn TGTK trong dân cư. Chi nhánh nằm ở mặt đường quốc lộ 2B thuận

tiện cho giao dịch của khách hàng. Bên cạnh đó, Ngân hàng áp dụng linh hoạt các hình thức huy động tiền gửi như:

- TGTK đa dạng các loại hình như: TGTK khơng kỳ hạn, TGTK có kỳ hạn 10 ngày, 15 ngày, 20 ngày, kỳ hạn theo tháng từ 1 tháng tới 12 tháng, 18 tháng, 24 tháng, trên 24 tháng bằng nội tệ và ngoại tệ USD. Ngồi các hình thức huy động vốn truyền thống ngân hàng cịn mở rộng các hình thức mới như: tiết kiệm hưởng lãi bậc thang, tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm bằng ngoại tệ quy đổi… bước đầu đã có kết quả khả quan và chứa đựng một tiềm năng lớn.

- Chính sách lãi suất hợp lý khuyến khích người gửi tiền.

- Khuyến khích mở tài khoản, thực hiện thanh toán qua ngân hàng.

Từ khi thành lập đến nay, ngân hàng rất coi trọng công tác hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng. Hiện nay ngân hàng đã trang bị công nghệ hiện đại như thẻ thanh tốn, máy rút tiền tự động… Đó là bước nhảy vọt về hoạt động huy động vốn nới chung, hiệu quả huy động vốn TGTK nói riêng.

Lãi suất huy động vốn được Ngân hàng sử dụng một cách linh hoạt, điều chỉnh theo mặt bằng lãi suất huy động của các TCTD trên địa bàn và tình hình cân đối nguồn vốn – sử dụng vốn toàn chi nhánh, đảm bảo cho vay có lãi, và thực hiện đúng quy định của NHNN, nhưng vẫn khuyến khích tăng trưởng nguồn vốn.

3.1.2. Những hạn chế cịn tồn tại.

Bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác huy động vốn TGTK thì chi nhánh VPBank Vĩnh Phúc còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục để nâng cao hiệu quả huy động TGTK trong thời gian tới.

2010, nhưng năm 2012 mức tăng trưởng chỉ 9.43% so với năm 2011, không đạt được mục tiêu tăng trưởng ổn định của chi nhánh VPBank Vĩnh Phúc, dẫn tới tình trạng ngân hàng khơng chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình.

Thứ hai, Xét về số tương đối thì TGTK chiếm tới 65% tổng nguồn vốn

huy động, nhưng về số tuyệt đối thì con số này rất nhỏ so với tổng nguồn vốn sử dụng của ngân hàng và phần trăm đáp ứng vốn cho vay có xu hướng giảm xuống qua các năm, nếu năm 2010 nguồn vốn huy động đáp ứng được 35% tổng dư nợ cho vay của chi nhánh VPBank Vĩnh Phúc, thì năm 2012 chỉ đáp ứng được 25% dư nợ cho vay.

Thứ ba, Thiết lập mối quan hệ với khách hàng, chưa có sự chủ động giao

dịch giữa NH với công chúng, NH thiếu một lực lượng chuyên đảm nhiệm công việc tư vấn truyền thơng về NH đến với cơng chúng, vì thế mà NH vẫn chưa khai thác một cách triệt để nguồn tiền nhàn rỗi của dân cư.

Thứ tư, TGTK bằng ngoại tệ của chi nhánh VPBank Vĩnh Phúc phát triển

rất chậm và tỷ trọng quá nhỏ, ngân hàng chưa đa dạng loại ngoại tệ, chỉ huy động ngoại tệ USD. Điều này làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Thứ năm, Trình độ, năng lực của đa số cán bộ nhân viên trong ngân hàng

tuy đã được nâng lên song vẫn chưa đáp ứng được u cầu phát triển. Số cán bộ có trình độ ngoại ngữ, giỏi vi tính cịn ít, do đó khả năng tiếp cận khai thác chương trình cơng nghệ mới phục vụ khách hàng bị hạn chế. Cơng tác tiếp thị chưa có hiệu quả cao.

3.1.3. Nguyên nhân của các tồn tại.

3.1.3.1. Nguyên nhân chủ quan.

Đây là những nguyên nhân phát sinh ngay trong nội bộ chi nhánh VPBank Vĩnh Phúc, và nó có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả huy động vốn TGTK dân cư của ngân hàng, bao gồm:

Yếu tố lãi suất cạnh tranh của ngân hàng được nhận đinh là thấp so với các TCTD huy động TGTK trên địa bàn, đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng vốn TGTK của ngân hàng quá ít so với nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng.

Ngân hàng chưa chủ động giao dịch với công chúng. Hiện nay ngân hàng chủ yếu chờ khách hàng đến gửi tiền, biện pháp chủ động rất hạn chế. Hầu hết là khách hàng từng giao dịch với ngân hàng, còn những khách hàng mới gia tăng rất chậm. Ngân hàng chưa khai thác một cách triệt để nguồn tiền nhàn rỗi của dân cư. Do đó, nguồn vốn TGTK của ngân hàng tăng trưởng không đều và phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời vụ trong hoạt động kinh doanh trên địa bàn.

