II. THỰC TRANG VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN THƢƠNG HIỆU
1. Đặc điểm chung của Công ty ảnh hƣởng đến xây dựng và phát triển thƣơng hiệu.
1.2. Đặc điểm về hoạt động kinh doanh 1 Đặc điểm về thị trƣờng tiêu thụ.
1.2.1. Đặc điểm về thị trƣờng tiêu thụ.
Các loại thị trƣờng Rƣợu:
- Rượu dân tự sản xuất để nấu: Khó có thể tìm được một danh từ ngắn gọn đẻ gọi tên cho thị trường này một cách đầy đủ nội dung của nó. Đã có người gọi nó là: thị trường rượu dân gian, rượu tự cung tự cấp, thị trường rượu “ Quốc lủi”, rượu sản xuất thủ cơng, cũng có người gịi là thương hiệu rượu “quê”. Ở đây ta gọi thị trường rượu này là rượu hộ gia đình kinh doanh (viết tắt là RGĐKD).
Điểm mạnh của RGĐKD là: Dụng cụ nấu đơn giản, gọn nhẹ, trong phạm vi gia đình. Vốn bỏ ra sản xuất kinh doanh nhỏ chỉ từ 0,5 – 2 triệu đồng là có thể sản xuất được. Cơng nghệ truyền thống, truyền nghề dễ dàng, địa điểm sản xuất ở các làng, bản trên tồn quốc nên Chính phủ khơng kiểm soát được. Thực tế các gia đình có kinh doanh, nhưng khơng đăng ký nên không thể thu thuế được, giá thành thấp. Ở Việt Nam tỷ trọng nhân dân có thu nhập chiếm hơn 50% dân số là những người có sở thích uống loại rượu này. Hàng năm thị trường Rượu này sản xuất vịa khoảng 250 triệu lít/năm. chiếm hơn 50% sản lượng rượu cả nước sản xuất.
Điểm yếu của RGĐKD là: do dụng cụ nấu đơn giản, thủ cơng nên khơng thể có khả năng lọc trong, khử độc tố như Andehyt, các Este và các rượu khác Etylic. Đó là những thành phần hóa học gây hại cho sức khỏe con người, do có hàng trăm, hàng triệu người sản xuất nên sự thông kê về tiêu chuẩn như: độ cồn, tỷ lệ độc tố, hương thơm… khơng có cơ quan kiểm tra và quản lý chất lượng. RGĐKD có bao bì kinh doanh tùy tiện, có thể đựng ởcác loại can, chai tận dụng, khơng có nhãn, mác, nút chai. Mặc dù Nhà nước không khuyến khích sản xuất nhưng ít có chính sách, biện pháp hạn chế cấm snr xuất loại rượu này.
- Rượu do các Công ty của Nhà nước sản xuất nay là Công ty cổ phần, cụ thể là Công ty cổ phần Cồn – Rượu Hà Nội và Cơng ty Cổ phần Rượu Bình Tây: Đây là loại rượu do các doanh nghiệp Nhà nước trước đây đầu tư và bây giờ chuyển sang hình thức cổ phần, hàng năm sản lượng sản xuất chiếm khoảng 15% sản lượng rượu cà nước.
Điểm mạnh của lạo rượu này là: Rượu được khử độc tố bằng thiết bị trưng cất tương đối tiên tiến, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng Nhà nước. Chủng loại rượu phong phú, bao bì, nhãn, mác và nút chai đẹp, có nhiều loại chai, nút chai. Thống nhất được độ rượu và hàm lượng độc tố quy định. Thị trường là nhân dân ở thành phố, thị xã, nông thôn và thị trường xuất khẩu.
- Rượu do các doanh nghiệp địa phương quản lý (Tỉnh, thành phố): Ở các tỉnh, thành phố có các nhà máy sản xuất đường, bánh kẹo, chế biến lương thực kết hợp với sản xuất rượu từ các rỉ đường, kẹo phế phẩm và lương thực phế phẩm. Thị trường các loại rượu này hiện nay cũng đã bán ở các thành phố, nông thôn và xuất khẩu sang các nước ngồi như: Cơng ty Rượu Đồng Xuân(Vĩnh Phúc), Công ty Rượu Ong (Thái Bình), Cơng ty Rượu ong Xuân Thủy (Hà Nam).
