Nguyên nhân của những tồn tại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH MTV trang thiết bị trường học thành phát (Trang 38)

3. Những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại trong hoạt động sản

3.2. Nguyên nhân của những tồn tại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của

doanh của Công tyTNHH MTV trang thiết bj trƣờng học thành phát.

Những tồn tại trong hoạt động SXKD của Cơng ty do đâu mà có. Đó là một câu hỏi lớn bởi nếu xác định rõ được thì sẽ có những biện pháp thích hợp để khắc phục. Những tồn tại đó bao gồm cả nguyên nhân chủ quan lẫn nguyên nhân khách quan mang đến.

3.2.1. Nguyên nhân chủ quan:

Đây là những nguyên nhân phát sinh có trong Công ty, trong nội bộ của Công ty. Những nguyên nhân này ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Cơng ty. Đó là :

*. Cơ cấu tổ chức của bộ máy quản trị.

Tuy trong những năm gần đây Cơng ty đã có những thay đổi cơ bản bộ máy quản lý sao cho gọn nhẹ, nhưng hoạt động phải hiệu quả nhất. Nhưng thế vẫn là chưa đủ bởi thực tế khi tiến hành đã gặp khơng ít những khó khăn cũng như là các vướng mắc. Sự đồng bộ của các phòng ban vẫn cịn có những hạn chế, việc thực hiện nhiệm vụ cấp trên đưa xuống cịn chậm.

*. Trình độ tay nghề:

Trình độ tay nghề của một số cơng nhân trong Cơng ty cịn yếu, việc đào tạo thi tay nghề vẫn còn hạn chế. Đây là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm do đó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Do vậy cần phải hết sức trú trọng đến trình độ tay nghề của

các cơng nhân để công nhân nắm bắt được cơng nghệ máy móc ngày càng hiện đại trong thời đại mới.

*. Cơng nghệ máy móc trong Cơng ty:

Khoa học kĩ thuật càng phát triển thì cơng nghệ máy móc càng hiện đại, đây là xu thế tất yếu. Tuy trong những năm gần đây Cơng ty đã có những đổi mới, mua sắm máy móc khá hiện đại, nhưng Nhiều mặt hàng muốn có chất lượng cao địi hỏi phải có những máy móc hiện đại. Đây có lẽ là nhân tố ảnh hưởng khá lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

3.2.2. Nguyên nhân khách quan:

Là những nguyên nhân bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Cơng ty. Đó là :

*. Mơi trường kinh doanh .

Những cơ hội và những mối đe doạ từ mơi trường bên ngồi ảnh hưởng đến hoạt động SXKD của Công ty. Môi trường ngành và môi trường vĩ mơ đã có những ảnh hưởng nhất định tới hoạt động SXKD của Công ty. Sự cạnh tranh của các Công ty đang hoạt động trong ngành cũng như là các Công ty hoạt động sản xuất khác liên quan ngành nội thất đã ảnh hưởng lớn đến cơ hội cho Công ty. Những thay đổi cơ bản trong chính sách của Nhà nước cũng như tình hình chính trị của tồn nền kinh tế xã hội cũng là những nguyên nhân gây ra những khó khăn nhất định cho Cơng ty trong q trình hoạt động SXKD.

*. Mạng lưới khách hàng.

Đây là nguyên nhân ảnh hưởng tương đối lớn đến hiệu quả kinh doanh của Cơng ty vì khách hàng chủ yếu của công ty là các trường học và các công ty doanh nghệp nên thường gặp các đối thủ cạnh tranh tầm cỡ lớn.

CHƢƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SXKD CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN TRANG THIẾT

BỊ TRƢỜNG HỌC THÀNH PHÁT TRONG QUÁ TRÌNH CNH-HĐH ĐẤT NƢỚC.

1. Mục tiêu, nhiệm vụ của Công ty trong giai đoạn 2011-2015

1.1 Những thuận lợi và khó khăn của cơng ty:

* Khó khăn :

Khi bước vào thời kỳ kinh tế hội nhập, công ty cũng giống như các doanh nghiệp khác có khó khăn chung là chưa thích ứng được với nhịp độ phát triển của kinh tế thị trường.

Máy móc thiết bị sản xuất cũng chưa trang bị đầy đủ. Trong những năm qua công ty vẫn chỉ đầu tư đủ để đảm bảo máy móc thiết bị hoạt động chứ chưa có sự đầu tư hướng vào chiều sâu, đổi mới những máy móc thiết bị hiện đại nhất.

