Hệ thống chứng từ kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hạch toán kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty cơ khí ngô gia tự (Trang 33 - 109)

1.3.2 .Phương pháp và trình tự hạch tốn chi phí sản xuất

1.5. Hệ thống chứng từ và sổ kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản

1.5.1. Hệ thống chứng từ kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản

Phương pháp này áp dụng đối với những doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, bên cạnh các sản phẩm chính thu được cịn có các sản phẩm phụ. Khi đó, để tính giá thành sản phẩm chính, kế tốn phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí sản xuất.

Trong đó, giá trị sản phẩm phụ có thể được xác định bằng nhiều cách khác nhau như sử dụng giá trị ước tính, giá kế hoạch, giá ngun liệu ban đầu. Ngồi các phương pháp tính giá thành sản phẩm trên, doanh nghiệp cịn có thể tính giá thành theo phương pháp định mức chi phí, phương pháp liên hợp... Các doanh nghiệp cần dựa vào đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm quy trình cơng nghệ cũng như yêu cầu quản lý của doanh nghiệp mình để lựa chọn phương pháp tính giá thành cho phù hợp nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ của cơng tác kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, đảm bảo hiệu quả kinh doanh.

1.5. HỆ THỐNG CHỨNG TỪ VÀ SỔ KẾ TỐN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM. GIÁ THÀNH SẢN PHẨM.

1.5.1. Hệ thống chứng từ kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. phẩm.

Chứng từ là căn cứ để kế toán thực hiện việc ghi sổ kế tốn và lập các báo cáo tài chính. Tổ chức tốt chứng từ kế tốn là căn cứ để xác minh nghiệp

Giá thành đơn vị sản phẩm đơn hàng = Giá thành đơn đặt hàng Số lƣợng sản phẩm của đơn hàng Giá thành đơn vị sản phẩm chính = Tổng giá thành sản phẩm chính Số lƣợng sản phẩm chính hồn thành Tổng giá thành thực tế = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ _ Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Giá trị sản phẩm phụ _

vụ, để kiểm tra kế tốn, giúp người quản lý có được thơng tin kịp thời, chính xác và đầy đủ để đưa ra các quyết định kinh doanh.

Khi hạch tốn các loại chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kế tốn phải căn cứ vào các chứng từ gốc, bao gồm:

- Chứng từ về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho nguyên vật liệu, phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ...

- Chứng từ về chi phí nhân cơng trực tiếp: Phiếu xác nhận sản phẩm, công việc hồn thành, bảng chấm cơng, bảng thanh tốn lương...

- Do chi phí sản xuất chung rất đa dạng nên chứng từ về khoản mục chi phí này cũng có rất nhiều loại, bao gồm: Phiếu xuất kho, bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, bảng chấm công, bảng thanh tốn lương, thưởng, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, hố đơn GTGT...Sau khi hạch tốn chi phí sản xuất, kế tốn tính giá thành sản phẩm thể hiện trên thẻ tính giá thành.

Các doanh nghiệp khác nhau có thể áp dụng các loại chứng từ về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm khác nhau tuỳ thuộc vào phương pháp kế tốn tổng hợp hàng tồn kho, hình thức lương áp dụng, phương pháp tính khấu hao...

1.5.2. Tổ chức hệ thống sổ kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành

Để hạch toán chi tiết, kế toán sử dụng sổ chi tiết chi phí sản xuất mở cho các TK 621, 622, 627, 154, 631, 142, 335. Sổ chi tiết chi phí sản xuất được mở chi tiết theo từng tài khoản cho từng đối tượng hạch toán chi phí sản xuất đã được xác định với kết cấu phù hợp với đối tượng hạch toán và cuối kỳ, kế tốn lập thẻ tính giá thành cho từng đối tượng.

Về hệ thống sổ tổng hợp, doanh nghiệp có thể lựa chọn sử dụng một trong bốn hình thức sổ sau:

Hình thức sổ kế tốn Nhật ký - Sổ cái.

