Khủng hoảng kinh tế Mỹ 2007-2010 và khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-

Một phần của tài liệu Những tác động của cuộc khủng hoangrkinh tế mỹ vào việt nam (Trang 29 - 36)

1929-1933

Theo những ý kiến bi quan, tình hình khủng hoảng lúc bấy giờ của Mỹ giống như cuộc đại suy thoái 1929-1939 hoặc giống với thời kì suy thối của Nhật những năm 1990. Đại khủng hoảng thập niên 1930 làm cho Mỹ mất 10 năm mới trỏ lại bình thường, Nhật cũng mất 10 năm mới ổn định được hệ thống tài chính và khơi phục kinh tế, vì vậy, nhiều khả năng Mỹ cũng mất tới 10 năm mới hồi phục hoàn toàn.

Tuy nhiên khác với thập niên 1930, các đối sách hiện nay của Mỹ khơng đon độc mà có sự hợp tác của các nền kinh tế lớn do sự lệ thuộc vào nhau, Mỹ sụp đổ sẽ kéo theo sự bất ổn của các nền kinh tế khác.

Thêm vào đó, khác với thập niên 1930, hồi đó mỹ và nhiều nước khác đều gặp khó khăn ở mức độ gần như nhau, hiện ny kinh té thế giới ngoài Mỹ phát triển khá mạnh. Năm 2007, tăng trưởng kinh tế ở Mỹ là 2% trong khi thế giới là 5%.

Cùng với cơ chế hợp tác của các nước lớn sẵn có sẽ là điều kiện về thị trường giúp kinh tế Mỹ sớm hồi phục.

Một điểm nữa là Chính phủ ngày càng đóng vai trị quan trọng hơn và hiệu quả hơn vì có các cơ chế làm dịu tác động cuộc khủng hoảng so với thập niên 1930.

So với Nhật ở thập niên 1990, tình hình nước Mỹ hiện nay cũng khác ít nhất ở 2 điểm:

Thứ nhất, thị trường bất động sản của Nhật vào thời điểm đó tăng đến mức quá cao một cách bất thường, hình thành nền kinh tế bong bong quá lớn nên khi nổ tác động rất mạnh đến hoạt động sản xuất và tiêu thụ. Tình hình ở Mỹ phức tạp hơn do các cơng cụ đầu tư tinh vi, khó kiểm soat nhưng về giá bất động sản tăng không cao như Nhật.

Thứ hai, vào thập niên 1990 Nhật bị giảm phát nặng nên lãi suất danh nghĩa giảm dần đến số không nhưng lãi suất thực vẫn cao, trong khi đó Mỹ hiện nay lạm phát vài phần trăm nên dễ dùng chính sách tiền tệ kích thích sản xuất hơn Nhật lúc đó.

2. Việt Nam có tránh được cơn bão khủng hoảng?

* Mở cửa kinh tế và hội nhập đã mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam nhưng đồng thời cũng khiến chúng ta phải đối mặt với nhiều nguy cơ hơn khi xảy ra biến động. Tác động của cuộc khủng hoảng này có tính hai mặt, song chủ yếu là tác động tiêu cực tới kinh tế toàn cầu cũng như của Việt Nam. Do hội nhập ngày càng sâu và rộng vào nền kinh tế thế giới nên Việt Nam cũng chịu những tác động nhất định, tuy không trực tiếp.

+ Tác động đến tăng trưởng nền kinh tế:

Khủng hoảng dã làm cho tốc độ tăng trưởng của Việt Nam giảm và tỉ lệ thất nghiêp tăng cao. Thực tế năm 2008, tốc độ này chỉ đạt 6,23% ( dự báo của Quốc hội là 7%), thấp nhất trong vòng 9 năm qua. Sản xuất thu hẹp, thu nhập giảm sút, that nghiệp gia tăng.

+ Tác động đến FDI:

Trái với tất cả nhiều dự đoán ban đầu cho rằng FDI Việt Nam sẽ giảm mạnh do ảnh hưởng của khủng hoảng, tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam năm 2008 tăng kỉ lục trong hơn 20 năm. Tính đến 19/12/2008, tổng số vốn FDI đầu tư vào Việt Nam hơn 64 tỷ đô-la Mỹ, tăng 199,9% so với 2007.