- Rượu dó các doanh nghiệp tư nhân sản xuất: Những doanh nghiệp này thường sản xuất theo hướng chuyên mơn hóa một loại rượu nào đó đó. Chẳng hạn như Cơng ty TNHH Cẩm Việt chuyên sản xuất Rượu Cẩm, Công ty TNHH Hoang Long chuyên sản xuất Rượu Vang…
Điểm mạnh của các Công ty này là: Bộ máy gọn nhẹ, thiết bị máy móc gọn nhẹ vừa đủ cho sản xuất, giá thành thấp, mẫu mã đẹp, năng động trong việc đáp ứng nhu cầu của thị trường. Nhược điểm của nó là sản lượng thấp không đủ sức cạnh tranh độc quyền, không đủ vốn để cải tiến, nâng cấp bao bì sản phẩm. Thiết bị máy móc của Cơng ty này cịn nhiều cơng đoạn thủ cơng cơ khí hóa ít. Khách hàng của Công ty này là những quây hàng bách hóa, các cửa hàng đại lý Rượu – Bia – Bánh kẹo, đường sửa.
- Rượu nhập khẩu: rượu nhập khẩu vào các thị trường Việt Nam bao gồm các nguồn sau.
+ Bằng con đường trốn sự kiểm soát của cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường ( gọi là rượu nhập khẩu) qua các cửa khẩu.
+ Bằng con đường phi mậu dịch: Rượu do người đí nước ngồi cầm về, người nước ngồi sang Việt Nam cơng tác hoặc đi du lịch vào Việt Nam làm quà tặng, uống hoặc bán lấy tiền cho sinh hoạt hoặc rượu do người đi nước ngồi ửi về cho gia đình với số lượng quy định của Nhà nước.
+ Rượu nhập mậu dịch: Đó là nguồn rượu của các nước nổi tiếng Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc…. do các công ty kinh doanh doanh thương mai nhập về kiếm lời. Hiện nay đã bắt bắt đầu xuất hiện một vài công ty liên doanh với nước ngoài sản xuất các loại rượu trên thị trường hay
còn gọi là rượu do các cơ sở đầu tư nước ngồi sản lượng ước tính khoảng 500.000 lít/năm.
Điểm mạnh của loại rượu này là: Có uy tín hàng trăm năm nay, chất lượng, đặc biệt là hương vị thơm ngon, bao bì đẹp, khơng có độc tố, khách hàng ít song đã chấp nhận giá. Nhược điểm của loại rượu này là chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và nhập khẩu cao, khách hàng là những người thuộc tầng lớp thượng lưu, giầu có ở các thành phố lớn tiêu dùng, giá cả rất cao mà số đơng nhân dân chưa có đủ tiền để mua sử dùng.
Tình hình sản xuất và tiêu thụ rƣợu trên thị trƣờng:
- Tình hình sản xuất: Hiện ny cả nước có khoảng 72 đơn vị sản xuất rượu cơng nghiệp. Sản lượng năm 2003 đạt 50,5 triệu lít/năm, khai thác 49% công suất thiết kế; trong đó sản lượng rượu nhẹ có ga đạt 9 triệu lít, rượu Vang, Champagne đạt 20,5 triệu lít. Rượu mạnh và các loại rượu khác 13,5 triệu lít. Các doanh nghiệp thuộc tổng cơng ty Bia – Rượu - Nước giải khát Hà Nội và Sài Gịn đạt 13,7 triệu lít rượu trong đó có 9 triệu lít rượu nhẹ có gas của Cơng ty nước giải khát Chương Dương. Ngồi ra cịn có khoảng trên 300 cơ sở dân tự nấu rượu, tự tiêu thụ với sản lượng lớn ước tính vào khoảng 242 tiệu lít/năm.
- Tình hình tiêu thụ rượu: Nguồn sản xuất và mức độ tiêu thụ rượu trong thời gian gần đây có xu hướng tăng lên. Theo kết quả điều tra thăm dò đã nêu trong báo cáo quy hoạch tổng thể ngành Bia – Rượu - Nước giải khát Việt Nam, cho thấy trên thị trường hiên nay bao gồm các loại sản phẩm từ nhiều nguộn khác nhau. Cụ thể như sau:
Sản lượng tiêu thụ rượu từ các nguồn khác nhau.