Theo hình thức này, sổ kế tốn tổng hợp duy nhất được sử dụng là Nhật ký- Sổ cái. Hình thức sổ này kết hợp ghi một nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế trên cùng một quyển sổ.

Căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc, mỗi nghiệp vụ được phản ánh vào Nhật ký - Sổ cái trên cùng một dòng đồng thời trên cả hai phần: Phần Nhật ký và phần Sổ cái.

Hình thức sổ kế tốn Nhật ký chung.

Các sổ kế toán tổng hợp được sử dụng là: Sổ Nhật ký chung và Sổ cái các tài khoản chi phí.

Nhật ký chung là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian. Đồng thời, sổ Nhật ký chung còn là sổ định khoản phục vụ cho việc ghi sổ cái.

Ngoài ra, với một số đối tượng có nghiệp vụ phát sinh lớn, doanh nghiệp có thể sử dụng Nhật ký đặc biệt để theo dõi nhằm giảm số lượng ghi Nhật ký chung và phục vụ cho yêu cầu quản lý. Tuy nhiên, một nghiệp vụ khi đã được phản ánh trên sổ Nhật ký đặc biệt thì sẽ khơng phản ánh trên Nhật ký chung nữa.

Hình thức sổ kế toán Chứng từ ghi sổ.

Các sổ kế toán tổng hợp được sử dụng bao gồm - Chứng từ ghi sổ.

- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. - Sổ cái các tài khoản chi phí.

Chứng từ ghi sổ được lập trên cơ sở chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc, lập cho từng nghiệp vụ kinh tế hoặc cho các nghiệp vụ có cùng nội dung kinh tế.

Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ là sổ tổng hợp dùng để ghi chép nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian trên cơ sở các chứng từ ghi sổ. Sổ này vừa dùng để đăng ký các nghiệp vụ, vừa dùng để quản lý và kiểm tra đối chiếu các số liệu với phần ghi theo đối tượng.

Sổ cái các tài khoản chi phí là sổ kế tốn tổng hợp dùng để ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo đối tượng trên cơ sở các Chứng từ ghi sổ.

Hình thức sổ Nhật ký - Chứng từ.

Hình thức Nhật ký - Chứng từ tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của các tài khoản, kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ đó theo tài khoản đối ứng Nợ trên các Nhật ký - Chứng từ. Hình thức sổ này kết hợp việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hố các nghiệp vụ theo nội dụng kinh tế, kết hợp hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế tốn và trong cùng một q trình ghi.

Các sổ tổng hợp được dùng trong hình thức Nhật ký - Chứng từ là: - Các bảng phân bổ 1,2,3.

- Các bảng kê 4,5,6. - Nhật ký chứng từ số 7. - Sổ cái các tài khoản chi phí.

Quy trình hạch tốn trên hệ thống sổ Nhật ký - Chứng từ được khái quát qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.8. Trình tự hạch tốn CPSX và tính giá thành SP

Chứng từ gốc về chi phí và các bảng phân bổ

Bảng kê 4 Bảng kê 6 Bảng kê 5

Nhật ký chứng từ 7

Hàng ngày, kế toán tập hợp các chứng từ về chi phí, cuối tháng lập bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, bảng phân bổ lương và bảo hiểm xã hội. Trên cơ sở các chứng từ gốc về chi phí và các bảng phân bổ, kế toán lập bảng kê 4 (Tập hợp chi phí theo phân xưởng), bảng kê 5 (Tập hợp chi phí bán hàng, chi phí quản lý, chi phí đầu tư xây dựng cơ bản), bảng kê 6 (Tập hợp chi phí trả trước, chi phí phải trả). Số liệu ở bảng kê 4 là cơ sở để kế tốn lập thẻ tính giá thành. Cuối tháng, kế tốn tập hợp số liệu ở các bảng kê lên NKCT 7-"Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp". Số liệu tổng cộng trên Nhật ký chứng từ 7 là cơ sở để kế toán vào các sổ cái và lập các Báo cáo tài chính.

