Giải pháp chủ yếu cho một chiến lược kinh tế dựa vào tri

Một phần của tài liệu Kinh tế tri thức và những vấn đề đặt ra đối với việt nam (Trang 34 - 45)

Luật chơi mới hiện nay là ganh đua, cạnh tranh trí tuệ, nói cách khác, sân chơi mới là kinh tế tri thức. Khơng thể cạnh tranh nổi trong nền kinh tế tồn cầu hóa nếu khơng mở được cánh cửa vào kinh tế tri thức. Giải pháp căn bản nhất (đối với nước ta), là phải đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý (thể chế, chính sách, luật pháp, bộ máy, phát huy mọi khả năng sáng tạo của người dân, tạo điều kiện cho mọi người dân, mọi thành phần kinh tế phát huy hết khả năng của mình đóng góp vào phát triển sản xuất.

Nhà nước cần phải cải cách bộ phận quản lý tài chính. Cần phải thay đổi cách nhìn, đi sâu tìm những nguyên nhân đã đưa đẩy cả một xã hội vốn rất tốt đến chỗ tham nhũng, dối trá tràn lan khắp mọi cấp, mọi ngành, mọi nơi. Trong khi tiền lương chỉ đủ sống ít ngày, mà lại có biết bao cách khác nhau, trực tiếp và gián tiếp để bổ sung vào nguồn thu nhập cịm cõi đó bằng chính từ nguồn cơng quỹ, thì có trời mà chống được tham nhũng và quan liêu. Nếu không khẩn trương cải cách quản lý tài chính tiền tệ như các nước khác, thì mọi cải cách khác đều khó, mọi cánh cửa vào tri thức đều đóng chặt.

Nhà nước quản lý bằng luật pháp, bằng cơ chế chính sách, tạo mơi trường thuận lợi cho sự cạnh tranh lành mạnh; chăm lo phúc lợi xã hội, giáo dục, khoa học.... mà không nên can thiệp vào sản xuất kinh doanh; để cho mỗi doanh nghiệp, mỗi người dân phát huy hết quyền chủ động sáng tạo của mình; tránh sự can thiệp vào quyền chủ động của doanh nghiệp làm cho doanh nghiệp mất tính năng động mặt khác tạo ra sự dựa dẫm đùn đẩy trách nhiệm của doanh nghiệp khi cần thiết.

Vai trò của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có ý nghĩa quyết định đối với phát triển khoa học và công nghệ, hướng tới nền kinh tế tri thức. Phải tạo mơi trường cạnh tranh bình đẳng, chống độc quyền. Phát huy tối đa quyền chủ động sáng tạo của các doanh nghiệp. Hiện nay trong kinh tế nhà nước chế độ trách nhiệm không rõ, mất mát thua lỗ không ai chịu trách nhiệm. Nếu giao trách nhiệm cho một công ty tự bỏ vốn ra xây dựng rồi khai thác để thu hồi lại vốn thì tình hình sẽ khác hẳn, khơng hiệu quả thì họ khơng làm.

Phải thực sự giải phóng mọi lực lượng sản xuất, phát huy mọi thành phần kinh tế như các nghị quyết của Đảng đã đề ra. Hiện nay cịn nhiều vướng mắc lúng túng trong chính sách, mà chủ yếu là do nhận thức về mối quan hệ giữa cơ chế thị trường và sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa chưa được sáng tỏ. Nhiệm vụ trung tâm hiện nay là phát triển lực lượng sản xuất; phải xây dựng và phát triển quan hệ sản xuất sao cho thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất. Mọi người ai có khả năng góp phần vào sự phát triển sản xuất thì phải được khuyến khích, phải thực sự khuyến khích mọi người làm giàu; nhà nước có chính sách điều tiết thu nhập, chăm lo phúc lợi xã hội, tạo công bằng xã hội, bảo vệ quyền lợi những người yếu thế.