Hoạt động marketing của ngân hàng: ngân hàng thiếu một lực lượng chuyên trách công việc tư vấn truyền thông về ngân hàng đến với công chúng. Mặc dù ngân hàng đã có những biện pháp như đạt biển quảng cáo, chương trình gặp gỡ khách hàng, tham gia tài trợ, đồng tài trợ các hoạt động xã hội, tuy nhiên vẫn chưa có hiệu quả cao. Là chi nhánh cấp 1 trực thuộc NH VPBank nhưng chưa có trang Web riêng giới thiệu về ngân hàng, điều này làm hạn chế mức độ hiểu biết của khách hàng về ngân hàng. Ngân hàng đã có nhiều hình thức huy động TGTK đưa ra nhưng chưa chú ý tới công tác tiếp thị quảng cáo, cho nên nhiều khách hàng chưa biết đầy đủ về các sản phẩm

TGTK hiện có của ngân hàng, do đó họ thường sử dụng các hình thức truyền thống là chủ yếu. Chính điều này đã gây ra sự chênh lệch lớn về lượng tiền gửi trong cơ cấu TGTK của ngân hàng.

Công nghệ ngân hàng đã được cải tiến rất nhiều, tuy nhiên trong việc thanh tốn trên tài khoản đơi khi còn gặp sự cố, gián đoạn làm ảnh hưởng đến giao dịch, mất thời gian chờ đợi của khách hàng, cũng như năng suất làm việc của ngân hàng.

Trình độ cán bộ nhân viên chưa tồn diện, độ tuổi trung bình cao khả năng thích nghi với cơng nghệ mới và sự thay đổi nhanh chóng của thị trường cịn chưa linh hoạt và có nhiều hạn chế. Việc thu thập thông tin, diễn biến lãi suất thị trường, nhu cầu gửi tiền của người dân… của cán bộ làm cơng tác huy động vốn cịn thụ động. Hầu hết khách hàng có nhu cầu mở và sử dụng tài khoản tiền gửi đề tự tìm đến ngân hàng, trong khi cán bộ huy động chưa tìm hiểu sát nhu cầu của khách hàng, cũng như chưa chủ động lôi kéo khách hàng về giao dịch tại ngân hàng.

Thời gian làm việc của ngân hàng là giờ hành chính, và nghỉ giao dịch vào chủ nhật. Với thời gian như vậy gây khó khăn cho khách hàng vì đây là giờ làm việc của hầu hết các cơng ty, đơn vị sự nghiệp khác. Do đó, khách hàng muốn gửi tiền phải tranh thủ thời gian, và nơi nào thuận tiện với họ thì họ gửi, như vậy ngân hàng khó thu hút triệt để lượng tiền nhàn rỗi của khách hàng.

3.1.3.2. Nguyên nhân khách quan.

Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan ảnh hưởng tới hiệu quả huy động TGTK của chi nhánh VPBank Vĩnh Phúc, nhiều mặt còn tồn tại một phần cũng do các yếu tố bên ngoài tác động.

Hoạt động kinh doanh của chi nhánh được thực hiện trong một môi trường cạnh tranh gay gắt, với một địa bàn của ngân hàng có khá nhiều NHTM, cơng ty tiết kiệm bưu điện cùng tồn tại. Vì thế làm cho thị phần TGTK của ngân hàng bị san sẻ cho các TCTD khác. Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh gay gắt, đặc biệt là có sự tham gia của các ngân hàng nước ngồi, việc tìm kiếm thị phần nguồn vốn với chi phí thấp lại càng trở nên khó khăn. Các NH ngày càng năng động trong việc tung ra các sản phẩm huy động mới, đáp ứng được nhiều nhu cầu của khách hàng. Thêm vào đó, yếu tố lãi suất cạnh tranh, thay đổi lãi suất nhanh chóng của các NH cũng là một yếu tố gây rất nhiều khó khăn cho cơng tác huy động vốn của ngân hàng.

Những biến động của môi trường kinh doanh trong nước: Sự biến động giá cả, dư trấn lạm phát, thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán, sự bùng nổ của thị trường vàng, diễn biến bất thường của tỷ giá USD… khiến công tác huy động vốn TGTK của chi nhánh gặp nhiều khó khăn.

Mơi trường pháp lí cho hoạt động ngân hàng chưa đầy đủ, chưa đồng bộ. Sự điều hành chính sách tiền tệ và các loại lãi suất của NHNN chưa thực sự hợp lý với nhu cầu sử dụng vốn của nền kinh tế, khó khăn trong cơng tác huy động TGTK cho các TCTD, ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

Tiêu dùng tiền mặt còn ăn sâu vào nhận thức của người dân, nhiều doanh nghiệp muốn dùng tiền mặt để thanh toán nhằm lẩn tránh sự kiểm tra của Nhà nước làm cho việc mở rộng thanh toán qua ngân hàng gặp nhiều trở ngại.

