. 322 Khái quát hoạt động xuất khẩu của công ty những năm gần đây :
3.4.1. Những thành tựu đạt được
Trải qua gần 50 năm sản xuất kinh doanh, cùng với sự trưởng thành không ngừng của ngành sản xuất VLXD, xí nghiệp gạch ngói Thạch Bàn đã phát triển thành cơng ty CP Gạch Thạch Bàn trực thuộc Tổng Công Ty Viglacera - Bộ Xây Dựng và chuyển đổi hình thức sở hữu sang thành Công Ty Cổ Phần từ tháng 1/ 2005. Đến nay cơng ty đã có được rất nhiều thành cơng đáng kể đến:
- Cơng ty có uy tín trên thị trường và có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động là sản xuất gạch ốp lát và sản phẩm chính là gạch granite nhân tạo.
- Hiện cơng ty có mạng lưới phân phối sản phẩm trên tồn quốc gia , có rất nhiều đại lý phân phối trung gian và nhỏ lẻ trên tồn quốc. Có thể nói mạng lưới bán hàng của cơng ty hiện nay được xây dựng khá hiệu quả.
- Mạng lưới phân phối hàng hố tại thị trường nước ngồi ngày càng được mở rộng. Kim ngạch XK ngày càng tăng qua các năm, thị trường ngày càng rộng mở. Công ty đang cố gắng phát triển sang các thị trường tiềm năng khác tìm hướng XK mới cho cơng ty . Đây chính là cơ hội nhưng cũng đầy thách thức đối với công ty.
- Nằm trên khu vực có vị trí giao thơng thuận lợi cho việc phân phối và cung cấp sản phẩm;
- Sở hữu thương hiệu gạch Granite Thạch Bàn là một thương hiệu lớn trên toàn quốc, từng đạt các danh hiệu lớn trong các đợt triển lãm , đánh giá chất lượng sản phẩm trên tồn quốc.
- Tạo được uy tín đối với khách hàng trong nước cũng như nước ngồi. Giup cơng ty mở rộng thị trường, tìm kiếm khạch hàng tiềm năng mới trong khu vực và thế giới.
Nhu cầu tương đối lớn
Nhu cầu về mẫu mã đa dạng
Nhiều nhà phân phối sẵn sàng làm đại lý cung cấp
Công ty CP Thạch Bàn đã xây dựng được công nghệ sản xuất nung mới đó là “Cơng nghệ bán dẻo – Cơng nghệ Thạch Bàn”. Công nghệ này mang lại nhiều ưu điểm, chất lượng sản phẩm vượt 2 – 3 lần so sản phẩm công nghệ truyền thống và kỷ nguyên mới của nghề gạch nhói : “sử dụng chất thải, bảo vệ môi trường” bởi nguyên liệu sử dụng là nguyên liệu gầy, chủ yếu đất đồi, phế thải rắn, xỉ than, bìa than… có trữ lượng vơ cùng lớn, giá rẻ góp phần làm sạch mơi trường.
3.4.2. Những hạn chế cịn tồn tại :
Bên cạnh những thành tựu mà công ty đạt được, trong thời gian hoạt động sản xuất kinh doanh cơng ty cũng gặp khơng ít những khó khăn và hạn chế đặc biệt trong lĩnh vực XK hàng hoá :
- Giá nguyên vật liệu liên tục tăng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của cơng ty, gía cả phù hợp sẽ là công cụ để cạnh tranh trong thị trường xuất hiện rất nhiều đối thủ cạnh tranh tiềm năng cả trong nước và nước ngoài.
- Sản phẩm xuất khẩu còn chưa đa dạng và phong phú về mẫu mã, tính năng
- Cơng tác nghiên cứu thị trường còn yếu, chưa chú trọng đầu tư nghiên cứu thị trường một cách đúng hướng . Công ty chưa chú trọng đầu tư vào nghiên cứu thị trường một cách triệt để đúng hướng. Chỉ dừng lại ở việc giới thiệu các mặt hàng, do đó hiệu quả kinh doanh chưa cao.
chưa nhiều nên doanh thu xuất khẩu vẫn chưa bù đắp được chi phi sản xuất cho lĩnh vực này. Mặt khác việc cạnh tranh với những doanh nghiệp nước ngồi của cơng ty chưa có nhiều kinh nghiệm, lợi thế về thương hiệu đối với công ty chưa cao.
