Những người lính “căng mình” nơi cửa biển

Một phần của tài liệu bn tin thy sn 14-10-2017 (Trang 25 - 27)

Cửa biển Sông Đốc, tỉnh Cà Mau là một trong những cửa biển có lưu lượng phương tiện ra v ào nhiều nhất khu vực Tây Nam bộ. Chỉ tính số tàu cá tại địa phương đã trên 1.000, đủ loại lớn, nhỏ, hoạt động với nhiều loại ngành nghề khác nhau ở các tuyến bờ, lộng, khơi.

và thông qua các diễn đàn, hội nghị do LĐLĐ tỉnh chủ trì, đã kêu gọi cán bộ, đoàn viên, CNVC, LĐ và các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân ủng hộ. Qua đó, có một phần hỗ trợ cho NĐNC hoạt động. Tuy nhiên, để tổ chức NĐNC phát triển ổn định, bền vững thì giải pháp về tài chính thơng qua chính sách hỗ trợ cho cán bộ chủ chốt của nghiệp đoàn là cần thiết và cấp bách.

Cán bộ Trạm kiểm sốt BP Sơng Đốc kết hợp kiểm tra thủ tục và tuyên truyền ngư dân chấp hành nghiêm các quy định của Nhà nước trước

khi ra biển hoạt động. Ảnh: Lê Khoa

Trạm kiểm sốt BP Sơng Đốc, một ngày cao điểm hết con nước làm biển (thường vào ngày 10-12 âm lịch hàng tháng). Buổi chiều, trời mưa như đổ nước, ca trực gồm 3 người. Thượng úy Đỗ Văn Lanh, Trạm trưởng mặc áo mưa nhưng người ướt sũng, chạy ra chạy vào ký sổ và làm thủ tục cho bà con vào bến một cách nhanh nhất. Mệt nhất là 2 đồng chí kiểm sốt viên, vừa kiểm tra giấy tờ của người, phương tiện, vừa phải leo lên tàu kiểm tra thực tế. Be tàu cao, trời mưa trơn, các anh phải bám dây leo rất vất vả, cứ vậy hết chiếc này đến chiếc khác. Bữa cơm chiều đã nguội, anh em thay nhau từng người vào ăn vội rồi lại dầm mưa. Không chỉ làm công tác kiểm tra, mà họ còn phải hướng dẫn tàu thuyền vào neo đậu đúng nơi quy định, an tồn. Vào những ngày cao điểm này thì số lượng tàu vào bờ mỗi ngày đến vài trăm chiếc.

Là cửa biển có nhiều lợi thế cho việc làm ăn phát triển kinh tế nên số lao động từ khắp cả nước tập trung về đây cư trú làm ăn khá đơng. Vì vậy, cơng tác kiểm tra, kiểm sốt của cán bộ, chiến sĩ trạm ln gặp nhiều khó khăn và địi hỏi tính nghiệp vụ cao, khơng được sai sót.

Thượng úy Đỗ Văn Lanh tâm sự: “Quân số trạm còn thiếu so với quy định. Để hoàn thành được nhiệm vụ, anh em phải làm việc gấp hai, ba lần. Với lưu lượng phương tiện có lúc lên đến hàng ngàn chiếc, cơng tác kiểm tra của anh em khá mệt, không cẩn thận là bỏ lọt những hành vi vi phạm pháp luật. Thực tế đã có nhiều trường hợp lợi dụng sơ hở của anh em trạm để trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát như thiếu giấy tờ tùy thân của thuyền viên, thiếu trang thiết bị an toàn cho người và phương tiện.