TT Xuất xứ sản phẩm Sản lƣợng ƣớc tính (lít) Ghi chú
1 Rƣợu do dân sản xuất thủ công 250.000.000 15% đảm bảo
chất lƣợng
2 Rƣợu quốc doanh và DNTN 136.500.000
3 Rƣợu ngoại nhập lậu 10.000.000
4 Rƣợu ngoại nhập khẩu 2.000.000
5 Rƣợu do các cơ sở ĐTNN 500.000
(Nguồn: theo đánh giá của các chuyên gia, báo cáo hải quan 1998 và niên giám thống kê năm 2002).
Sản lượng rượu sản xuất và tiêu thụ của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau.
Đơn vị: lít
Năm Tổng số Nhà nƣớc Tƣ nhân Đầu tƣ NN
1994 45.800.000 45.800.000
1995 51.379.000 25.191.000 26.058.000 130.000
1996 67.112.000 36.910.000 30.000.000 202.000
1998 96.093.000 5.303.000 89.632.000 1.148.000
1999 112.719.000 11.331.000 100.077.000 1.311.000
2000 124.166.000 9.138.000 113.383.000 1.645.000
2001 134.782.000 6.515.000 128.092.000 175.000
2002 137.000.000 7.000.000 129.500.000 500.000
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2002- Nhà xuất bản thống kê)
Mức tăng trưởng sản xuất và tiêu thụ bình quân qua 9 năm từ năm 1994 đến năm 2002 của các loại sản phẩm rượu sản xuất công nghiệp trong nước là 22,1% và tính cho 5 năm gần đây từ năm 1998 tới năm 2002 là 8,5%/năm.
Ngồi ra, trên thị trường nội địa cịn có sự tham gia của các sản phẩm rượu nhập ngoại thông qua con đường nhập lậu và nhập khẩu. Theo điều tra của hiệp hội Bia – Rượu - Nước giải khát Việt Nam, trong năm 2000 trên thị trường ước tính khoảng 10 triệu lít rượu các loại nhập ngoại, chúng xuất xứ từ nhiều nước khác nhau trên thế giới.
Đặc điểm về thị trường tiêu thụ Rượu của Công ty:
- Đặc điểm tiêu thụ sản phẩm Rượu của Công ty trên thị trường nội địa:
+ Đối với vùng núi và Trung du phía Bắc có nhu cầu về rượu có nồng độ cao. Các loại rượu của Công ty được ưa chuộng như rượu Nếp mới, rượu Anh Đào, rượu Chanh… Hiện tại, thị trường này tiêu thụ mạnh các loại rượu của cơ sở tư nhân sản xuất, tuy có chất lượng kém hơn nhưng chất lượng rẻ.
+ Đối với những vùng nông thôn ở đồng bằng và ven biển miền Bắc và Bắc Trung bộ nhu cầu rượu ở mức thấp, phần lớn là vẫn sử dụng do dân tự nấu. Các sản phẩm của Công ty tiêu thụ mạnh là Nếp mới, rượu Anh Đào và Champagne.
+ Đối với các thị trấn, thị xã, thành phố miền Bắc và Bắc Trung bộ, đặc biệt à các thành phố Hà Nội, Hải Phịng, Quảng Ninh, Thanh hóa, các khu công nghiệp và khu du lịch sử dụng các sản phẩm rượu có chất lượng cao như Lúa mới, Nếp mới, Vodka Hà Nội nhãn xanh, nhãn đỏ, rượu Vodka đóng can. Đây là vùng thị trường tiêu dùng nhiều nhất sản phẩm của Công ty, chiếm tỷ trọng tới 70-75% sản lượng. Đặc biệt là các loại rượu nhẹ độ như Vang, Champagne… cũng có xu hướng tiêu thụ mạnh vào các dịp lễ tết.
+ Đối với vùng nông thôn Nam Trung bộ, Tây Nguyên và đặc biệt là vùng đồng bằng Nam Bộ, các sản phẩm của Công ty tiêu thụ chủ yếu là rượu lLúa mới, Nếp mới. Riêng loại rượu Thanh mai còn tiêu thụ ở mức thấp.