- Hoạt động xuất khẩu cịn mang tính chất hạn chế, nhỏ lẻ, thị trường xuất khẩu còn hạn hẹp, chất lượng hàng hố xuất khẩu cịn chưa cao. Việc gắn kết các doanh nghiệp cùng ngành VLXD đang cịn yếu kém, tổ chức mang tính nhỏ lẻ,khơng có tính đồn kết. Mặt khác ý thức của những doanh nghiệp trong việc liên kết thành những tổ chức lớn còn kém.
3.4.3. Những nguyên nhân :
Nguồn vốn của cơng ty cịn nhiều hạn hẹp, chưa đáp ứng đủ các nhu cầu đầu tư để phục vụ cho hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh;
- Đội ngũ cán bộ thiếu kinh nghiệm trong tìm kiếm và đánh giá thị trường nước ngồi;
- Cịn nhiều vướng mắc trong các thủ tục hành chính, thủ tục hải quan. Các chính sách luật đối với hoạt động xuất khẩu còn nhiếu vướng mắc, chưa có sự đồng thuận giữa các chính sách
- Các cơ quan chức năng trong việc giúp đỡ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại nước bạn còn nhiều yếu kém, chưa phát huy hết năng lực tại thị trường nước ngoài. Sự gắn kết giữa các doanh nghiệp tại thị trường nước ngồi đang thấp, chưa có tính đồn kết cao.
Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CP GẠCH THẠCH BÀN
4.1. Định hướng phát triển của hoạt động xuất khẩu Gạch Thạch Bàn :
4.1.1 Định hướng về nhu cầu thị trường :
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế thì hoạt động xuất khẩu VLXD đang có những bước tiến triển mới, đặc biệt là sản phẩm gạch. Trong những năm gần đây kim ngạch xuất khẩu đã tăng lên hàng năm . Cụ thể là :
Bảng 4.1 : Kim ngạch xuất khẩu VLXD những năm gần đây
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Kim ngạch XK
(Triệu USD)
276 310 298 305
(Nguồn :Trích báo Thuongmai.vn)
Các chuyên gia cho rằng để tăng cường xuất khẩu mặt hàng VLXD cụ thể là mặt hàng gạch, ngồi những thị trường sẵn có như hiện nay, các DN cần tìm hiểu thâm nhập vào các thị trường như :Châu Phi, Châu úc, châu mỹ và các nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc
Về hướng phát triển sản phẩm xuất khẩu, các doanh nghiệp nên hướng tới các sản phẩm có hàm lượng cơng nghệ cao, chất lượng cao cho các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu, Hàn Quốc… Đồng thời tìm loại sản phẩm có chất lượng phù hợp chào hàng vào thị trường trung bình như : Nga, Châu Phi. Về vấn đề này, Thứ trưởng bộ xây dựng Nguyễn Trần Nam khẳng định : Mặc dù sản phẩm vật liệu xây dựng của nước ta đã có bước nhảy vọt về xuất khẩu những năm gần đây nhưng vẫn còn nhỏ lẻ manh mún, cho dù tiềm năng nhưng giá trị còn nhỏ bé so với nhiều ngành hàng khác. Vì vậy , cần phải có “cú đấm” để đẩy mạng xuất khẩu VLXD mang lại giá trị kinh tế cao hơn nữa. Muốn vậy cần phải xây dựng được những mặt hàng chủ lực, thị trường chủ lực…..
Hiện nay, thị trường Trung Đông là một trong những thị trường rất có tiềm năng cho việc thúc đẩy xuất khẩu của công ty. Tại khu vực này ngân sách dành cho xây dựng hàng năm tăng trên 20%. Ngồi ra, thời điểm hiện tại có thể nói Trung Đơng là một “đại công trường” với trên hàng ngàn các dự án xây dựng khổng lồ đang
4.1.2 Xu hướng và chính sách của Đảng :
Với những khó khăn mà các DN trong ngành VLXD đang gặp phải như hiện nay, Đảng và nhà nước đang có những chính sách nhằm khắc phục cũng như khuyến khích, đưa ra các định hướng, giải pháp để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu
Nhà nước có chính sách thuế ưu đãi với hoạt động xuất khẩu như miễn thuế tiêu thụ đặc biệt, ưu đãi các hoạt động xuất khẩu tại chỗ… Ngồi ra cịn có một số chính sách khác như chính sách điều hành tỷ giá, chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại… đã có tác dụng tích cực đến xuất khẩu.
