Yêu cầu cần đạt được của học sinh sau bài học này

Một phần của tài liệu Khoa hoc tu nhien 6 Tai lieu tap huan CÁNH DIỀU (Trang 44 - 46)

IV. Hướng dẫn cáchoạt động dạy học

1. Yêu cầu cần đạt được của học sinh sau bài học này

– Phát biểu được nhiệt độ là số đo độ “nóng”, “lạnh” của vật. – Nêu được cách xác định nhiệt độ trong thang nhiệt độ Celsius.

– Nêu được sự nở vì nhiệt của chất lỏng được dùng làm cơ sở để đo nhiệt độ. – Ước lượng được nhiệt độ trong một số trường hợp đơn giản.

– Đo được nhiệt độ bằng nhiệt kế (thực hiện đúng thao tác, khơng u cầu tìm sai số).

2. Các hoạt động

Hoạt động 4.1: Trải nghiệm (hoặc quan sát hình 4.1), rút ra độ nóng/lạnh của ba cốc nước

Mục tiêu

 Khai thác kiến thức, kĩ năng và vốn sống của học sinh để đánh giá độ nóng/lạnh.  Khơi gợi hứng thú và dẫn dắt vào bài học.

 Góp phần hình thành, phát triển biểu hiện của năng lực: [I], 1.1.

Căn cứ đánh giá

 Kết quả thực hiện câu hỏi yêu cầu đánh giá độ nóng/lạnh.

 Nội dung học sinh thảo luận (mức độ mà học sinh nhận xét hay trả lời câu hỏi

theo gợi ý, dẫn dắt của giáo viên).

Phương tiện dạy học

Các cốc nước có nhiệt độ khác nhau.

Gợi ý tổ chức hoạt động

 Ở nơi điều kiện cho phép, nên dùng ba cốc nước, chia nhóm để học sinh trải

nghiệm. Nếu khơng thể có ba cốc nước thì sử dụng hình 4.1.

 Tham khảo hướng dẫn ở hoạt động 3.1.

v Giáo viên dẫn dắt học sinh vào bài học: Để trả lời được câu hỏi về nhiệt độ của mỗi cốc nước, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các nội dung tiếp sau đây.

Hoạt động 4.2: Rút ra nhiệt độ là số đo độ nóng hay lạnh của một vật Mục tiêu

 Góp phần hình thành, phát triển biểu hiện của năng lực: [I], (1.1).

Căn cứ đánh giá

 Kết quả học sinh thực hiện yêu cầu của giáo viên. Mức độ mà học sinh nhận xét

hay trả lời câu hỏi theo gợi ý, dẫn dắt của giáo viên.

Phương tiện dạy học

Các dụng cụ đo nhiệt độ thông dụng.

Gợi ý tổ chức hoạt động

 Giáo viên hướng dẫn, cung cấp kiến thức (xem trang 26, sách Khoa học tự nhiên

6)

Độ nóng hay lạnh của một vật được xác định thơng qua nhiệt độ của nó. Vật nóng có nhiệt độ cao hơn vật lạnh. Nhiệt độ là số đo độ “nóng”, “lạnh” của vật.

Cũng như một số cảm giác khác, cảm giác nhiệt độ của chúng ta không phải lúc nào cũng đúng. Để khẳng định chính xác được nhiệt độ của vật, thay vì tin vào cảm giác thì người ta dùng cách đo. Nhiệt độ được đo bằng nhiệt kế theo thang đo xác định.

Hoạt động 4.3: Rút ra cách xác định nhiệt độ trong thang nhiệt độ Celsius Mục tiêu

 Góp phần hình thành, phát triển biểu hiện của năng lực: (1.1).

Căn cứ đánh giá

 Kết quả học sinh đưa ra cách xác định nhiệt độ.

Phương tiện dạy học

Nhiệt kế.

Gợi ý tổ chức hoạt động

 Giáo viên hướng dẫn, cung cấp kiến thức (xem trang 27, sách Khoa học tự nhiên

6)

Nhiệt độ của hơi nước đang sôi và nhiệt độ của nước đá đang tan được chọn làm hai nhiệt độ cố định. Khoảng giữa hai nhiệt độ này được chia thành 100 phần bằng nhau, mỗi phần ứng với một độ, kí hiệu là 1 oC.