2. Phát triển nguồn nhân lực

Kinh nghiệm của các nước có nền kinh tế phát triển cũng như của các con rồng Châu á cho ta thấy muốn phát triển được ngành kinh tế tri thức phải chăm lo phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài. Trong những năm tới phải tăng mạnh đầu tư để phát triển giáo dục và phải tiến hành một cuộc cải cách giáo dục mới. Đây là yếu tố quyết định nhất thúc đẩy nước ta đi nhanh vào kinh tế tri thức. Phải xây dựng những thế hệ người Việt Nam có bản lĩnh, có lý tưởng, có khả năng sáng tạo, làm chủ được tri thức hiện đại, quyết tâm đưa nước ta lên trình độ phát triển sánh kịp các nước.

Để thực hiện thành cơng sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa tiếp cận với kinh tế tri thức phải có nguồn nhân lực chất lượng cao. Để có nguồn nhân lực chất lượng cao trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam cần phải đưa ra những giải pháp tổng thể có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, đặc biệt trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo:

- Trước hết phải cải tiến hệ thống giáo dục và đào tạo theo hướng nâng cao chất lượng đào tạo với những quy mô hợp lý phục vụ cho mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội; đảm bảo đủ về số lượng, cơ cấu ngành nghề, chất lượng lao động kỹ thuật cho nhu cầu phát triển các ngành kinh tế quốc dân, nâng cao trình độ học vấn

của người lao động tiến theo trình độ của thế giới; cải thiện đời sống và bồi dưỡng năng lực chuyên môn thường xuyên cho thầy, cơ giáo để họ có điều kiện tồn tâm toàn ý cho việc dạy học và tham gia các công việc giáo dục và đào tạo; cải cách chế độ thi cử, tuyển chọn, tuyển dụng…, để khắc phục tình trạng học chỉ để thi, học vì bằng cấp, nạn bằng giả, học vị rởm; tổ chức chu đáo việc nghiên cứu cải cách chương trình và nội dung dạy học, biên soạn sách giáo khoa và tài liệu giảng dạy có chất lượng một cách thích hợp ở mọi cấp học; Tích cực ứng dụng cơng nghệ thơng tin và sử dụng Internet trong giáo dục và đào tạo, trong việc dạy và học, phát triển dần các hình thức tự học…; huy động mọi nguồn lực trong xã hội cho giáo dục và đào tạo, trước hết là tăng ngân sách cho giáo dục và đào tạo.

- Tăng cường hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, tranh thủ được kiến thức công nghệ của họ rút ngắn khoảng cách phát triển của mình.

-Tăng cường đầu tư cho giáo dục và đào tạo, ngoài ngân sách nhà nước phải thu hút mọi nguồn lực đầu tư nhất là các công ty, cá nhân và sự giúp đỡ từ bên ngoài như các chính phủ, các tổ chức phi chính phủ…

- Dự báo được nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao trong vịng 10 -15 năm, bởi muốn có nhân lực chất lượng cao phải mất thời gian đào tạo, ngồi ra cịn phải dự báo được cơ cấu ngành nghề đào tạo để tránh tình trạng ngành thì thiếu, ngành thì thừa gây tình trạng lãng phí chất xám, gây tốn kém cho xã hội và cá nhân.

Ngoài ra cần chú ý các vấn đề sau đây:

- Tạo ra nhiều công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động, trên cơ sở đó người lao động mới có điều kiện nâng cao trình độ cho mình.

- Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phải thường xuyên tiến hành công tác đào tạo và đào tạo lại cho người lao động.

- Có chính sách tiền lương hợp lý mới động viên khuyến khích, thu hút được người lao động tự nâng cao trình độ và đem hết khả năng sáng tạo của mình ra phục vụ cho sự nghiệp phát triển của đất nước.