+ Đối với các thị trấn, thị xã, thành phố ở nam Trung bộ và Nam bộ, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh sản phẩm của Cơng ty rất được ưu chuộng như Vodka Hà Nội, rượu Lúa mới, rượu Thanh mai, rượu Vang và Champagne. Riêng sản phẩm như rượu Nếp mới tiêu thụ còn thấp.
- Kết quả về sản lượng tiêu thụ của Công ty qua các năm:
Sản lƣợng lƣợng sản phẩm
Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Cồn (1000 lít) 2.052 2.300 2.481 3.200
Rƣợu (1000 lít) 4.684 4.608 6.505 9.300
Giá trị xuất khẩu (1000 USD)
156.0 41,5 52,1 30.0
Dự báo nhu cầu thị trƣờng sản phẩm Cồn, Rƣợu của Công ty:
Căn cứ vào tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành cồn, rượu trong cả nước trong 5 năm gần đây là 8,5%/năm. Vào nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu trong 6 năm gần đây của Công ty với mức tăng trưởng bình quân 6%/năm và trong 3 năm từ 2001-2003 là 16,2%/năm, mức tăng trưởng bình quân năm 2005 là 6,5%. Căn cứ vào quy hoạch phát triển của Tổng công ty Bia- Rượu - Nước giải khát Hà Nội năm 2010. Trong điều kiện cạnh tranh và đầu tư sôi động vào thị trường rượu, việc đầu tư là để đảm bảo cho sự tăng cường sức cạnh tranh sản phẩm và thương hiệu của Cơng ty, trong đó:
+ Sản xuất Cồn tinh bột phục vụ sản xuất rượu chất lượng cao và một phần đáp ứng xuất khẩu sang các nước Châu Á như: Nhật Bản, Hàn quốc, Đài loan… Dự kiến sản phẩm Cồn phục vụ cho nhu cầu sản xuất rượu khoảng 8 triệu lít/năm và phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ cồn nội địa và xuất khẩu khoảng 2 triệu lít/năm.
+ Sản xuất rượu trắng, rượu mùi với nồng độ cồn khác nhau và có xu hướng giảm nồng độ cồn trong rượu để phù hợp với chính sách thuế của Nhà nước. Đẩy mạnh sản xuất các loại rượu nhệ độ như Vang, Champagne… nhằm thay thế hàng nhập khẩu tiến tới xuất khẩu. Tận dụng các sản phẩm phụ như CO2, dầu fusel, bã rượu sau lên men để làm thức ăn gia súc, góp phần làm giảm giá thành sản phẩm, giải quyết lao động dôi dư.
- Đối với thị trường trong nước:
+ Sản phẩm Cồn: Nhu cầu sản phẩm cồn trong các năm gần đây đang tăng chủ yếu phục vụ các ngành công nghiệp như chế biến rượu, chế biến gỗ chiếm tỷ trọng 90%, 10% còn lại phục vụ cho nhu càu y tế và mỹ
phẩm. Cồn còn lại để sử dụng để pha trộn với nhiên liệu xăng dầu trong tương lai.
+ Sản phẩm rượu sản xuất cơng nghiệp trong những năm gần đây có mức tăng trưởng khá, do người tiêu dùng đã quan tâm tới chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhu cầu sản lượng rượu công nghiệp tại thời điểm năm 2005 là 25-27 triệu lít, dự kiến đến năm 2010 nhu cầu 35-40 triệu lít. Trong đó sản lượng nhóm nồng độ cao chiếm 65-70%. Đến năm 2010, tỷ trọng rượu công nghiệp Trung ương chiếm 65-70%, tỷ trọng rượu công nghiệp địa phương chiếm 30-35%.
- Đối với thị trường xuất khẩu:
Nhu cầu sản phẩm cồn trên thế giới ngày cang cao. Về xuất khẩu rượu của Việt Nam trước năm 1990 đã đạt tới sản lượng 15 triệu lít, chủ yếu sang Liên Xô và các nước Đông Âu. Do vậy, đối với thị trường ở các nước Châu Á và Đông Âu ccần phải phục hồi lại và mở rộng khai thác thị trường tiềm ẩn ở các nước Châu Phi nơi có thu nhập bình qn chưa cao và tương đối dễ tính về yêu cầu chất lượng sản phẩm và các nước khu vưc khác.