+ Tác động đến xuất khẩu Việt Nam

Xuất khẩu của Việt Nam đã bị ảnh hưởng khá nhiều bởi Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam

Tình hình trên đã đưa đến kết quả là cả năm 2008 xuất khẩu chỉ đạt khoảng 64 tỉ đô-la, tăng 31,8% so với 2007. Xuất khẩu đã giảm không chỉ

về số đơn đặt hàng mà cả về giá bán của hàng hóa xuất khẩu. Nhiều doanh nghiệp trong nước đã gặp khó khăn do tiêu thị hàng hóa giảm và thiếu vốn đầu tư.

* Việt Nam đã làm gì để đối phó với khủng hoảng

Chính phủ Việt Nam đã đề ra 05 nhóm giải pháp cơ bản như sau: - Giải pháp thúc đẩy sản xuất - kinh doanh và đẩy mạnh xuất khẩu - Giải pháp đẩy mạnh, kích cầu đầu tư và tiêu dùng

- Thực hiện chính sách tài chính tiền tệ linh hoạt - Thực hiện sâu rộng chính sách an sinh và xã hội - Phối hợp tốt trong tổ chức chỉ đạo, điều hành * Bài học rút ra từ khủng hoảng

Thực tế đã cho thấy, Trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam đã, đang và sẽ bị thử thách, kết qur chống lạm phát, vượt qua khủng hoảng và triển vọng phát triển kinh tế bền vững ở nước ta sẽ còn tùy thuộc rất lớn vào quyết tâm chính trị, nhận thức và cách thức giải quyết các điểm mấu chốt sau:

Những cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính-tiền tệ khu vực và thế giới đã, đang và sẽ còn chứng tỏ, khi “bàn tay hữu hình” của Nhà nước hoặc nắm quá chặt, hoặc bị buông lỏng quá mức, và cả khi “bàn tay vơ hình” của thị trường bị lạm dụng và đề cao thái q, thì đều có nguy cơ dẫn đến những cực đoan, ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế và thậm chí dẫn đến khủng hoảng nếu có những bất đồng quá mức giữa nhà nước và thị trường.

Các khiếm khuyết của thị trường tự do phải được sửa chữa bằng sự can thiệp chủ động và tích cực của Nhà nước kiểu mới, mang tính pháp quyền và đại diện cao hơn.

Đặc biệt, cần sớm khắc phục những bất cập về nhận thức và lạm dụng trong thực tế về quyền lực chủ quan của nhà nước, về sức mạnh thị trường khách quan, về tính đa mục tiêu của chính sách, cần nâng cao chất lượng xây dựng các quy hoạch, dự án; thực hiện nghiêm túc các quy định về đấu thầu thực chất, chống thông thầu, ép thầu và các gian lận thầu khác gây tổn hại lợi ích chung và dài hạn; tăng cường kiểm toán độc lập, xây dựng và áp dụng rộng rãi hệ thống chỉ tiêu hiệu quả

Về dài hạn, cần chuyển nhanh từ mơ hình “nhà nước – nhà đầu tư lớn nhất” và phát triển chủ yếu theo bề rộng hiện nay, sang mơ hình “nhà nước – nhà quản lý công” và phát triển theo bề sâu, đi đôi với việc chuyển dịch nguồn động lực chính trong đầu tư phát triển kinh tế từ khu vực kinh tế nhà nước sang khu vực kinh tế ngoài nhà nước; yêu cầu về tổ chức lại nền kinh tế và các doanh nghiệp trong nước sẽ cấp thiết hơn nhằm tăng cường sự hợp

tác, gắn kết, sức cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp, cũng như hiệu quả đầu tư kinh tế-xã hội nói chung

Hơn nữa, cần sớm thiết lập cơ chế thị trường cạnh tranh đầy đủ, lành mạnh trong việc cung cấp các sản phẩm và nguyên , nhiên liệu đầu vào thiết yếu của nền kinh tế, rồi mới bãi bỏ sự kiểm sốt hành chính về giá cả.