3. Tăng cường năng lực khoa học và công nghệ quốc gia

Cùng với việc đẩy mạnh cải cách giáo dục và đào tạo, cần có chính sách trọng dụng nhân tài. Dù theo hướng phát triển nền văn minh công nghiệp kiểu truyền thống, hay nền văn minh cơng nghiệp có hàm chứa một số yếu tố của văn minh trí tuệ, "nhân tài ln phải được coi là điểm tựa cho phát triển". Mỗi loại nhân tài trong mỗi lĩnh vực hoạt động, đặc biệt các cán bộ khoa học đầu ngành, cần được bố trí sử dụng theo hướng phát huy được tài năng khoa học, nếu không sẽ dẫn đến sự thui chột, thậm chí biến chất nhân tài. Không nên coi việc chuyển những cán bộ khoa học đầu ngành có trình độ chun mơn cao sang làm cơng tác quản lý hành chính như một dạng đề bạt, một dạng thực hiện chế độ đãi ngộ với họ. Chính cách này đã làm cho họ bị tách khỏi mơi trường nơi họ có thể phát huy tác dụng tốt nhất. Điều này liên quan trực tiếp đến các chính sách về tổ chức và cán bộ của Đảng và Nhà nước. Những nhân tài này cần được tạo điều kiện về vật chất và tinh thần đến mức tối đa để phát huy tài năng.

Trong điều kiện trình độ kinh tế và khoa học cơng nghệ cịn hết sức thấp kém như hiện nay, để tiếp cận đến nền kinh tế tri thức, việc xác định và thực thi một cách nhất quán chính sách "chiêu hiền đãi sĩ" có ý nghĩa vơ cùng quan trọng. Một trong những đối tượng sẵn có khả năng và tiềm lực khoa học và công nghệ mạnh mẽ là đội ngũ trí thức Việt Nam ở nước ngồi, chủ yếu là ở các nước Tây Âu và Bắc Mỹ. Cần tạo ra động lực về vật chất, tinh thần và những điều kiện thuận lợi nhất để thu hút sự tham gia của đội ngũ này vào công cuộc chấn hưng tổ quốc.

Tăng cường tiềm lực và đóng góp của khoa học và cơng nghệ vào phát triển kinh tế -xã hội. Đổi mới cơ chế đầu tư và quản lý khoa học và công nghệ, huy động mọi nguồn vốn trong nước và ngoài nước để phát huy tiềm năng và tác dụng của khoa học và công nghệ trong sản xuất và đời sống. Hỗ trợ nhập khẩu công nghệ mới, mũi nhọn,

tổ chức tốt việc tiếp thu và làm chủ các cơng nghệ đó. Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức khoa học, các trường đại học, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và cá nhân được tổ chức các hoạt động nghiên cứu, triển khai, được bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ, quyền cơng bố, trao đổi chuyển giao, chuyển nhượng kết quả nghiên cứu theo quy định của pháp luật. Sửa đổi những quy định liên quan đến việc chuyển giao công nghệ theo định hướng đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giảm thuế (đặc biệt thuế thu nhập đối với các chun gia có trình độ cao của Việt Nam và của nước ngồi), giảm chi phí giao dịch đối với các hoạt động chuyển giao công nghệ.

Tiếp tục tăng đầu tư thích đáng từ ngân sách nhà nước, đồng thời phát huy mọi nguồn lực cho nghiên cứu những lĩnh vực khoa học công nghệ mới như công nghệ tin học, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới và nghiên cứu cơ bản có lựa chọn. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng Internet, đặc biệt là chính sách giá, nhằm giúp các cá nhân, các doanh nghiệp khai thác thông tin công nghệ và thị trường trên thế giới. Nghiên cứu đề xuất những biện pháp xúc tiến thương mại điện tử, hỗ trợ cho các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, tiếp cận với khách hàng và thị trường, kể cả thị trường ngồi nước. Xây dựng quỹ tín dụng và hỗ trợ đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước và các tổ chức tài chính, tín dụngvới mục tiêu tài trợ cho việc đưa ra những sản phẩm, dịch vụ mới trên cơ sở ứng dụng những thành tựu của khoa học và công nghệ.

Phát triển thị trường khoa học và cơng nghệ. Hồn thiện hệ thống pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, khuyến khích chuyển giao khoa học cơng nghệ, hợp đồng khoa học, công nghệ và tạo lập thị trường lao động khoa học, công nghệ. Ban hành các chính sách hỗ trợ, khuyến khích mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ vào mọi hoạt động kinh tế, xã hội. Đổi mới cơ bản, tồn diện cơng tác quản lý khoa học, cơng nghệ và môi trường từ Trung ương đến tỉnh, thành phố.

