4. Cấu trúc của khóa luận
3.1. Giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu cho các hệ sinh thái đô thị ở Việt Nam
Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển, bởi vậy lượng khí thải do các hoạt động của nền kinh tế thải gia vào bầu khí quyển là rất lớn, Nhằm thực hiện các mục tiêu để giảm nhẹ lượng khí thải vào bầu khí quyển đòi hỏi nước ta phải tiến hành cải tiến, thay đổi các hệ thống sản xuất cũ gây ra nhiều các chất, khí ô nhiễm vào bầu khí quyển. Đồng thời cần thoả thuận kí kết các hiệp định đa phương, song phương về hỗ trợ tài chính và chuyển giao công nghệ mới, thân thiện với môi trường và phối hợp, xây dựng, thực hiện các dự án nhằm phục vụ phát triển bền vững và giảm phát thải khí nhà kính.
Tạo lập được cơ chế khuyến khích sử dụng và phát triển năng lượng tái tạo như: năng lượng khí sinh học (biogas, phế thải trong nông nghiệp ở nông thôn); năng lượng mặt trời (thiết bị đun nước nóng, chiếu sáng bằng pin mặt trời), khí gas (bãi rác đô thị); năng lượng gió (phát điện, bơm nước vào ruộng muối ở vùng ven biển, hải đảo); thủy điện, đặc biệt là thủy điện nhỏ và cực nhỏ với công suất lắp đặt lên tới hàng nghìn MW (phát điện ở vùng sâu, vùng xa hoặc phối hợp điều tiết, cấp nước, tưới tiêu). Đặc biệt, một dự án thí điểm xây dựng chi trả hấp thụ CO trong lâm nghiệp đã được triển khai ở huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình, nhằm chuẩn bị cho việc tham gia thị trường CO của Việt Nam. Để ứng phó với BĐKH, Chính phủ Việt Nam còn triển khai các dự án về sản xuất điện năng không thải CO2. Đó là dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Việt Nam sẽ được khởi công vào năm 2015 ở Ninh Thuận. Đầu tháng 10- 2008, tỉnh Ninh Thuận đã cấp phép đầu tư xây dựng nhà máy điện chạy bằng sức gió có công suất 50 MW. Đây là những bước ứng dụng công nghệ năng lượng mới phù hợp với điều kiện của Việt Nam mà không ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế trong dài hạn, không gia tăng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Tuy nhiên, đây mới chỉ là những hoạt động mở đầu, chúng ta còn phải thực hiện ngay những hành động cụ thể như quy hoạch và tiến hành nâng cấp hệ thống đê biển, đê cửa sông bảo đảm chống được mức nước triều tần suất 5% ứng với gió bão cấp 9 (năm 2015) và cấp 10 (năm 2020) đối với các tỉnh từ Quảng Ninh đến Quảng Nam. Từng bước thực hiện bốn nhân tố chính là vấn đề buôn bán lượng khí thải, hợp tác kỹ thuật, giảm phá rừng, ứng phó với BĐKH nhằm đạt được những mục tiêu dài hạn để góp phần vào mục tiêu chung của toàn cầu.
Dù còn nhiều thách thức nhưng đến nay những chương trình, kế hoạch đã được triển khai, nhất là công tác thông tin, truyền thông nâng cao nhận thức
cộng đồng và đã tạo được nhiều giống cây trồng mới thích nghi với sự BĐKH. Cùng với sự quan tâm và hợp tác của các tổ chức quốc tế, các quốc gia trong khu vực và thế giới, Việt Nam sẽ ứng phó và thích ứng thành công với BĐKH, hạn chế thiên tai, phát triển bền vững.
Ðể tiết kiệm năng lượng một cách hiệu quả tại các đô thị lớn của Việt Nam, các chuyên gia Pháp cho rằng nên xây dựng mô hình đô thị tập trung, với mật độ dân số dày, tránh dàn trải. Mật độ dân số đô thị có quan hệ chặt chẽ với vấn đề tiêu thụ năng lượng, tiêu thụ nguồn lực sinh thái. Nếu kết cấu đô thị tại việt Nam được xây dựng theo mô hình tập trung, thì sẽ tiết kiệm được năng lượng đáng kể. Tuy nhiên, chuyên gia Pháp cho rằng vấn đề chính là ở khâu thiết kế: mô hình kết cấu dân số tập trung phải đi liền với thiết kế hiệu quả, có cây xanh và nước, vừa tiết kiệm năng lượng vừa bảo vệ môi trường. Việt Nam nên tổ chức lại hệ thống đường thủy, đặc biệt ở miền Nam. Miền Nam Việt Nam có hệ thống kênh rạch khá dày đặc, trong khi tác động khí thải đường sông ít hơn nhiều so với đường bộ, nên phát triển hệ thống đường sông vừa giúp tiết kiệm năng lượng, vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Các chuyên gia Pháp cũng cho rằng quy hoạch tiết kiệm năng lượng tại Việt Nam cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề chiếu sáng công cộng và tính đến những yếu tố địa lý. Ông Michel Rateau, Giám đốc phát triển Citelum nói rằng chiếu sáng đô thị chiếm 52% lượng tiêu thụ của một thành phố. Vì vậy cần phải có quy hoạch chiếu sáng hiệu quả và hợp lý để tiết kiệm năng lượng. Các chuyên gia Pháp cho rằng quy hoạch chiếu sáng công cộng ở Việt Nam hiện vẫn đang bị bỏ quên, tạo sự lãng phí không đáng có.
Các chính quyền đô thị cần tích cực hưởng ứng vào các chương trình của đất nước, quốc gia tăng cường hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực BĐKH và thoả thuận hợp tác về cơ chế phát triển sạch, đẩy mạnh hợp tác tài chính, công nghệ và xây dưng năng lực trong giai đoạn mới sau Nghị định thư Kyoto, tích cực tham gia các cuộc hội thảo, hội nghị và đàm phán quốc tế về các vấn đề liên quan đến BĐKH, xây dựng các danh mục dự án thuộc lĩnh vực BĐKH để kêu gọi tài trợ và tiếp nhận công nghệ từ các nước công nghiệp và các nước phát triển. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong đào tạo, nâng cao năng lực thông qua đầu tư trực tiếp, tư vấn và xây dựng các hệ thống cảnh báo sớm. Tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế về BĐKH để nghiên cứu, xây dựng và thực hiện có hiệu quả Chương trình Mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH. Ngoài ra việc tích cực học tập và giáo dục các chương trình bảo vệ môi trường là sự cần thiết không thể bỏ qua nhằm hạn chế các tác nhân gây BĐKH, các cơ
quan đơn vị sự nghiệp. Đặc biệt là các đơn vị giáo dục trường học, nên lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ môi trường vào phần nội dung học. Phải làm sao cho người dân ý thức được hậu quả của BĐKH tác động như thế nào tới đời sống. Khi người dân ý thức được những thiên tai, những dạng thời tiết cực đoan chính là hậu quả tích lũy từ nhiều thế hệ để lại cho môi trường gây BĐKH, chỉ có vậy con người mới thực sự tìm được giải pháp thích đáng nhất nhằm hạn chế những nguyên nhân gây BĐKH.