Tăng cường kinh phí giành cho cơng tác đào tạo

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) hoàn thiện chính sách đào tạo nhân viên tại khách sạn sofitel legend metropole hà nội (Trang 38)

4. Kết cấu chuyên đề

3.2.4. Tăng cường kinh phí giành cho cơng tác đào tạo

Một yếu tố quan trọng tác động đến việc đào tạo nhân viên đó chính là kinh phí đào tạo. Để cơng tác đào tạo thu được kết quả như mong đợi, khách sạn cần tăng cường kinh phí cho cơng tác đào tạo. Phần kinh phí này được trích ra từ lợi nhuận thu được sau mỗi kỳ kinh doanh. Điều cốt yếu đó là phân bổ sao cho hợp lý để việc đầu tư vào công tác đào tạo này thu được lợi ích lớn nhất. Kinh phí ảnh hưởng rất lớn tới việc lựa chọn chính sách đào tạo nhân viên. Để đứng vững trong thị trường này cần những khách hàng hài lòng vẫn chưa đủ. Khách sạn muốn khách hàng rất và tuyệt đối hài lịng, biết trước những gì khách hàng cần và tìm kiếm để mang lại sự ngạc nhiên, thích thú qua những hành động đúng thời điểm, mang lại sự thỏa mãn từ việc để ý đến khách hàng qua việc lắng nghe những điều khách hàng nói, những gì khách hàng muốn. Nhân viên lễ tân thực sự cần có những trình độ để có thể nắm bắt được tình hình. Phương pháp đào tạo này mang lại hiệu quả lâu dài, tuy nhiên địi hỏi phải có thời gian và chi phí đào tạo. Do vậy, khách sạn cần tăng cường kinh phí cho đào tạo nhân viên.

3.2.5. Hồn thiệc cơng tác kiểm tra, đánh giá sau đào tạo

Đào tạo nhân viên là q trình cung cấp các kiến thức, hồn thiện các kỹ năng, rèn luyện các phẩm chất nghề nghiệp, nhằm đáp ứng yêu cầu trong quá trình thực hiện

công việc của nhân viên ở cả hiện tại và tương lai. Đây là khâu yếu nhất của khách sạn trong việc quản lý nhân sự. Bất cứ nội dung quản trị nào cũng lấy con người làm trung tâm. Trình độ đội ngũ lao động khơng tốt sẽ ảnh hưởng đến các dịch vụ cung ứng cho khách. Do vậy, đào tạo phải đươc củng cố và thực hiện thật tốt. Để hồn thiện các chính sách đào tạo nhân viên cần phải thực hiện đánh giá kết quả sau đào tạo một cách nghiêm túc.

Công tác kiểm tra đánh giá kết quả sau đào tạo có ảnh hưởng quan trọng tới việc thực hiện thành công hay thất bại của công tác đào tạo nhân viên. Việc đo lường kết quả sau quá trình thực hiện đào tạo thường gặp rất nhiều khó khăn. Cần sử dụng các tiêu chí từ việc khảo sát các nhân viên đã hồn thành khóa học để đánh giá, xem xét nội dung giảng dạy có thích hợp khơng. Bên cạnh đó xem xét hình thức và phương pháp đào tạo có phù hợp với nhân viên khơng. Các hình thức và phương pháp đào tạo đó có thu được hiệu quả không, bằng cách quan sát nhân viên vài tuần hoặc vài tháng sau khi hồn thành khóa học.

Ngồi ra, cũng có thể áp dụng một số biện pháp bài kiểm tra cuối khóa để cơng tác kiểm tra, đánh giá sau đào tạo thực sự thu được kết quả và giúp nâng cao chất lượng cơng tác đào tạo nhân viên. Từ đó sẽ áp dụng biện pháp khen chê hợp lý để kích thích tinh thần học tập của nhân viên. Bài kiểm tra cuối khóa đảm bảo tổng hợp kiến thức, khơng mang tính chất đánh đố nhân viên.

3.3 Một số kiến nghị

3.3.1. Đối với nhà nước và tổng cục du lịch

a. Đối với nhà nước

Khi Việt Nam gia nhập WTO, các tập đoàn kinh tế thế giới đầu tư vào Việt Nam, chắc chắn cạnh tranh không chỉ diễn ra trên thi trường xuất khẩu mà còn trong thị trường nội địa. Trước những vấn đề trên, nhà nước cần có những biện pháp nhằm giúp các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, đặc biệt là khách sạn sẽ tìm ra nguồn nhân lực vừa đủ và chất lượng.