1.6. KHÁI QT HẠCH TỐN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI.

1.6.1. Các nguyên tắc kế toán chung đƣợc thừa nhận thể hiện trong kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

Cùng với xu hướng quốc tế hoá của nền kinh tế thế giới, chế độ kế toán của các quốc gia dần dần tiếp nhận và tuân thủ các nguyên tắc kế toán chung. Các nguyên tắc kế toán là những tuyên bố chung như là các chuẩn mực và những sự hướng dẫn để phục vụ cho việc lập các báo cáo tài chính đạt được mục tiêu dễ hiểu, đáng tin cậy và dễ so sánh. Các nguyên tắc kế tốn chung

Thẻ tính giá thành

được thừa nhận chi phối đến tồn bộ cơng tác kế toán của một doanh nghiệp trong đó có cơng tác hạch tốn kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, thể hiện rõ nét ở một số nguyên tắc sau:

 Nguyên tắc giá phí.

Trong kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, nguyên tắc giá phí địi hỏi việc đo lường và tính tốn chi phí phải đặt trên cơ sở giá phí. Giá phí của tài sản là tồn bộ chi phí cần thiết và hợp lý phải bỏ ra để có được tài sản đó và sẵn sàng đưa nó vào sử dụng.

Tài sản hình thành từ quá trình sản xuất chính là sản phẩm. Các sản phẩm sản xuất ra phải được tính theo giá gốc (Giá phí). Giá gốc của sản phẩm sản xuất hoàn thành là giá thành sản xuất. Giá thành sản xuất sản phẩm phải được tính tốn dựa trên chi phí sản xuất sản phẩm đã tập hợp được trong q trình sản xuất. Tính chính xác của giá thành sản phẩm sản xuất không chỉ phụ thuộc vào việc phản ánh và tập hợp đầy đủ các chi phí sản xuất hợp lý, hợp lệ mà còn phụ thuộc vào phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang có hợp lý, có phản ánh đúng giá trị sản phẩm dở dang hay không, đặc biệt là trong những doanh nghiệp thường xuyên có sản phẩm dở dang với giá trị lớn.

Như vậy, nguyên tắc này được đảm bảo thể hiện bằng việc xác định phương pháp tính giá trị sản phẩm dở dang và phương pháp tính giá thành phù hợp để tính ra giá thành sản phẩm với chi phí thực tế phát sinh.

 Nguyên tắc nhất quán.

Nguyên tắc này đòi hỏi các doanh nghiệp phải áp dụng các phương pháp, nguyên tắc, chuẩn mực kế tốn và tính tốn thống nhất trong các kỳ kế tốn. Ngun tắc này chi phối nhiều đến cơng tác kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Chi phí sản xuất bao gồm 3 khoản mục là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân cơng trực tiếp và chi phí sản xuất chung.

Đối với cơng tác tập hợp chi phí sản xuất, việc lựa chọn phương pháp tính giá hàng tồn kho, phương pháp trích khấu hao TSCĐ có ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Khi doanh nghiệp thay đổi những phương pháp này có thể làm cho chi phí của doanh nghiệp tăng lên hoặc giảm đi. Đối với cơng tác tính giá thành, doanh nghiệp áp dụng tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất nào, chọn phương pháp nào để xác định giá trị sản phẩm dở dang... cũng có thể làm thay đổi giá thành thực tế của sản phẩm. Vì vậy, để đảm bảo cho việc so sánh các chỉ tiêu phân tích khi phân tích chi phí và quản lý giá thành, doanh nghiệp cần áp dụng nhất quán các phương pháp tính giá hàng tồn kho, phương pháp trích khấu hao TSCĐ, phương pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang, phương pháp tính giá thành sản phẩm... qua các kỳ kế toán.

 Nguyên tắc thận trọng.

Nguyên tắc này đảm bảo việc ghi giảm vốn chủ sở hữu được ghi nhận ngay khi có chứng cứ có thể. Trong cơng tác hạch tốn kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, nguyên tắc thận trọng u cầu kế tốn ghi nhận chi phí ngay khi có chứng cứ, dù chưa chắc chắn, và ghi nhận với mức cao nhất có khả năng phát sinh.