Trình độ tay nghề của các lao động trực tiếp chưa cao cho nên khi tiếp nhận các dây chuyền công nghệ mới vào sản xuất thì lại tiếp thu chậm, vận hành chưa hết công suất.

* Thuận lợi:

Khi bước vào thời kỳ kinh tế hội nhập, cơ hội mở rộng sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng cao, sự can thiệp của nhà nước bằng quyền lực hành chính cũng giảm bớt.

Những điểm mạnh, những thuận lợi được thể hiện cụ thể ở những nội dung sau:

- Cấu trúc tổ chức bộ máy kinh doanh:

Cơ cấu tổ chức của bộ máy và lao động được hình thành hồn thiện và phát triển phù hợp nhất quán với môi trường, mục tiêu và chiến lược kinh doanh hiện công ty đang theo đuổi.

- Chất lượng sản phẩm và dịch vụ tuân theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. - Tổ chức bộ máy và nhân lực:

Cơng ty đã có đủ nguồn nhân lực với những kĩ năng cần thiết, đáp ứng được giai đoạn 2008-2010, nhưng cũng cần có đào tạo để có được kết quả tốt hơn trong giai đoạn tiếp theo.

- Tài chính:

Khả năng huy động vốn có thuận lợi do uy tín của cơng ty.

1.2 Định hƣớng kinh doanh của công ty trong những năm tới:

Xuất phát từ thực tế hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty, đánh giá và nhận biết được khó khăn chung của tồn nền kinh tế nói chung và của nội thất nói riêng ban lãnh đạo đã xác định những năm tới 2011-2015 là những năm đầy khó khăn và thử thách đối với công ty.

Để thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, Nhà nước quyết tâm thực hiện những chính sách đổi mới nền kinh tế, thúc đẩy tăng hiệu quả hoạt động của khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ. Để thực hiện những việc này Nhà nước đã tiến hành sắp xếp, phân loại các doanh nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp phát triển kinh doanh, Ban lãnh đạo công ty đã đề ra những phương hướng và nhiệm vụ cho những năm tới như sau:

- Cơng tác kinh doanh:

Có biện pháp cụ thể giảm bớt chi phí bán hàng, giữ vững và mở rộng thị trường.

Giải quyết tốt mối quan hệ giữa công ty với các các công ty cung cấp vật tư và khách hàng.

- Cơng tác tiếp cận thị trường:

Nhanh chóng đổi mới lĩnh vực tổ chức quản lý điều hành sản xuất phù hợp với điều kiện hoạt động, mở rộng qui mô phạm vi kinh doanh. Để thực hiện được sản lượng kế hoạch của các năm, vấn đề mấu chốt là phải khai thác và mở rộng thị trường.

Xác định chiến lược về thị trường, có các biện pháp phối hợp tốt trong quá trình tiếp thị để mở rộng thị trường và tạo thế cạnh tranh. Công ty tiếp tục mở rộng

hợp tác với các cơ quan, đơn vị ban hành, mở rộng mạng lưới kinh doanh ra các tỉnh lân cận. Cơng tác tài chính:

Xử lý tài sản không cần dùng, ứ đọng tại công ty.Quản lý công nợ, thu hồi nợ phải thu của khách hàng và giải quyết xử lý các khoản nợ khó địi theo định.

Rà sốt, chỉnh lý sửa đổi và bổ sung các quy định, quản lý tài chính nội bộ của cơng ty đảm bảo u cầu cần mang tính hệ thống, đồng bộ và nhất quán, phù hợp với yêu cầu quản lý đặt ra và mang tính thực tế.

Cùng với hồn chỉnh chiến lược phát triển của công ty trong giai đoạn 2011-2015, đánh giá và hoàn thiện cơ chế kinh doanh, cơ chế tài chính, rà sốt điều chỉnh phân cấp đảm bảo các đơn vị chủ động phát triển SXKD trong tổng thể chiến lược phát triển của công ty.

Đẩy nhanh tiến độ dự án mở cơ sở sản xuất mới tại hooc môn để đưa vào sxkd.

1.3. Mục tiêu của Công ty:

Xuất phát từ đặc điểm, định hướng phát triển của Công ty, thực hiện sự nghiệp đổi mới của Đảng trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước.

