năng; cần xây dựng cơ chế hỗ trợ và nắm thơng tin về các hoạt động phịng vệ thương mại tại các thị trường cũng như tại các HTPP, đề xuất lên các cơ quan chức năng hỗ trợ giải quyết vấn đề khi có các tranh chấp phát sinh về nguồn gốc xuất xứ, chỉ dẫn địa lý của hàng hóa; cần tổ chức chuỗi liên kết hoạt động hỗ trợ lẫn nhau, tránh tình trạng cạnh tranh khơng lành mạnh ngay trong hiệp hội ...cần có những chính sách hỗ trợ cụ thể đối với hoạt động thu mua của các DN, của các tập đoàn phân phối nước ngoài. Các hiệp hội ngành nghề tập trung định hướng cho doanh nghiệp sản xuất, phát triển những sản phẩm chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế, xây dựng thương hiệu.
4.3.4. Giải pháp khác
Nhà nước thực thi các giải pháp nhằm tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cung cấp hàng hóa và phát triển hệ thống phân phối sang các nước như: Cải thiện môi trường đầu tư và triển khai thực hiện tốt các qui hoạch phát triển ngành, các vùng sản xuất tập trung, mở rộng qui mô sản xuất, tạo ra các cơ sở nguồn hàng ổn định, qui mô lớn để gia tăng nguồn cung cho HTPP hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam sang các nước; Hỗ trợ các DN trong hoạt động sản xuất, phát triển mẫu mã sản phẩm, xây dựng thương hiệu hàng hoá xuất khẩu phù hợp với yêu cầu của các HTPP nước ngoài; Ưu tiên thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại và kết nối với các HTPP nước ngồi trong khn khổ Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia theo quy định của pháp luật; Tăng cường hoạt động của các Thương vụ, văn phòng xúc tiến thương mại tại các quốc gia trong việc hỗ trợ các DN tìm hiểu, kết nối và phát triển các HTPP….
KẾT LUẬN
Nội dung của Luận án đã tập trung giải quyết những nhiệm vụ và yêu cầu nghiên cứu được đặt ra trong đề cương nghiên cứu. Trên cơ sở tổng quan một số lý luận về phát triển HTPP hàng hóa ở nước ngồi, phân tích kinh nghiệm quốc tế và bài học rút ra cho Việt Nam, phân tích thực trạng, làm rõ những nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động phát triển HTPP hàng hóa Việt Nam ở nước ngồi, phân tích cơ hội, thách thức của bối cảnh trong nước, quốc tế, Luận án đã đưa ra định hướng và đề xuất giải pháp để phát triển HTPP hàng hóa của Việt Nam ở nước ngoài trong giai đoạn tới. Từ những kết quả nghiên cứu, Luận án rút ra một số kết luận như sau:
- Luận án đã tổng quan một số lý luận về phát triển HTPP hàng hóa ở nước ngồi đưa ra một số khái niệm liên quan đến phân phối hàng hóa và qua đó, làm rõ hơn đặc điểm và các hình thức phát triển HTPP hàng hóa của một quốc gia ở nước ngoài. Luận án đã đi sâu vào phân tích nội dung phát triển HTPP hàng hóa ở nước ngồi, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển HTPP hàng hóa ở nước ngồi. Luận án cũng đã chỉ ra một số kinh nghiệm quốc tế về phát triển HTPP ở nước ngoài và bài học rút ra cho Việt Nam.
- Tiếp đó, Luận án đã tổng quan thực trạng phát triển HTPP hàng hóa của Việt Nam ở thị trường nước ngồi, đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong phát triển HTPP hàng hóa của Việt Nam ở thị trường nước ngoài giai đoạn 2016-2020.
- Luận án phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến hai phương thức phát triển phân phối hàng Việt Nam ở nước ngoài như trên, đánh giá kết quả, hạn chế, rút ra nguyên nhân và một số vấn đề đặt ra nhằm tiếp tục phát triển HTPP hàng hóa Việt Nam ở nước ngoài trong giai đoạn tới.
- Luận án tổng quan bối cảnh trong, ngồi nước giai đoạn tới, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong phát triển HTPP hàng hóa của Việt Nam ở thị trường nước ngoài.
- Luận án đã đưa ra định hướng và đề xuất giải pháp phát triển hệ thống phân phối hàng hóa của Việt Nam ở thị trường nước ngồi trong giai đoạn tới 2025, tầm nhìn tới 2030. Trong đó, đề xuất kiến nghị một số chính sách, giải pháp đối với nhà nước, chính phủ, đối với Doanh nghiệp và đối với Hiệp hội doanh nghiệp.
Do những hạn chế khách quan và chủ quan, nội dung nghiên cứu của Luận án không tránh khỏi những hạn chế. Nghiên cứu sinh mong muốn nhận được sự góp ý, giúp đỡ từ các nhà khoa học, các nhà quản lý và các nhà kinh doanh để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ nghiên cứu.
Cuối cùng, Nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn sự khuyến khích và hỗ trợ về mọi mặt từ thầy cô giáo hướng dẫn, của đơn vị đào tạo là Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Cơng Thương, các đơn vị có liên quan của Bộ Cơng Thương, sự đóng góp ý
CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Lê Thị Thu Hương (2019), “Nghiên cứu, đề xuất giải pháp phát triển hệ thống phân phối
hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU”, Đề tài cấp Bộ, Bộ Công Thương.
2. Lê Thị Thu Hương (2021), “Phát triển hệ thống phân phối hàng hóa Việt Nam ở nước
ngồi và vấn đề đặt ra cho giai đoạn tới”, Tạp chí Ngân hàng.
3. Lê Thị Thu Hương (2021), “Scientific basis on depeloping vietnam’s goods distribution
system abroad and proposing some solutions in the current context”, Journal of finance &
accounting research.
4. Lê Thị Thu Hương (2021), “Cơ sở khoa học về phát triển hệ thống phân phối hàng hóa
của Việt Nam ở nước ngồi và đề xuất một số giải pháp trong bối cảnh hiện nay”, Tạp chí
Cơng Thương.
5. Lê Thị Thu Hương, Dinh Van Thanh (2022) “Developing VietNam’s goods distribution system abroad and solutions in the current context”, Review of finance .