Ứng dụng điển hình của nguyên tắc thận trọng là việc lựa chọn phương pháp khấu hao TSCĐ, phương pháp tính giá hàng tồn kho và trích lập các khoản dự phòng. Chẳng hạn, đối với nguyên vật liệu đầu vào mà giá thực tế nhập ngày càng tăng thì doanh nghiệp nên áp dụng phương pháp nhập sau xuất trước để tính giá xuất nguyên vật liệu. Điều này đảm bảo cho chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cao, giá trị hàng tồn kho nhỏ giúp giảm rủi ro của doanh nghiệp.

Nguyên tắc thận trọng được ứng dụng trong kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sẽ làm tăng năng lực ứng phó của doanh nghiệp trong kinh doanh, nhất là trong môi trường kinh tế cạnh tranh chứa đựng nhiều rủi ro như hiện nay.

 Nguyên tắc phù hợp.

Tất cả các giá phí phải gánh chịu trong việc tạo ra doanh thu, bất kể là giá phí xuất hiện ở kỳ nào phải phù hợp với kỳ mà doanh thu được ghi nhận. Theo đó, các giá phí có liên hệ trong việc tạo ra các khoản doanh thu của một thời kỳ là chi phí của thời kỳ đó. Vì vậy, giá vốn của sản phẩm hàng hoá được ghi nhận là chi phí vào kỳ mà sản phẩm được bán. Việc xác định chính xác giá vốn hàng bán để nó tương ứng với doanh thu trong kỳ địi hỏi kế tốn phải tính giá thành sản phẩm đầy đủ, chuẩn xác. Để đạt được mục tiêu đó, việc lựa chọn phương pháp hạch tốn chi phí sản xuất và tính giá thành phù hợp đối với doanh nghiệp là u cầu đầu tiên có tính quyết định.

1.6.2. Phƣơng pháp kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong chuẩn mực quốc tế.

Kế toán là một phương thức đo lường và thơng tin có khả năng phản ánh và giám đốc các mặt hoạt động kinh tế tài chính ở tất cả các doanh nghiệp. Trên thế giới, do những điều kiện khác nhau về hoàn cảnh kinh tế xã hội và pháp luật mà các nước có thể có chế độ kế tốn khác nhau. Song bối cảnh tồn cầu hố nền kinh tế đang diễn ra cùng với sự phức tạp trong điều hành hoạt động kinh doanh quốc tế đã đòi hỏi việc ra đời một chuẩn mực mang tính xuyên quốc gia.

Chuẩn mực kế toán quốc tế ra đời có đề cập đến phương pháp kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở một số chuẩn mực sau:

Chuẩn mực kế toán "Hàng tồn kho" (IAS 2):

Thành phẩm, hàng hoá là một loại hàng tồn kho. Giá gốc của hàng hoá bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến và chi phí khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở trạng thái hiện tại.

- Chi phí thu mua như giá mua nguyên vật liệu, thuế nhập khẩu...

- Chi phí chế biến bao gồm chi phí nhân cơng trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí chung biến đổi, chi phí chung cố định được phân bổ dựa trên cơng suất bình thường của máy móc sản xuất.

- Các chi phí khác như chi phí thiết kế, chi phí đi vay...

Các chi phí phát sinh để có được hàng tồn kho phải được ghi nhận là tài sản và được vào kết chuyển cho tới khi các khoản doanh thu tương ứng được thực hiện. Hàng tồn kho phải được ghi nhận theo giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được theo nguyên tắc thận trọng.

Nguyên vật liệu cũng là một loại hàng tồn kho. Khi xuất dùng nguyên vật liệu thì chi phí ngun vật liệu có thể được tính theo một trong 4 cơng thức tính giá trị là:

- Giá thực tế đích danh.

- Giá thực tế bình quân gia quyền.

- Giá thực tế Nhập trước - Xuất trước ( FIFO). - Giá thực tế Nhập sau - Xuất trước ( LIFO).

Chuẩn mực kế tốn quốc tế cho phép áp dụng các cơng thức tính giá

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hạch toán kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty cơ khí ngô gia tự (Trang 33 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)