3.2. Các hướng giải quyết những hạn chế cịn tồn tại trong cơng tác huy động vốn TGTK tại chi nhánh VPBank Vĩnh Phúc.

3.2.1. Định hướng phát triển công tác huy động vốn TGTK của chi nhánhVPBank Vĩnh Phúc. VPBank Vĩnh Phúc.

3.2.1.1. Bối cảnh kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc.

Năm 2012 tình hình kinh tế trong nước có nhiều biến động, chỉ số giá cả hàng hóa tăng cao so với kế hoạch, song với tiềm năng và thế mạnh của tỉnh, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc vẫn chuyển biến tích cực, đặc biệt là kinh tế thành phố Vĩnh Yên tăng trưởng với tốc độ cao. Thu nhập bình quân đầu người năm 2012 đạt 2000USD/người. Phấn đấu thực hiện tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2013 – 2020 đạt khoảng 15%. Tổng thu ngân sách của tỉnh đứng thứ 9 trong các tỉnh thành trên cả nước.

Lũy kế đến hết năm 2012 trên địa bàn tỉnh có 681 dự án, trong đó có 127 dự án FDI, với tổng vốn đăng ký 2.420,9 triệu USD và 554 dự án DDI, với tổng vốn đăng ký 32.829,8 tỷ đồng. Chủ yếu tập trung ở thị xã Phúc Yên và Thành phố Vĩnh n.

Ngồi ra, tồn tỉnh đang thực hiện cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa theo định hướng phát triển của đất nước. Tạo ra sự thay đổi lớn trong ngành công nghiệp, đẩy mạnh trao đổi hàng hóa với thị trường bên ngồi, tạo khả năng xuất khẩu tối đa.

- Phát huy mọi tiềm lực khoa học kỹ thuật, công nghệ cao, đổi mới quản lý, phát triển đa dạng các hình thức sở hữu và các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh.

- Hình thành các vùng cây, con có giá trị thương mại theo hướng chuyên mơn hóa như vùng rau sạch, rau xuất khẩu, cây công nghiệp ngắn ngày, vùng trồng hoa… vùng chăn ni bị, cá, con đặc sản… đưa chăn nuôi trở thành một ngành chính.

3.2.1.2. Định hướng phát triển cơng tác huy động vốn TGTK của chi nhánhVPBank Vĩnh Phúc. VPBank Vĩnh Phúc.

Ngân hàng VPBank Vĩnh Phúc là một doanh nghiệp có chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng và làm các dịch vụ ngân hàng kết hợp với việc thực thi chính sách tiền tệ nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển trên địa bàn. Căn cứ vào định hướng kin doanh trong những năm tới của Ngân hàng VPBank và yêu cầu phát triển kinh tế của địa phương, mục tiêu phấn đấu thực hiện trong năm 2013 của chi nhánh VPBank Vĩnh Phúc như sau:

- Tổng vốn huy động: 2,646 tỷ đồng tăng 20% so với năm 2012.

+ Trong đó vốn TGTK đạt: 2,122 tỷ đồng tăng 40% so với năm 2012, chiếm 80.19% tổng nguồn vốn huy động và đáp ứng được 31% dư nợ cho vay của ngân hàng trong năm 2013.

- Tổng dư nợ: 5,267 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2012.

Định hướng phát triển hiệu quả huy động TGTK trong năm 2013 chi nhánh VPBank Vĩnh Phúc cũng xác định: coi trọng công tác huy động vốn tại địa phương, huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư đưa vào sản xuất kinh doanh, thực hiện huy động vốn chủ động tiếp cận với khách hàng. Từng bước nâng cao doanh số vốn huy động tại ngân hàng, giảm lượng vốn vay cấp trên.

Thực hiện chính sách lãi suất huy động linh hoạt hiệu quả, đánh trúng mong muốn thực sự của khách hàng khi gửi tiết kiệm với mức lãi suất có sức cạnh tranh hơn với các TCTD khác trên địa bàn.

Thực hiện xúc tiến các chương trình marketing cho hoạt động huy động vốn TGTK như: tiếp tục thực hiện việc tham gia tài trợ, đồng tài trợ, ủng hộ cho các chương trình văn hóa – xã hội trên địa bàn, thiết lập quảng cáo trên các panơ, áp phích ở trên đường, quảng cáo trên truyền hình địa phương…

3.2.2. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả huy độngTGTK của chi nhánh VPBank Vĩnh Phúc. TGTK của chi nhánh VPBank Vĩnh Phúc.

3.2.2.1. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động TGTK của chinhánh VPBank Vĩnh Phúc. nhánh VPBank Vĩnh Phúc.

TGTK dân cư là một bộ phận chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nguồn vốn huy động của chi nhánh VPBank Vĩnh Phúc. Việc nâng hiệu quả huy động nguồn TGTK này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc mở rộng kinh doanh và gia tăng lợi nhuận của ngân hàng. Vì lý do này mà ngân hàng tập trung mọi

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại NH việt nam thịnh vượng – chi nhánh vĩnh phúc (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)