Ban hành chính sách khuyến khích các doanh nghiệp nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất kinh doanh. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kết hợp với các cơ sở nghiên cứu, các trường đại học trong việc nghiên cứu chuyển

giao công nghệ và đào tạo. Thí điểm mơ hình dạy nghề có sự phối hợp giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp với nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước và từ doanh nghiệp. Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế.

4. Cải cách hành chính và tạo lập một khuôn khổ pháp lý mới

Đổi mới thể chế và thủ tục hành chính, tập trung trước hết vào xố bỏ những quy định mang nặng tính hành chính quan liêu, bao cấp, gây phiền hà, sách nhiễu doanh nghiệp và nhân dân, kìm hãm sự phát triển lực lượng sản xuất. Xây dựng và thực hiện chương trình đổi mới thể chế trong từng năm, bảo đảm các văn bản pháp quy có nội dung đúng đắn, nhất quán, khả thi. Chỉ đạo sát từ khâu soạn thảo, thông qua đến phổ biến, thực hiện và tổng kết.

Cơng khai hóa các nội dung và cơ chế, phương thức giám sát của cơ quan chức năng, các đoàn thể quần chúng và nhân dân về thực hiện pháp luật, chính sách, chế độ của nhà nước. Minh bạch và công khai các thông tin, các quy định của Nhà nước, nghiêm túc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở nhằm đẩy lùi những hiện tượng tham nhũng, tiêu cực. Thực hiện phân cấp mạnh và toàn diện giữa các cấp trong hệ thống hành chính nhà nước trên cơ sở gắn trách nhiệm với quyền hạn, nghĩa vụ với quyền lợi. Hiện đại hóa hệ thống thơng tin, các phương tiện quản lý hiện đại, báo cáo đáng tin cậy và nhanh nhạy giữa các cơ quan và giữa các cấp. Tăng cường chế độ giám sát, kiểm tra việc thực hiện các chính sách, cơ chế đã được ban hành.

Cải cách hành chính và tạo lập một khn khổ pháp lý mới có khả năng thúc đẩy mọi khả năng sáng tạo, làm cho sản xuất "bung ra", đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh các doanh nghiệp mới, doanh nghiệp tri thức, phù hợp với xu thế tồn cầu hố mà nước ta đang trong quá trình hội nhập. Điều này được thực hiện trên cơ sở xác định đúng đắn vai trò quản lý của nhà nước đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước không trực tiếp làm kinh tế nhưng vai trò của nhà nước trong việc định hướng, tạo môi trường, tạo điều kiện và thúc đẩy sự phát triển, thể hiện

trong chính sách của nhà nước, trong hệ thống luật pháp là yếu tố quyết định nhất đối với việc tiến nhanh vào kinh tế tri thức.

Kết luận

Con đường hội nhập đối với nước ta là tất yếu. Xây dựng được cho mình những yếu tố ngày càng mạnh mẽ của kinh tế tri thức là cách duy nhất có được năng lực cạnh tranh, do đó hợp tác một cách bình đẳng trong sự hội nhập đó. Đối với nước ta, xây dựng kinh tế tri thức chắc không dễ dàng. Tái cấu trúc nền kinh tế xã hội đối với mọi quốc gia đã là khó khăn, đối với nước ta lại càng thêm khó khăn vì sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa vẫn đang tiếp tục và nền kinh tế thị trường vẫn cịn kém phát triển. Tuy nhiên chúng ta có thể dựa vào kinh nghiệm của các nước có điều kiện xuất phát gần ta hoặc hơn ta không nhiều. Chúng ta tin tưởng vào tương lai của một nền kinh tế tri thức, một xã hội tri thức sẽ được phát triển trên đất nước chúng ta. Vận dụng kinh tế tri thức trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ làm cho q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra có hiệu quả hơn và có ít hậu quả tiêu cực hơn. "Trong thời đại cách mạng thông tin hiện nay, chúng ta khơng có sự lựa chọn nào khác là phải tiếp cận nhanh chóng với tri thức và cơng nghệ mới nhất của thời đại để hiện đại hóa nền kinh tế, tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng từng bước hình thành nền kinh tế tri thức, có năng lực cạnh tranh với giá trị gia tăng

Một phần của tài liệu Kinh tế tri thức và những vấn đề đặt ra đối với việt nam (Trang 34 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)