Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
4.2.2. Kiến nghị với nhà nước và hiệp hội thủ công mỹ nghệ Việt Nam
Trong việc mở rộng thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa như hiện nay, khó khăn khơng chỉ riêng đối với cơng ty SIMEXCO mà cịn là vấn đề chung của các cơng ty xuất khẩu của Việt Nam. Để có thể cạnh tranh được với đối thủ của các quốc gia khác trên thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và SIMEXCO nói riêng vẫn rất cần tới sự giúp đỡ của Nhà nước và hiệp hội thủ công mỹ nghệ Việt Nam. Chính vì vậy, Nhà nước cần có những biện pháp giúp đỡ doanh nghiệp trong quá trình hoạt động của mình. Theo em, Nhà nước cần có những biện pháp sau đây:
Thứ nhất, chúng ta cần rà soát điều chỉnh lại quy hoạch sử dụng đất, từ đó lên phương án cụ thể giải phóng mặt bằng hỗ trợ các đơn vị có yêu cầu mặt bằng sản xuất. Đồng thời, Nhà nước cần hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu, đặc biệt là phát triển các vùng nguyên liệu tập trung đủ sức cung cấp nguyên liệu ổn định, đáp ứng yêu cẩu cho sản xuất. Chính quyền các cấp tỉnh, huyện tạo mọi điều kiện, hỗ trợ cần thiết để các doanh nghiệp liên kết, liên doanh xây dựng vùng nguyên liệu (giao đất lâm nghiệp ổn định và lâu dài, tham gia các chương trình/ dự án trồng rừng sản xuất…). Bên cạnh đó, Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mây tre đan tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, ngân hàng, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thị trường, liên kết liên doanh tạo sức canh tranh.
Có thể xem sự kiện Hiệp hội xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam (VIETCRAFT) phối hợp với Trung tâm nghiên cứu và Hỗ trợ phát triển các làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam (HRPC) ra mắt Mạng lưới mây Việt Nam (Vietnam Rattan Network), thành viên của mạng lưới Mây toàn cầu (Global Rattan Network) tại Hà Nội là một động thái tích cực. Mạng lưới cần hoạt động tích cực theo đúng mục tiêu nhằm hỗ trợ các tỉnh trong việc quy hoạch và quản lý nguồn tài nguyên mây, phát triển vùng nguyên liệu mây mới, hướng dẫn kỹ thuật canh tác, các kỹ thuật chế biến tiên tiến và thân thiện với môi trường, các thông tin liên quan đến thị trường sản phẩm mây thủ công mỹ nghệ trên thế giới…
Thứ hai, đề nghị các bộ ngành trung ương thơng qua các văn phịng chi nhánh đại diện ở các nước EU, nắm bắt luật pháp, nhu cầu hàng hóa ở thị trường nước ngồi nói chung và thị trường EU nói riêng kịp thời thơng báo giúp đỡ cho cơng ty có những thông tin cần thiết.
Thứ ba, cơ quan nhà nước cần áp dụng nghiêm ngặt chế độ đăng kiểm và kiểm tra chất lượng bắt buộc đối với mặt hàng mây tre đan đặc biệt là các tiêu chuẩn về đặc tính sản phẩm (REACH). Nhà nước cần xây dựng và áp dụng hệ thống các tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa phù hợp với đòi hỏi thị trường thế giới đối với mặt hàng mây tre đan.
Cuối cùng, Nhà nước cần đầu tư cơ sở hạ tầng các hệ thống xứ lý rác thải, nước thải công nghiệp…
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. “Một số giải pháp vượt rào cản kỹ thuật và vệ sinh dịch tễ trong xuất khẩu hàng thủy sản nước ta vào thị trường Hoa Kỳ” của PGS.TS Dỗn Kế Bơn – Đại học Thương Mại.
2. Tài liệu nội bộ công ty TNHH sản xuất và xuất nhậ khẩu Đông Nam; 3. http://voer.edu.vn/bai-viet/khoa-hoc-xa-hoi/khai-niem-xuat-khau.html;
4. Khóa luận tốt nghiệp: “ đáp ứng tiêu chuẩn mơi trường trong xuất khẩu hàng nông sản sang Hoa Kỳ của công ty TNHH một thành viên xuất nhập khẩu nông sản, thực phẩm Hà Nội –AGREXPORT”- Vũ Thị Thùy Ninh- K44E2- đại học Thương Mại;
5. Bài viết: “phổ biến quy định REACH của EU đối với hóa chất và các sản phẩm có chứa hóa chất”-www.baomoi.com;
6. Bài viết: “ngành sản xuất mây tre đan ở Việt Nam”- www.doko.vn;
7. “Một số giải pháp vượt rào cản kỹ thuật nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường EU của Công ty Artex Hà Nội” (sinh viên Nguyễn Thị Thu Hằng- K44E2- trường đại học Thương Mại)