Phát huy vai trò lãnh đạo của cán bộ, vai trị của cơng nhân viên nhằm hồn thành xuất sắc mục tiêu đề ra :

Bảng 12:

Các chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2013 Năm 2015 1. Giá trị tổng sản lượng Triệu đồng 76.500,000 85.000,000 2. Doanh thu Triệu đồng 75.000,000 84.400,000 3. Lợi nhuận Triệu đồng 1.100,000 1.500,000 4. Nộp ngân sách Triệu đồng 650,000 900,000 5. Thu nhập bình quân

(người/tháng)

Nghìn đồng 4,200 4,500

Đứng trước những mục tiêu mà Cơng ty đã đề ra thì ngay từ bây giờ Cơng ty phải cần có ngay những kế hoạch và những nhiệm vụ để thực hiện những mục tiêu đó. Trong đó có cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, đây là những nhiệm vụ rất quan trọng để hoàn thành tốt các mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Cụ thể đó là các nhiệm vụ:

Đối với nghĩa vụ Nhà nước thì cần hồn thành tốt nghĩa vụ Nhà nước 100%: nộp bảo hiểm xã hội, bỏ hiểm y tế và các loại thuế theo quy định. Cần liên tục bổ xung các quỹ: quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng, quỹ dự phòng, quỹ sản xuất... để phục vụ sản xuất, hoạt động của công ty.

Đối với việc thu hút vốn đầu tư: đây là nhiệm vụ rất cần thiết và vô cùng quan trọng. Cần phải tranh thủ nắm bắt các nguồn vốn đầu tư để phục vụ cho sản xuất.

Cần thực hiện tốt chế độ quản lý tài chính, thực hành tiết kiệm chống lãng phí.

2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho Công ty TNHH MTV trang thiết bị trƣờng học thành phát trong cho Công ty TNHH MTV trang thiết bị trƣờng học thành phát trong thời gian tới.

Trong thời kỳ hội nhập, nhất là trong những năm gần đây. Công ty luôn đạt được những kết quả sản xuất đáng khích lệ. Doanh thu từ năm 2008– 2009 – 2010 đều tăng, lợi nhuận tăng đáng kể. % nộp ngân sách của Công ty tăng nhanh.

Quan trọng hơn trong những năm tới đây Công ty sẽ thực hiện chính sách mở rộng cơ sở sản xuất, CNH-HĐH đất nước tạo động lực cho việc sản xuất kinh doanh của Cơng ty sẽ có thêm luồng sinh khí mới thúc đẩy cho việc sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn.

Để thực hiện được điều này, ngay từ bây giờ Cơng ty cần phải có những hướng đi, kế hoạch đúng đắn. Tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường nhất

là trong thời kỳ đổi mới với nền kinh tế thị trường, cạnh tranh gay gắt. Do đó cần phải có những giải pháp ngay từ bây giờ nhằm đạt được điều này.

2.1. Phải đào tạo đội ngũ cán bộ có năng lực và trình độ chun mơn giỏi, đội ngũ công nhân lành nghề.

Trong định hướng phát triển của Công ty, trước những biến động của thị trường và những đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng về chất lượng sản phẩm, để có đủ sức cạnh tranh, địi hỏi Cơng ty phải có đội ngũ cán bộ có trình độ chun mơn và trình độ quản lý giỏi, có đội ngũ công nhân lành nghề; nhằm giành cơ hội trong cạnh tranh.

Những năm gần đây xu thế hội nhập kinh tế trong khu vực và trên thế giới đang diễn ra một cách nhanh chóng, thời kỳ của khoa học công nghệ phát triển như bão. Chính vì vậy, việc đào tạo đội ngũ cán bộ, cơng nhân có tay nghề đã trở thành xu thế tất yếu để nắm bắt khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến trên thế giới. Máy móc thiết bị càng hiện đại, càng cần có con người có trình độ để vận hành, xử lý máy móc thiết bị cho sản phẩm có chất lượng cao, phục vụ nền kinh tế trong nước và xuất khẩu.

Trong những điều kiện nhất định, có thể Cơng ty cho cán bộ cơng nhân có tay nghề, trình độ chun mơn cũng như những người có năng lực ra nước ngồi, học hỏi những thành tựu cũng như kinh nghiệm của đối tác quen thuộc của Công ty nhằm tiếp thu kinh nghiệm quản lý của nước bạn.

2.2. Đầu tƣ máy móc thiết bị mới hiện đại cho phù hợp với quy trình sản xuất. sản xuất.

