Nam.
Cho đến gần đây, Việt Nam luôn được coi là một trong những quốc gia sử dụng hiệu quả vốn ODA nhất trên thế giới, đưa tỷ lệ đói nghèo giảm từ khoảng 58% năm 1992 xuống khoảng 11% năm 2009.
(1). Nguồn vốn ODA đã bổ sung một phần quan trọng cho ngân sách nhà nước để đầu tư phát triển, chiếm khoảng từ 22% đến 25% tổng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (bao gồm cả phần vốn ODA cho vay lại từ ngân sách nhà nước).
(2). Những cơng trình quan trọng được tài trợ bởi ODA đa góp phần cải thiện cơ bản và phát triển một bước cơ sở hạ tầng kinh tế, trước hết là giao thông vận tải và năng lượng điện, góp phần khơi dậy nguồn vốn trong nước và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân.
Thông qua các dự án ODA, hệ thống đường bộ được phát triển đáng kể từ quốc lộ 1A, 10, 18, 9, đường xuyên Á (đoạn Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc
Bài), các cầu lớn (Mỹ Thuận, Cần Thơ, Thanh Trì, Bính...); nâng cấp và mở rộng các cảng biển như Cái Lân (Hải Phòng), Sài Gòn, Tiên Sa (Đà Nẵng), xây dựng cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, phát triển giao thông nông thôn ở hầu hết các tỉnh...
Nguồn vốn ODA đã đầu tư phát triển ngành điện bao gồm phát triển nguồn điện (các dự án Phú Mỹ 1, Phú Mỹ 2-1, Ơ Mơn, Phả Lại 2, Hàm Thuận - Đa My, Đại Ninh, Đa Nhim) và phát triển hệ thống đường dây 500 kV Plâyku - Nhà Bè, gần 50 trạm biến áp của cả nước, cải tạo nâng cấp mạng lưới điện thành thị và nông thôn ở trên 30 tỉnh và thành phố.Nhà máy Nhiệt điện Phú Mỹ 2 -1; nhà máy thủy điện sông Hinh ……
(3). ODA đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thơn kết hợp xố đói giảm nghèo.. Cho đến gần đây, Việt Nam luôn được coi là một trong những quốc gia sử dụng hiệu quả vốn ODA nhất trên thế giới, đưa tỷ lệ đói nghèo giảm từ khoảng 58% năm 1992 xuống khoảng 11% năm 2009. Nguồn vốn ODA đã giúp nông dân nghèo tiếp cận nguồn vốn vay để tạo ra các ngành nghề phụ, hỗ trợ phát triển công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, phát triển giao thông nông thôn, thuỷ lợi, cung cấp nước sạch, phát triển lưới điện sinh hoạt, trạm y tế, trường học...
(4).ODA đóng góp cho sự phát triển cơ sở hạ tầng xã hội, tác động tích cực đến việc cải thiện chỉ số phát triển con người ở Việt Nam. Tổng nguồn vốn ODA cho giáo dục và đào tạo ước chiếm khoảng 8,5 - 10% tổng kinh phí giáo dục và đào tạo, đã góp phần cải thiện chất lượng và hiệu quả của lĩnh vực này, tăng cường một bước cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc nâng cao chất lượng dạy và học, như các dự án ODA hỗ trợ cải cách giáo dục tiểu học, trung học và đại học, tự án tạo nghề...
. Nguồn vốn ODA đã đóng góp cho sự thành cơng của một số chương trình quốc gia, ngành có ý nghĩa sâu rộng như chương trình dân số và phát triển, chương trình tiêm chủng mở rộng, chương trình dinh dưỡng trẻ em, chương trình nước sạch nơng thơn, chương trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu, chương
trình xố đói giảm nghèo... Nhờ vậy, thứ hạng các quốc gia và chỉ số phát triển con người của Liên Hợp quốc đều được cải thiện hàng năm
(5). ODA đã góp phần tăng cường năng lực và thể chế thông qua các chương trình, dự án hỗ trợ cơng cuộc cải cách pháp luật, cải cách hành chính và xây dựng chính sách quản lý kinh tế theo lịch trình phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và lộ trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường năng lực con người... Thông qua các dự án ODA, hàng ngàn cán bộ Việt Nam được đào tạo và đào tạo lại; nhiều công nghệ sản xuất, kỹ năng quản lý hiệnđại được chuyển giao.
(6). Quan hệ giữa phía Việt Nam và các nhà tài trợ đã được thiết lập trên cơ sở quan hệ đối tác, đề cao vai trò làm chủ của bên tiếp nhận ODA thơng qua các hoạt động hài hồ và tuân thủ các quy trình và thủ tục ODA. Điều này được thể hiện trên nhiều lĩnh vực như phát triển các quan hệ đối tác trong nông nghiệp, lâm nghiệp, hiệu quả viện trợ... nghiên cứu áp dụng các mơ hình viện trợ mới (hỗ trợ ngân sách, tiếp cận ngành,...), hài hoà quá trình chuẩn bị dự án, thống nhất hệ thống báo cáo, hài hồ hố q trình mua sắm, tăng cường năng lực tồn diện về quản lý ODA.