- Mái nghiêng quy đổi và phần mái nghiêng hỗn hợp có cơ giảm sóng chịu tác động của áp lực sóng được xác định bởi góc α=0,21P
b. Xác định vị trí cơ đê và chiều rộng cơ hợp lý
* UXác định vị trí đặt cơ đê
Để lựa chọn vị trí đặt cơ đê tác giả tính toán so sánh hệ số chiết giảm sóng của cơ đê cho các trường hợp vị trí như sau:
+ Trường hợp 1: Cơ đê đặt cao hơn mực nước thiết kế một khoảng dRhR=-Hs + Trường hợp 2: Cơ đê đặt ngang mực nước thiết kế dRhR=0
+ Trường hợp 3: Cơ đê đặt thấp hơn mực nước thiết kế một khoảng dRhR=Hs Kết quả tính toán hệ số chiết giảm chiều cao sóng leo cho các trường hợp tính cho tại bảng 3.2 sau đây:
Bảng 3. 2. Hệ số chiết giảm sóng leo của cơ đê
Trường hợp Hs (m) T (s) dRhR (m) dRhR/Hs γRb
1 2,64 8,76 -2,64 -1 0,787
2 2,64 8,76 0 0 0,645
Hình 3. 1. Biểu đồ quan hệ giữa γRbR~dRhR/Hs
Nhận xét: Qua biểu đồ hình 3.1 cho thấy vị trí đặt cơ đê ảnh hưởng lớn đến khả năng giảm sóng leo/ sóng tràn của cơ. Cơ đê đặt ở ngang mực nước thiết kế có dRhR=0 đạt hiệu quả giảm sóng lớn leo/ sóng tràn nhất, hệ số chiết giảm sóng leo/sóng tràn của cơ γRbR đạt giá trị nhỏ nhất. Do đó trong thiết kế áp dụng cho tuyến đê lấn biển nam Đình Vũ tác giả lựa chọn đặt cao trình cơ xấp xỉ mực nước thiết kế. Cao trình mặt cơ giảm sóng +3.0.
* UXác định chiều rộng cơ đê hợp lý
Công trình đê lấn biển nam Đình Vũ được xây dựng trên khu vực bãi bồi có địa chất mềm yếu. Để đảm ổn định công trình trên nền đất yếu tác giả đề xuất lựa chọn mặt cắt mái nghiêng hỗn hợp có cơ giảm sóng đặt ngang mực nước thiết kế và bổ sung thêm cơ thấp ở cao trình +0÷+1.0. Trong tính toán xác định chiều rộng cơ đê hợp lý tác giả tính cho các trường hợp thay đổi chiều rộng cơ giảm sóng BR2R = 4÷10m; chiều rộng cơ thấp BR1R = 5÷20m.
Hình 3. 2. Biểu đồ quan hệ giữa chiều cao đỉnh đê và chiều rộng cơ thấp
Hình 3. 3. Biểu đồ quan hệ giữa diện tích mặt cắt đê và chiều rộng cơ thấp
Nhận xét:
Từ biểu đồ Hình 3.2 và Hình 3.3 biểu thị kết quả tính toán chiều cao đê, diện tích mặt cắt đê trong mối quan hệ với chiều rộng cơ giảm sóng và chiều rộng cơ
thấp cho thấy:
+ Chiều rộng cơ thấp và cơ giảm sóng càng tăng, cao trình đỉnh đê càng giảm. + Diện tích mặt cắt đê nhỏ nhất với chiều rộng cơ thấp trong khoảng BR1R=10÷20m.