 Coi trọng tính đồng bộ và chú ý đến tính 2 mặt của các giải pháp chính sách.

Bản lĩnh và Trí tuệ Việt Nam cịn thể hiện trong sự dám đối diện, chấp nhận và biết cách vượt qua thử thách trên cơ sở tuân thủ các yêu cầu, lẫn quy trình của kinh tế thị trường, coi trọng tính đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm của các mục tiêu, loại cơng cụ chính sách và sự phối hợp ăn khớp cần có giữa các cơ quan chức năng hữu quan, nâng cao hiệu quả đầu tư kinh tế-xã hội

Ngoài ra, cần coi trọng việc xây dựng hệ thống số liệu thống kê và dữ liệu thông tin quốc gia và chuyên ngành hiện đại, có chất lượng cao, đáp ứng mọi nhu cầu đa dạng về quản lý nhà nước các cấp, kinh doanh và nghiên cứu khoa học; khắc phục tình trạng phân tán, chia cắt, rời rạc, đóng băng và thiếu chuẩn hoá thống nhất giữa các nguồn và đơn vị quản lý thơng tin, gây khó khăn và đắt đỏ cho các đơn vị và cá nhân có nhu cầu tiếp cận, khai thác và sử dụng các thông tin này, đồng thời làm giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế và gia tăng sự lãng phí các nguồn lực xã hội.

 Trọng dụng người tài và đấu tranh không khoan nhượng với tham nhũng.

Hiền tài là ngun khí quốc gia, vì vậy, Việt Nam cần có nhiều biện pháp, chnhs sách để khuyến khích người tài, có chế độ bồi dưỡng hợp lí và nhất là việc đầu tư đúng mức, tránh “ bỏ xót” nhân tài. Muốn được như vậy cần phải có sự nổ lực từ phía nhà nước và sự đồng thuận từ nhân dân.

Tham nhũng làm thất thu và thất thoát, giảm hiệu quả các nguồn lực xã hội, những luật định quản lý kinh tế – xã hội, làm nản lòng nhà đầu tư trong và ngoài nước, gây cản trở cho sự vận hành thông suốt của nền kinh tế với tư cách một chỉnh thể tự nhiên, là cội nguồn mọi bất ổn, trở ngại và thách thức lớn nhất, gây tổn thất to lớn, khó lường cho lợi ích, uy

tín quốc gia, làm gia tăng tình trạng rối loạn kỷ cương xã hội, xu hướng ly tâm và mất đồng thuận, kẻ thù nguy hiểm nhất từ bên trong đối với công cuộc đổi mới và phát triển ở Việt Nam. Vì vậy, phịng, chống tham nhũng đang là bài tốn khó mà vẫn chưa có lời giải triệt để.Nền kinh tế trong sạch vững mạnh khơng thể có hiện tượng tham nhũng. Đảng và Nhà nước ta cần mạnh tay hơn nữa, đấu tranh không khoan nhượng với nạn tham nhũng.

Tất cả vì một Việt Nam tươi sang và vững mạnh hơn !

Những hình ảnh ấn tượng của cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 - 2009

Cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ 2007-2010 đã tác động sâu rộng vào mọi mặt của các nền kinh tế trên thế giới. Nó đã châm ngịi cho cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008-2010. Mỹ cùng nhiều quốc gia khác đang gánh chịu những tổn thất nặng nề mà cuộc khủng hoảng này mang lại. Tuy nhiên năm 2010 đã có nhiều dấu hiệu khả quan cho sự phục hồi và thực tế nền kinh tế đã bắt đầu vực dậy từ đầm lầy khủng hoảng, tuy còn chậm.

Nhứng bài học và kinh nghiệm rút ra từ cuộc khủng hoảng này hy vọng sẽ giúp cho nền kinh tế Việt Nam nói riêng và Thế giới nói chung sẽ phát triển vững chắc trong tương lai.

Nhóm thực hiện xin chân thành cảm ơn cơ và các bạn đã đọc và góp ý cho bài thảo luận này!

Một phần của tài liệu Những tác động của cuộc khủng hoangrkinh tế mỹ vào việt nam (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)