Cách phân loại các thiết bị chịu áp lực

Một phần của tài liệu giáo trình an tòan lao động (Trang 50 - 51)

- Một ưu điểm lớn của đèn của đèn nung sáng là có thể phát sáng với điện áp thấp hơn nhiều so với điện áp định mức của đèn, cho nên được sử dụng trong chiếu sáng an

d) Cách phân loại các thiết bị chịu áp lực

Trên quan điểm an toàn ,người ta phân các thiết bị áp lực ra thành các loại : -Hạ áp

-Trung áp -Cao áp -Siêu áp

Việc phân chai theo áp suất làm việc cảu môi chất khác nhau theo các giải áp suất .Ví dụ :

-Đối với thiết bị sinh khí axetylen thì thiết bị hạ áp là thiết bị có áp suất nhỏ hơn 0,1 at ,thiết bị trung áp có áp suất từ 0,1 at đến 1,5 at ,thiết bị cao áp từ 1,5 at trở lên .Cũng có một cách phân loại theo looking đất dèn (CaC) nạp trong một lần.

-Đối với thiết bị ô xi :

Loại hạ áp có áp suất làm việc của môi chất lên tới 16 at Loại trung áp có áp suất làm việc của môi chất từ 16:-64 at Loại cao áp có áp suất làm việc của môi chất lớn hơn 64 at .

6.2.2.Những yếu tố nguy hiểm đặc trưng của thiết bị áp lực . a) Nguy cơ nổ

Thiết bị chịu áp lực làm việc trong điều kiện môi chất chứa trong đó có áp suất khác với áp suất khí quyển (lớn hơn-áp suất dương,nhỏ hơn –áp suất âm(chân không ),do đó giữa chúng (môi chất công tác và không khí bên ngoài ) luôn luôn có xu hướng cân bằng áp suất , kèm theo sự giải phóng năng lượng khi điều kiện cho phép (độ bền của thiết bị không đảm bảo do những nguyên nhân khác nhau).Chẳng hạn như :phạm vi điều kiện vận hành ,bảo quản, do sự cố…thì sự giải phóng năng lượng để cân bằng áp suất diễn ra dưới dạng các vụ nổ.Hiện tượng nổ thiết bị áp lực có thể đơn thuần là nổ vật lí , nhưng cũng có khi là sự kết hợp giữa hai hiện tượng nổ xảy ra liên tiếp đó là nổ hoá học và vật lí.

Nổ vật lí là hiện tượng phá huỷ thiết bị để cân bằng áp xuất giữa trong và ngoài khi áp xuất môi chất trong thiết bị vượt quá trị số cho phép đã được tính trước đối với loại vật liệu đã chọn hoặc do vật liệu chọn không đúng, cũng như khi vật liệu làm thành bị lão hoá, ăn mòn, khi đó ứng xuất do áp lực môi chất chứa trong thiết bị gây nên trong thành bình vượt quá trị số ứng xuất cho phép của vật liệu làm thành bình.

Hiện tượng gia tăng ứng xuất và áp xuất này xảy ra do nhiều nguyên nhân:

- Ap xuất tăng không kiểm soát được do van an toàn không tác động hoặc việc tác động của van an toàn không đảm bảo làm giảm áp xuất trng thiết bị.

- Tăng nhiệt độ do bị đốt nóng quá mức, do ngọn lửa trần, bức xạ nhiệt, do va đấp, nạp quá nhanh, phản ứng hoá học.

- Tính chất vật liệu thay đổi do tác động hoá học, nhiệt học (do hoá cứng, do bị ăn mòn cục bộ …).

- Chiều dày thành thiết bị thay đổi do hiện tượng mài mòn cơ học và mòn hoá học.

Khi nổ vật lí xảy ra, thông thường thiết bị phá huỷ ở điểm yếu nhất. Hiện tượng vỡ nỏ thiết bị do phản hoá học trong thiết bị áp lực chính là quá trình diễn ra của hai hiện tượng nổ liên tiếp, ban đầu là nổ hoá học ( áp xuất tăng nhanh) sau đó là nổ vật lí do thiết bị không có khả năng chịu đựng áp suất tạo ra khi nổ hoá học trong thiết bị.

Đặc điểm của nổ hoá học là áp suất do nổ tạo ra rất lớn và phá huỷ thiết bị thành nhiều mảnh nhỏ (do tốc đọ gia tăng áp suất quá nhanh).

Công sinh do nổ hoá học rất lớn và phụ thược chủ yếu vào bản thânh chất nổ, tốc độ cháy của hỗn hợp, phương thức lan truyền của sóng nổ. Bên cạnh đó nó còn phụ thuộc vào kết cấu của thiết bị (ví dụ khi nổ hỗn hợp axetylen không khí, áp suất sau khinổ đạt 1113 lần áp suất trước khi nổ, nếu trên đường lan truyền của sóng nổ gặp chướng ngại vật thì sóng phản kích tăng lên làm hàng trăm lần áp suất ban đầu). Vì vậy khi tính toán độ bền của thiết bị phải chú ý đến khả năng chịu đựng khi có nổ hoá học, khả năng thoát khí qua van an toàn.

Một phần của tài liệu giáo trình an tòan lao động (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w