Như ta đã biết,máy móc thiết bị là một trong 3 yếu tố quan trọng để doanh nghiệp có thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, đó là : Tư liệu lao động- đối tượng lao động-sức lao động. Nó quyết định sự ra đời của sản phẩm, cũng như số lượng và chất lượng sản phẩm. Máy móc hiện đại, cơng nghệ và kỹ thuật tiên tiến, sẽ nâng cao cả về số lượng và chất lượng sản phẩm.

Bước sang nền kinh tế thị trường đã mở ra nhiều cơ hội kinh doanh, đồng thời tính chất cạnh tranh ngày càng gay gắt. Chính vì thế địi hỏi các sản phẩm

phải có chất lượng cao, mẫu mã đẹp; nhưng giá cả phải rẻ hơn so với sản phẩm cùng loại trên thị trường. Để đáp ứng u cầu đó Cơng ty cần tập trung vốn, có kế hoạch đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, tạo uy tín đối với khách hàng và phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn.

2.3. Cần tiếp tục cải tổ bộ máy quản trị của Công ty.

Từ những tồn tại của Cơng ty như trên, trong đó có tồn tại về cơ cấu bộ máy quản trị của Công ty. Thực hiện cơ cấu bộ máy quản trị gọn nhẹ, cần liên tục bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cũng như là kiến thức về lý luận cho đội ngũ cán bộ trong Công ty.

2.4. mở rộng thị trƣờng.

Xây dựng hệ thống thông tin thị trường để cung cấp những thông tin mới nhất về các hoạt động kinh tế kỹ thuật có liên quan đến mọi lĩnh vực trong và ngồi nước.

Trước hết muốn tìm hiểu một thị trường nào đó để có chiến lược xâm nhập thì phải tiến hành nghiên cứu , điều tra thị trường đó nhất là thị trường đầu ra của sản phẩm . Trong đó chú ý thị trường trong nước , xuất khẩu theo từng khu vực, chủng loại,... phân tích thị trường được tiến hành qua các giai đoạn :

- Phải xác định mức tăng trưởng kinh tế của từng thị trường, thị trường nào có mức tăng trưởng kinh tế cao, đời sống người dân sung túc, đầy đủ thì nhu cầu tiêu dùng cao do vậy sản phẩm của Công ty phải lấp đầy khoảng trống đó.

- Xác định tỷ trọng của thị trường kiểm sốt được, trên cơ sở này Cơng ty đánh giá vị trí của mình thua kém đơn vị kinh doanh khác ở mặt nào, so sánh với các đối thủ cạnh tranh cho phép quyết đinh chính sách của Cơng ty trong tương lai . -Xác định được cơ cấu thị trường : Cơ cấu thị trường được phân theo vùng tiêu thụ, theo từng đối tượng tiêu dùng, theo kênh tiêu thụ sản phẩm. Nghiên cứu các lĩnh vực và thành phần thị trường, tính chất hình thành nhu cầu thị trường từ đó xác định được thị trường mục tiêu. Trước đây công ty xác định thị trường mục tiêu là thị trường trong nước nhưng đến nay công ty cần xâm nhập thị trường nước ngoài để tập trung mọi nỗ lực nhằm chiếm đoạt nó .Nếu không xác định

được thị trường mục tiêu, công ty buộc phải hoạt động trên nhiều phần thị trường điều này kém hiệu quả hơn và tổ chức quản lý phức tạp.Sau khi nghiên cứu thị trưịng sẽ phân tích những thuận lợi khó khăn và có biện pháp tổ chức về lâu dài để xâm nhập vào thị trường đó.

Xây dựng phương pháp quảng cáo hiệu quả và hợp lý: quảng cáo phải làm cho khách hàng hiểu được sản phẩm và đến với công ty. Do việc quảng cáo đạt hiệu quả thì nội dung quảng cáo phải thực sự gây ấn tượng và làm cho khách hàng cảm nhận được tích cực hơn của sản phẩm. Vì vậy khi tham gia các hội chợ triển lãm cũng như quảng cáo trên các phương tiện truyền thông khác, cơng ty phải xây dựng cho mình một chương trình quảng cáo bằng phương tiện, âm thanh, hình ảnh, … trong đó nội dung cần giải thích rõ về những tài năng, đặc tính của từng sản phẩm và tác dụng của nó gắn với mục tiêu sử dụng cụ thể.

Chính sách sản phẩm: phải rút ngắn thời gian nghiên cứu triển khai sản xuất

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH MTV trang thiết bị trường học thành phát (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)