Du lịch đang dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam và ngày càng thu hút được nhà đầu tư trong lĩnh vực này. Ngành kinh doanh khách sạn có tính xâm nhập, hội hóa cao nên lao động ở các ngành khác nói chung và ngành dịch vụ nói riêng đều có thể tham gia vào lực lượng lao dộng ngành khách sạn. Hơn nữa, sự lựa chọn làm việc tại các khách sạn liên doanh sẽ có mức lương khá cao, cơ hội được học tập, đào tạo bài bản hơn có văn hóa tổ chức, môi trường đào tạo tốt hơn, cơ hội được trau dồi ngoại ngữ cũng như thấy rõ lộ trình thăng tiến để phấn đấu. Qua đó, nhà nước nên có những chính sách giúp người lao động khơng ngừng nâng cao trình độ để có thể đáp ứng nhu cầu lao động trong ngành kinh doanh khách sạn.

Nhà nước nên quy hoạch lại các trường đào tạo, xây dựng một số trung tâm đào tạo mạnh đầu tư thích đáng về cơ sở vật chất, tiền vốn và con người để chất lượng đào tạo có thể ngang bằng khu vực và quốc tế. Đào tạo đội ngũ lao động là đào tạo nhân viên trực tiếp, do vậy phải kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Lao động trong doanh nghiệp khách sạn quyết định tới uy tín thương hiệu của khách sạn. Do đó, đội ngũ lao động phải đảm bào về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp tốt.

Nhà nước nên kêu gọi sự hỗ trợ đào tạo miễn phí từ các tổ chức phi chính phủ. Nếu làm được điều này thì hàng năm nguồn lao động của Việt Nam khơng chỉ đáp ứng về số lượng mà còn đảm bảo được cả về chất lượng

b. Đối với Tổng cục du lịch

Một thực tế hiện nay đó là chất lượng các dịch vụ cung ứng được xem đó là do trình độ nhân viên. Trình độ đội ngũ nhân viên có cao mới cung cấp được dịch vụ có chất lượng cao. Do vậy, nhân viên cần phải được đào tạo thường xuyên và liên tục. Để có thể tiến hành cơng tác đào tạo thuận lợi, Tổng cục du lịch cần phối hợp hơn nữa với các khách sạn trong q trình tổ chức các khóa học đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên.

3.3.2. Đối với sở văn hóa Hà Nội

Một khách sạn thành công đều bắt đầu từ những nhân viên giỏi, họ chính là những người có thể thu hút được khách hàng đến với khách sạn. Để tối đa hóa doanh số kinh doanh cách tốt nhất là đào tạo họ, để họ có được những kỹ năng nghiệp vụ thành thạo nhất và kiến thức mới nhất về lĩnh vực của họ. Nhận thức được tầm quan trọng của nhân viên, khách sạn cần có những chính sách đào tạo hợp lý để khơng ngừng nâng cao trình độ của nhân viên. Để làm được điều này không chỉ cần sự cố gắng của một mình doanh nghiệp khách sạn mà đó là sự nỗ lực của tồn ngành. Trong đó, khơng thể khơng kể đến trách nhiệm của sở du lịch Hà Nội. Cụ thể: Sở du lịch Hà Nội nên kết hợp với các trường dạy nghề để tổ chức các lớp học cho những người có nhu cầu làm trong ngành khách sạn. Mặt khác, sở du lịch Hà Nội nên tạo mọi điều kiện để các khách sạn phát triển một cách tồn diện, lành mạnh. Khi mà tình hình kinh doanh khách sạn trở nên khả quan hơn, sức cạnh tranh giữa các khách sạn mang tính chất lành mạnh hơn thì khách sạn sẽ có đầy đủ tiềm lực để đầu tư vào đào tạo nhân viên.

KẾT LUẬN

Muốn đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, nhất là trong tình thế ngày càng cạnh tranh gay gắt, rất cần sự đóng góp của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành dịch vụ. Các doanh nghiệp cần lỗ lực khơng ngừng trong những chính sách đào tạo . Điều đó khơng chỉ tạo cho doanh nghiệp một thương hiệu, một chỗ đứng trên thị trường, mà mục tiêu quan trọng nhất đó là thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Cùng trong xu thế đó, khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội trong thời gian gần đây cũng đã và đang thực hiện kế hoạch nhằm đưa khách sạn sang một giai đoạn mới.

Trong đề tại này em đã đưa ra một số nội dung nghiên cứu nhằm hồn thiện chính sách đào tạo nhân viên tại khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội.

Từ những lý luận và kết quả thực tế về thực trạng các chính sách đào tao nhân viên tại khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội đề tài đã đưa ra những giải pháp cụ thể và một số kiến nghị khác nhằm hồn thiện các chính sách đào tao nhân viên tại khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội.

Như vậy, đề tài đã trình bày những vấn đề cơ bản về, các chính sách đào tao nhân viên tại khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội cùng với việc đưa ra những giải pháp nhằm hồn thiện các chính sách đào tao nhân viên tại khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của cô giáo Trần Thị Kim Anh đã giúp em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.

Trong q trình thực hiện đề tài này có thể cịn nhiều thiếu sót, vì vậy em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy, cơ giáo để chun đề được hồn thiện hơn nữa.

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) hoàn thiện chính sách đào tạo nhân viên tại khách sạn sofitel legend metropole hà nội (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)