Gần đây bộ xây dựng đã thực hiện chiến lực xuất khẩu hàng hóa thời kỳ 2010 – 2020 đính hướng đến năm 2030 . Để cụ thể hóa chiến lược xuất khẩu hàng hóa và chương trình hành động củ Thủ tướng chính phủ, ngày 28/12/2012 Bộ xây dựng ban hành quyết định số 1193/QĐ – BXD ban hành kế hoạch hành động thực hiện chiến lược xuất khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 – 2020 , định hướng đến năm 2030 với các mục tiêu sau:
- Phát triển VLXD , bên cạnh đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước đồng thời lựa chọn những sản phẩm có lợi thể để xuất khẩu, trong đó chú trọng các sản phẩm được sản xuất với trình độ cơng nghệ cao
- Lựa chọn khu vực thị trường hợp lý, phù hợp cho từng loại sản phẩm VLXD để xuất khẩu , nhằm phát huy hết công suất sản xuất của các dây chuyền đã đầu tư , tạo nguồn thu ngoại tệ bù đắp một phần đã chi ra nhập máy móc thiết bị, vật tư ngun liệu phục vụ xây dựng
Ngồi ra, chiến lược phát triển xuất khẩu vật liệu xây dựng còn được hiệp hội VLXD Việt Nam xây dựng, triển khai các chương trình nhằm xúc tiến đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu. Được sự đồng ý của các cơ quan chức năng, ban ngành, hiệp hội đã tổ chức thành công nhiều cuộc hội thảo, hội chợ, triễn lãm trong nước cũng như ngoài nước, nhằm hướng đến mục tiêu:
- Khẳng định năng lực sản xuất, chứng tỏ sức mạnh của ngành VLXD Việt Nam đủ sức đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu
- Khẳng định thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất VLXD
4.1.3 Mục tiêu và phương hướng của công ty :
Phương hướng phát triển của cơng ty trong giai đoạn 2010- 2015 là tìm kiểm và mở rộng thị trường tới các thị trường mới tại Trung Đông. Củng cố những thị trường vốn có .Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, tăng kim ngạch xuất khẩu cũng như mặt hàng XK.
4.2. Các đề xuất với vấn đề nghiên cứu :
4.2.1 Đề xuất với công ty :
4.2.1.1 Chủ động nguồn nguyên vật liệu
Trong công tác thu mua ngun vật liệu cơng ty , để hồn thiện công tác thu mua, sử dụng và dự trữ nguyên vật liệu công ty nên sử dụng các biện pháp sau :
Một là, hồn thiện cơng tác thu mua nguyên vật liệu : Phòng kinh doanh và phịng xuất nhập khẩu thực hiện cơng tác tổ chức thu mua nguyên vật liệu, luôn cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa của các đơn vị có liên quan và bộ phận KCS. Do đặc thù ngành nên vật liệu trong công ty đa dạng và phong phú . Vì thế khi mua sắm nguyên vật liệu, các bộ phận cần chú ý kiểm tra cẩn thận chất lượng từng lô hàng, đảm bào hàng nhập về đủ tiêu chuẩn, kỹ thuật, không nhập hàng kém phẩm chất, theo dõi và xử lý kịp thời những sai sót trong q trình thu mua
Hai là, hồn thiện cơng tác tiếp nhận nguyên vật liệu : Kiểm tra chất lượng , số lượng nguyên vật liệu theo từng chủng loại, kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu nhập về bằng các loại máy hiện đại với độ chính xác cao. Quy trình quản lý nguyên vật liệu cần có sự tham gia của cán bộ kỹ thuật, đại diện phòng KCS, thủ kho. Cán bộ kỹ thuật kiểm tra các thông số kỹ thuật của nguyên vật liệu, cán bộ phòng KCS kiểm tra số lượng, đánh giá chất lượng nguyên vật liệu dựa trên các tiêu chuẩn kỹ thuật.
Ba là, chuẩn bị kho bãi cần được chú trọng hơn nữa, cần đổi mới, hồn thiện hệ thống máy móc thiết bị kiểm tra nguyên vật liệu, đảm bảo độ chính xác
Bốn là, hồn thiện công tác xác định cầu và dự trữ nguyên vật liệu : Việc nghiên cứu cầu nguyên vật liệu trong công ty thực chất mới chủ yếu dựa trên các đơn hàng từ phía đối tác, chưa dựa trên các kết quả nghiên cứu thị trường. Điều này dẫn đến việc xác định cầu chưa chính xác, gây ra nhiều bất lợi cho cơng ty .