Thời gian gần đây, tình hình bn lậu gian lận thương mại trên biển diễn ra phức tạp. Điển hình vào tháng 1-2017, qua cơng tác kiểm tra, kiểm sốt, đơn vị phát hiện phương tiện BT 98063 TS do Trần Khắc Chung, 31 tuổi, ngụ tại An Thủy, Ba Tri, Bến Tre làm Thuyền trưởng, vận chuyển gần 5 ngàn lít dầu DO khơng có hóa đơn chứng từ. Qua điều tra, Chung khai nhận, số dầu trên được mua của tàu Thái Lan tại vùng biển giáp ranh với giá 10.000 đồng/lít. Tiếp đó, tháng 6-2017, đơn vị phát hiện phương tiện KG 90098 TS do Nguyễn Thanh Đầy, quê Kiên Giang, làm Thuyền trưởng cũng đang vận chuyển trên 4 ngàn lít dầu DO. Số dầu này cũng được Đầy mua trên vùng biển giáp ranh với Thái Lan. Ngồi các vụ bn lậu dầu trên biển, nhiều đối tượng còn lợi dụng địa bàn rộng để đưa hàng hóa lậu vào địa bàn.

Từ đầu năm 2017 đến nay, Đồn BP Sông Đốc đã triệt phá hàng chục vụ liên quan đến bn lậu, gian lận thương mại, trong đó có 7 vụ vận chuyển thuốc lá điếu lậu hiệu Hero. Mới đây, lực lượng đặc nhiệm Đồn BP Sông Đốc đã bắt 2 vụ/2 đối tượng về hành vi tàng trữ hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu; tang vật thu giữ gần 700 gói. Đơn vị đang hồn chỉnh thủ tục xử lí theo quy định của pháp luật.

Thượng úy Lanh cho biết thêm: “Việc kiểm tra, kiểm soát là nhiệm vụ thường xuyên; mùa mưa, bão, anh em vất vả hơn mùa khơ. Mỗi lần có tin bão là đơn vị phải tăng cường lực lượng, thành lập hai, ba tổ công tác, làm thủ tục và lên sóng liên lạc 24/24 giờ để kêu gọi vận động các thuyền trưởng cho tàu vào bờ. Khổ nhất là khơng may có tàu cá gặp nạn trên biển thì cả đơn vị đứng ngồi khơng n, tìm cách cứu hộ, cứu nạn. Nhiều lần, sóng gió cấp 6 - 7, anh em chúng tôi cũng phải ra biển cứu hộ. Khi tàu vào cửa thì một tổ khác phải chạy theo kêu gọi hướng dẫn vào nơi neo đậu thật sự an toàn. Mỗi đợt như thế, anh em ở trạm gần như bị khàn giọng hết, vì la lớn, la suốt ngày”. Một ngày làm việc nhưng khơng có giờ nghỉ, mà chỉ tính đến 16 giờ hàng ngày, trạm phải tổng hợp tình hình, số liệu báo cáo về Ban chỉ huy đồn. Nếu có vụ việc đột xuất thì báo cáo xin chỉ đạo ngay. Chẳng hạn, trên biển xảy ra vụ tai nạn thì cả đồn và trạm đều tập trung xác định vị trí tọa độ, sau đó liên lạc với các tàu ngồi biển đến nơi cứu hộ, nếu gần bờ thì đồn BP trực tiếp ra tận nơi. Trước đây, có vụ thủy thủ tàu cá Kiên Giang ăn cá nóc bị ngộ độc khi tàu này đang ở cách đất liền gần 200km, Đồn BP Sông Đốc phải cử y sĩ và lực lượng ra tận nơi cấp cứu nạn nhân, đưa vào bờ điều trị.

Vì an tồn của ngư dân làm ăn trên biển mà những chiến sĩ Biên phịng ln thao thức hằng đêm, ánh mắt hướng ra biển khơi. Ngoài ấy, hàng ngàn bà con đang vất vả lao động với bao sự nguy hiểm ln rình rập giữa đại dương. Chiếc máy liên lạc ln nối thơng tin với các chủ tàu ngồi biển. Niềm vui của các anh là những chuyến tàu đầy ắp cá và sự an toàn tuyệt đối của ngư dân. (Biên Phòng 14/10, Lê Khoa) đầu trang

Một phần của tài liệu bn tin thy sn 14-10-2017 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(29 trang)