 Cho học sinh quan sát nhiệt kế để cảm nhận.  Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi ở trang 27

+ Dùng hai nhiệt độ cố định để có một khoảng cách xác định giữa hai nhiệt độ này. + 100 oC ứng với (212 oF – 32 oF = 180 oF). Mỗi một độ trong thang nhiệt độ Xen- xi-ớt (1 oC) tương ứng với 1,8 oF trong thang nhiệt độ Fa-ren-hai.

Hoạt động 4.4: Rút ra sự nở vì nhiệt của chất lỏng được dùng làm cơ sở để đo nhiệt độ

Mục tiêu

 Góp phần hình thành, phát triển biểu hiện của năng lực (1.1).

Căn cứ đánh giá

 Kết quả học sinh thực hiện yêu cầu của giáo viên. Mức độ mà học sinh nhận xét

hay trả lời câu hỏi theo gợi ý, dẫn dắt của giáo viên.

Phương tiện dạy học

Nhiệt kế, các cốc nước.

Gợi ý tổ chức hoạt động

 Giáo viên tổ chức hoạt động nhóm

Giao cho nhóm học sinh dùng nhiệt kế, cốc nước lạnh, cốc nước nóng, thước để thực hiện trải nghiệm chất lỏng nở ra khi đưa bầu nhiệt kế vào cốc nước nóng và co lại khi đưa vào cốc nước lạnh.

 Giáo viên hướng dẫn để học sinh rút ra được sự dài ra hay ngắn lại của cột chất

lỏng trong ống nhiệt kế.

Hoạt động 4.5: Thảo luận để rút ra cách đo nhiệt độ cơ thể Mục tiêu

Căn cứ đánh giá

 Kết quả thực hiện câu hỏi, yêu cầu của giáo viên.

 Nội dung học sinh thảo luận (mức độ mà học sinh nhận xét hay trả lời câu hỏi theo

gợi ý, dẫn dắt của giáo viên).

Phương tiện dạy học

Nhiệt kế y tế.

Gợi ý tổ chức hoạt động

 Giáo viên tổ chức cho học sinh dùng nhiệt kế y tế để thảo luận.

 Giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra cách đo (trang 28 sách Khoa học tự nhiên 6).

Hoạt động 4.6: Rút ra cách đặt mắt nhìn và đọc đúng số chỉ của nhiệt kế Mục tiêu

 Khai thác vốn sống của học sinh để nêu ra một số dụng cụ đo chiều dài.  Góp phần hình thành, phát triển biểu hiện của năng lực 1.1.

Căn cứ đánh giá

 Kết quả thực hiện câu hỏi yêu cầu đưa ra cách đặt mắt nhìn đúng.

 Nội dung học sinh thảo luận (mức độ mà học sinh nhận xét hay trả lời câu hỏi theo

gợi ý, dẫn dắt của giáo viên).

Phương tiện dạy học

Nhiệt kế, vật để đo nhiệt độ.

Gợi ý tổ chức hoạt động

 Tổ chức cho học sinh làm việc nhóm, dùng nhiệt kế để rút ra cách đặt mắt nhìn và

đọc đúng số chỉ của nhiệt kế.

Hoạt động 4.7: Thực hành đo nhiệt độ Mục tiêu

+ Góp phần hình thành, phát triển biểu hiện của năng lực [II], (2.1).

Căn cứ đánh giá

 Kết quả học sinh thực hiện yêu cầu của giáo viên. Mức độ mà học sinh nhận xét

hay trả lời câu hỏi theo gợi ý, dẫn dắt của giáo viên.

Phương tiện dạy học

Nhiệt kế y tế, bông và cồn y tế.

Gợi ý tổ chức hoạt động

 Tổ chức để học sinh làm việc nhóm với nhiệt kế, bơng và cồn y tế để đo nhiệt độ

Có thể chia nhóm hoặc yêu cầu học sinh thực hiện đo (nếu đủ nhiệt kế cho mỗi học sinh).

Đưa ra phần cốt lõi của bài học.

Một phần của tài liệu Khoa hoc tu nhien 6 Tai lieu tap huan CÁNH DIỀU (Trang 44 - 46)