ứng chưa nhiều vì thế khi nhà cung ứng cung cấp nguyên vật liệu không đảm bảo chất lượng hay không đúng thời gian… ảnh hưởng xấu đến q trình sản xuất kinh doanh của cơng ty. Cơng ty nên lựa chọn thêm một vài nhà cung ứng và xây dựng , củng cố mối quan hệ với ho để chủ động hơn trong sản xuất kinh doanh, giảm rủi ro, tránh được ép giá …… Công ty cần thận trọng hơn nữa trong quá trình đánh giá, lựa chọn nhà cung ứng và thiết lập mối quan hệ bền chặt với các nhà cung ứng, tiến hành các biện pháp marketing với họ nhằm làm cho họ thường xuyên cung cấp hàng cho công ty với độ tin cậy cao, chất lượng đảm bảo và giá cả hợp lý.
4.2.1.2 Nâng cao hiệu quả chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm
a) Nâng cao hiệu quả chất lương sản phẩm : Chất lượng sản phẩm đã và đang
trở thành công cụ cạnh tranh hiệu quả của các DN xuất khẩu. Để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm cơng ty có thể tiến hành các biện pháp sau :
- Đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển nhằm tạo ra những sản phẩm không chỉ cao về chất lượng mà cịn đa dạng về chủng loại, kích cỡ, quy cách, kiểu dáng… để có thể đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.
- Chú trọng đầu tư đổi mới trang thiết bị , ứng dụng các công nghệ tiên tiến hiện đại trong các quy trình thu mua nguyên vật liệu cho đến sản xuất, bảo quản sản phẩm đến tay khách hàng
- Tiêu chuẩn hóa và kiểm tra chất lượng sản phẩm nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng. Cơng ty cần xây dựng và đưa ra hệ thống các tiêu chuẩn chất lượng cho việc thu mua nguyên vật liệu, bảo quản , sản xuất và vận chuyển hàng hóa. Việc kiểm tra chất lượng phải được tiến hành một cách nghiêm túc trong từng khâu, từng bộ phận
b) Đa dạng hóa sản phẩm : Đa dạng hóa sản phẩm , nhiều chủng loại sản
phẩm sẽ thu hút nhu cầu của khách hàng. Nhu cầu sử dụng sản phẩm ngày càng nâng cao, việc đa dạng sản phẩm là một nhu cầu thiết yếu đối với bất cứ công ty nào .
- Cần chú trọng đầu tư vào bộ phận nghiên cứu các sản phẩm mới, bộ phận nghiên cứu thị trường. Đầu tư vốn, thời gian, con người, tạo môi trường làm việc tốt cho bộ phận.
- Mở các khóa đào tạo thực tế, các chuyến đi thực tế tại các thị trường xuất khẩu để thấy được nhu cầu của khách hàng từ đó phát triển các sản phẩm mới nhằm đáp ứng những nhu cầu đó
4.1.1.3 Đẩy mạnh công tác thị trường.
Đối với hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường mới thì tìm hiểu thị trường mới chính là cơng việc cần thiết , là điều kiện tiện đề cho hoạt động xuất khẩu xảy ra. Chính vì vậy thơng tin thị trường được thu thập địi hỏi phải chính xác, kịp thời phục vụ cho việc ra quyết định của công ty. Đối với bước xử lý thơng tin, địi hỏi cán bộ làm công tác phân tích phải có những kiến thức nhất định về thị trường cần tìm hiểu, có kinh nghiệm trong phân tích và xử lý thơng tin. Trong quá trình nghiên cứu, tiếp cận thị trường cần tập trung đi sâu vào tìm hiểu các vấn đề sau :
- Nghiên cứu thị trường tổng quan rồi đến phân đoạn thị trường tập trung vào thị trường mục tiêu. Xác định dung lượng thị trường, tìm hiểu và phân loại khách hàng trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu, thu nhập trung bình, mức độ tiêu dùng, uy tín trên thị trường tài chính, giá cả và điều kiện thanh toán của KH
- Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh của công ty cả về số lượng và sức mạnh. Cần tìm hiểu về tài chính, nguồn nhân lực, nguồn cung cấp, chu kỳ đầu tư đổi mới trang thiết bị và dây chuyền sản xuất, hoạt động thành lập các đại lý tại các thị trường khác