Trường Different service với gói tin MPLS

Một phần của tài liệu Đồ Án Chuyên Nghành QoS MPLS (Trang 34)

Hình 3.4: Cấu trúc nhãn.

Định nghĩa ban đầu của header MPLS thì 3 bit EXP dùng cho mục đích thí nghiệm. Trong mạng MPLS thì nó được sử dụng để hỗ trợ DiffServ . Những bit giúp xác định các hành vi QoS mà một nút mạng cung cấp cho gói tin. Nó tương đương với trường DiffServ Code Point (DSCP) trong mạng IP. Các bit EXP thường được dùng để mang tất cả các thông tin mã hóa trong trường DSCP IP. Tuy nhiên trong một số trường hợp, các bit EXP được sử dụng riêng để mã hóa mức độ ưu tiên thả rơi gói tin

Nếu chúng ta sử dụng 3 bit EXP này cho mục đích QoS thì đường chuyển mạch nhãn (LSP) được gọi là E-LSP , có nghĩa là các router chuyển nhãn (LSR) sẽ sử dụng các bit EXP này để lập lịch cho các gói tin và quyết định mức ưu tiên thả rơi gói tin. Tuy nhiên khi sử dụng MPLS , chúng ta có những lựa chọn khác đối với gói tin được gán nhãn. Một LSP là một đường dẫn báo hiệu xuyên qua mạng giữa hai router , chúng ta sử dụng nhãn trên cùng của gói tin để bao hàm một phần QoS cho các gói tin đó. Tuy nhiên, sau đó chúng ta cần phải có một nhãn trên mỗi lớp cho mỗi luồng lưu lượng giữa hai điểm đầu cuối của đường chuyển mạch nhãn (LSP). Do đó, giao thức báo hiệu phải có khả năng báo hiệu một nhãn khác cho cùng một LSP. Một LSP như vậy được gọi là L-LSP. Có nghĩa là nó chỉ thị rằng nhãn nắm giữ hoàn toàn một phần thông tin của QoS. Với L-LSP thì các bit EXP cũng nắm giữ một phần QoS nhưng chỉ duy nhất cho mức độ ưu tiên thả rơi gói tin, chứ không phải là chỉ định lớp dịch vụ.

Như vậy với việc ánh xạ theo E-LSP thì 6 bit của trường DSCP sẽ ánh xạ sang trường EXP 3 bit. Do đó chúng ta chỉ có 8 (23) lớp dùng để phân loại dịch vụ. Trong khi đó , với các ánh xạ L-LSP thì nhãn của gói tin không chỉ đóng vai trò là giá trị để chuyển mạch mà còn để thực hiện QoS, còn trường EXP được sử dụng cho các chính sách thả rơi gói tin.

Mỗi LSP riêng biệt có thể được thiết lập cho mỗi PHB (per hop behavior). Với những LSP như vậy, PSC (PHB Schedule) được báo hiệu tường minh tại lần thiết lập nhãn, sau đó LSR có thể suy ra từ giá trị nhãn PSC được áp đặt cho gói tin. Trường EXP chỉ được sử dụng khi áp đặt giá trị ưu tiên đánh rớt cho gói tin. Phương pháp này được gọi là Label-only-infered-PSC LSP, hay còn gọi là L _LSP vì PSC có thể được suy ra từ giá trị nhãn mà không cần bất kì thông tin nào khác (bất chấp giá trị trường EXP).

Khi một LSR đẩy một gói tin đã gán nhãn thì nó chỉ cần tìm kiếm nhãn trên cùng trong bảng chuyển tiếp nhãn (LFIB) để quyết định nơi cần đẩy gói tin đến. Điều này

cũng đúng trong hành xử QoS của router. LSR chỉ cần nhìn vào các bit EXP của nhãn tin để xác định để hành xử thế nào với gói tin này. Có nghĩa là thuộc tính của QoS là đánh dấu lưu lượng, quản lý tắc nghẽn hoặc tránh sự tắc nghẽn cũng như các tình trạng lưu lượng. Chúng ta sử dụng LLQ (low-latency queuing) , CBWFQ (class-based weighted fair queuing) và WRED (weight random early detection), theo dõi và định hình để thực hiện vấn đề trên cho gói tin IP.

Một phần của tài liệu Đồ Án Chuyên Nghành QoS MPLS (Trang 34)