Tỷ giá hối đoái tác động đến các biến số kinh tế vĩ mô khác: lãi suất, lạm phát và sản lượng.

Một phần của tài liệu những vấn đề lý luận chung về tỷ giá hối đoái và tác động của nó đến xuất nhập khẩu (Trang 25 - 28)

suất, lạm phát và sản lượng.

* Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến lãi suất

Khi người dân muốn gửi tiền ở ngân hàng, họ đứng trước quyết định nên gửi tiền bằng nội tệ hay ngoại tệ. Với những mức lãi suất cho trước, nếu tỷ giá tăng mạnh tức là đồng nội tệ giảm giá mạnh đến mức lãi suất tiền gửi nội tệ không đủ bù đắp cho sự mất giá đó, người dân sẽ đồng loạt rút nội tệ trong hệ thống ngân hàng để chuyển thành ngoại tệ, do đó sẽ xảy ra sự khan hiếm nội tệ trong hệ thống ngân hàng, buộc họ phải tăng lãi suất nội tệ.

Ngược lại, nếy tỷ giá giảm nhanh hay ngoại tệ mất giá mạnh đến mức lãi suất tiền gửi ngoại tệ khơng đủ bù đắp sự mất giá đó, người dân sẽ đồng loạt rút ngoại tệ ở ngân hàng chuyển thành nội tệ, gây ra sự khan hiếm ngoại tệ trong hệ thống ngân hàng, buộc các ngân hàng phải nâng lãi suất tiền gửi ngoại tệ.

* Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến lạm phát và sản lượng (GDP)

Mặc dù tỷ giá tác động đến xuất nhập khẩu, nhưng xuất nhập khẩu lại là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế. Khi tỷ giá tăng lên có thể sẽ gây ra:

- Xuất khẩu tăng làm tổng cầu trong nước tăng lên bởi xuất khẩu là một bộ phận của tổng cầu AD = C + I + G + (EX - IM)

Do đó, nó có thể gây ra hai ảnh hưởng:

+ Cầu tăng trong khi cung chưa tăng sẽ đẩy giá lên gây nên tình trạng lạm phát.

+ Nếu nền kinh tế vẫn còn nhiều nguồn lực có thể phát huy thì giá tăng sẽ kích thích sản xuất và làm cung tăng. Do đó, sản lượng sẽ dần tăng lên trong khi lạm phát sẽ giảm xuống.

- Nhập khẩu đắt đỏ làm cho giá cả hàng nhập và giá cả hàng hố có tỷ trọng nguyên liệu nhập ngoại cao rơi vào tình trạng trở nên đắt hơn làm cho mặt bằng giá thành bị đẩy lên dẫn đến lạm phát. Giá cao sẽ khuyến khích sản xuất hàng thay thế hàng nhập khẩu và từ đó sẽ tăng sản lượng.

Kết quả, lạm phát có thể xảy ra mà sản lượng cũng có thể tăng. Mức độ lạm phát cao hay thấp là phụ thuộc vào khả năng tăng sản lượng sản xuất. Nếu sản lượng tăng nhiều thì lạm phát giảm. Nếu sản lượng tăng ít thì lạm phát tăng.

Ngược lại, khi tỷ giá giảm có thể gây ra thiểu phát (deflation) và suy giảm sản lượng. Tác động của tỷ giá đến sản lượng và lạm phát như vậy còn phụ thuộc vào thực trạng nền kinh tế, tính co dãn của cung cầu xuất nhập khẩu. Ngồi ra, tỷ giá hối đoái ổn định hay biến động cịn ảnh hưởng đến hoạt động có liên quan đến ngoại tệ như vay nợ nước ngoài, đầu tư... và do đó ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu và toàn bộ nền kinh tế.

Kết luận

Tỷ giá hối đoái là một lĩnh vực đặc biệt có liên quan đến các hoạt động kinh tế đối ngoại và cả chính sách kinh tế đối nội nhất là đối với hoạt động xuất nhập khẩu. Do vậy, tỷ giá hối đối có tầm quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nó cần phải được quản lý một cách linh hoạt phù hợp với từng hoàn cảnh và thời điểm thực tiễn. Thành cơng trong việc quản lý tỷ giá hối đối sẽ tạo đà cho nhiều lĩnh vực kinh tế phát triển trong đó hoạt động xuất nhập khẩu là trọng tâm.

Tỷ giá hối đối là một cơng cụ mạnh trong chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, do vậy việc thực hiện cần phải có sự thận trọng, cân nhắc kỹ lưỡng. Ngồi ra cần phải khơng ngừng đúc rút kinh nghiệm trong quá trình quản lý trong nước cũng như những bài học từ nhiều quốc gia để phục vụ thành công sự nghiệp cơng nghiệp hố và hiện đại hố của đất nước.

Tài liệu tham khảo:

1. Kinh tế học quốc tế: Lý thuyết và chính sách (Paul R. Krugman, Maurice Obstfeld), NXB Chính trị quốc gia - 1996.

2. Tỷ giá hối đoái - Phương pháp tiếp cận và nghệ thuật điều chỉnh (Chủ biên: PGS. PTS. Nguyễn Công Nghiệp, Lê Hải Mơ), NXB Tài chính - 1996.

3. Kinh tế vĩ mô (N. Gregory Mankiw), NXB Thống kê - 1999.

Một phần của tài liệu những vấn đề lý luận chung về tỷ giá hối đoái và tác động của nó đến xuất nhập khẩu (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(28 trang)