THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở THỪA THIÊN HUẾ
2.3. PHÂN TÍCH SWOT ĐỔI VỚI PHÁT TRIỂN DLST Ở THỪA THIÊN HUẾ
THIÊN HUẾ
2.3.1. Điểm mạnh
Tiềm năng du lịch bao gồm cảnh quan, điều kiện tự nhiên đặc trưng, hệ sinh thái tương đối phong phú và đa dạng.
Với địa hình đồi núi ở phía Tây, xi dần về phía Đơng với dải đồng bằng nhỏ hẹp và vùng đầm phá rộng lớn, các hệ sinh thái ở Thừa Thiên Huế mang nhiều đặc điểm, từ vùng núi cao hiểm trở cho đến vùng đồng bằng, đầm phá nước lợ. Diện tích tồn tỉnh hiện tại là hơn 5.000 km2, bao gồm 8 huyện và một thành phố trung tâm. Mỗi đơn vị hành chính này đều có một đặc điểm tự nhiên khác nhau nên các tiềm năng DLST phân bố tại đây đều có những điểm rất khác biệt, tạo nên những nét đặc sắc riêng của từng vùng. Những nét đặc sắc này sẽ là một trong những nhân tố chính thu hút khách du lịch.
Nguồn nhân lực du lịch trẻ và tiềm năng.
Trường Trung cấp Du lịch Huế (nay là trường Cao đẳng Du lịch) là cái nôi của nguồn nhân lực du lịch. Với truyền thống đào tạo và phát triển, trường đã thu hút rất nhiều học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và cả khu vực miền Trung. Chương trình giảng dạy của trường ngày càng được nâng cấp, đi sâu sát vào các vấn đề du lịch và phù hợp với xu thế phát triển du lịch chung. Hàng năm trường đào tạo … sinh viên có bằng cấp và trình độ cao. Đội ngũ sinh viên này ra trường, khoảng 40% sẽ về địa phương hoặc phân tán đi các tỉnh làm việc. 60% ở lại phục vụ cho ngành du lịch của tỉnh nhà. Đây chính là lực lượng lao động tiềm năng cho DLST ở Thừa Thiên Huế.
Các yếu tố lịch sử, văn hóa độc đáo và hấp dẫn.
Vốn là cố đô của Việt Nam trong suốt 13 triều vua nhà Nguyễn, Huế được biết đến như một thành phố cổ kính với nhiều cơng trình kiến trúc lịch sử mang đậm nét phong kiến. Với hai di sản văn hóa thế giới là quần thể di tích triều Nguyễn và nhã nhạc cung đình, Huế đang là điểm dừng chân hấp dẫn của du khách quốc tế và nội địa. Những điểm du lịch văn hóa và lịch sử nổi tiếng này ngày càng thu hút nhiều khách du lịch. Đây là một lợi thế đối với DLST. Khi đến
Huế, ngồi việc tham quan và tìm hiểu các địa điểm trên, du khách sẽ mở rộng thêm chuyến du lịch tới những vùng đồng q hay núi non để có thể hịa mình vào thiên nhiên, khám phá những nét đẹp hoang sơ nhưng cũng mang đậm nhét nhân văn.
Phong tục tập quán, thuần phong mỹ tục phong phú, đậm đà bản sắc của người dân xứ Huế.
Vốn là thủ đô của Việt Nam trong suốt mấy thế kỷ, cuộc sống của người dân ở đây vẫn còn mang nhiều màu sắc phong kiến. Điều này thể hiện rõ ở cuộc sống tinh thần trong đời sống hàng ngày của người dân vùng đất cố đô. Hàng trăm lễ hội lớn nhỏ, trải đều trong suốt 12 tháng trong năm làm cho du khách thấy Thừa Thiên Huế thực sự là một vùng đất của nhiều thuần phong mỹ tục, là môt vùng đất hội tụ những tinh hoa trong nhiều thế kỉ. Có thể kể đến một số lễ hội lớn như: Lễ hội Cầu Ngư, Lễ Phật Đản, Lễ Tế Nam Giao, Điện Hòn Chén… Bên cạnh đó, cịn rất nhiều lễ hội nhỏ, đặc trưng cho từng vùng dân cư, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Những yếu tố này đặc biệt thu hút khách du lịch đến với du lịch Thừa Thiên Huế.
An ninh trật tự ổn định, bầu khơng khí trong lành, thống đãng.
An ninh trật tự là vấn đề mà nhiều du khách quan tâm khi đến một địa điểm du lịch. Một thành phố với nhiều nạn giết người cướp của, ăn cắp hay bao động sẽ khiến du khách hoảng sợ, cảm thấy không an tâm khi đến tham quan. Khách du lịch sẽ e ngại khi dừng chân lại lâu hoặc thậm chí khơng có ý định đến du lịch ở một nơi như thế. Nhưng an ninh trật tự thực sự là một điểm mạnh đối với Thừa Thiên Huế. Du khách đến đây có thể hồn tồn hài lịng về sự an tồn và ổn định của các địa điểm du lịch. Theo số liệu thống kê, hàng năm chỉ xảy ra một vài vụ mất cắp nhỏ đối với khách du lịch, con số gần như là không đáng kể.
Bên cạnh đó, bầu khơng khí trong lành, thống đãng cũng là một yếu tố thu hút khách du lịch. Trong bối cảnh trái đất đang nóng lên, sự ơ nhiễm đang đe dọa cuộc sống của người dân trên thế giới thi một thành phố trong lành, khơng bụi khói sẽ là sự lựa chọn lý tưởng của du khách. Thừa Thiên Huế vốn là một tỉnh chưa có nền cơng nghiệp phát triển, các cụm, khu cơng nghiệp cịn bé và nằm rải
rác. Chính vì thế mà thành phố và những địa điểm du lịch khơng bị khói bụi hay rác thải của các khu cơng nghiệp đó đe dọa. Du khách đến đây sẽ chỉ cảm nhận được một bầu khơng khí khơng sạch và an tồn, thích hợp cho những hoạt động tham quan, giải trí.
Hình ảnh về một thành phố du lịch xanh và yên bình là ấn tượng đẹp của du khách khi đến Huế.
Bị thu hút bởi những di sản văn hóa vật thế và phi vật thể của thế giới, khi đến với Huế, du khách sẽ dễ dàng khám phá ra đây là một thành phố xanh và yên bình. Với những ấn tượng đẹp như thế, du khách sẽ cảm thấy hài lòng và thỏa mãn sau chuyến du lịch, và họ sẽ có ý định quay lại du lịch một lần nữa hay giới thiệu, quảng cáo cho người thân, bạn bè là điều hồn tồn có thể xảy ra. Thực tế du lịch Thừa Thiên Huế đã tạo ra được nhiều ấn tượng đẹp cho du khách. Điểm mạnh này cũng thu hút được rất nhiều khách du lịch đến tham quan, giải trí hàng năm.
2.3.2. Điểm yếu
Các chủ thể tham gia chưa có nhận thức đúng đắn về DLST.
Khái niệm về DLST là một khái niệm còn gây nhiều tranh cãi trong các tố chức du lịch trong và ngoài nước. Định nghĩa về DLST còn được xem xét trên nhiều khía cạnh, nhiều quan điểm khác nhau và mỗi quốc gia khác nhau, mỗi nền văn hóa khác nhau sẽ có một định nghĩa khác nhau. Chính vì thế nên việc xác định một định nghĩa về DLST thống nhất trong đội ngũ cán bộ nhân viên ngành du lịch là hết sức quan trọng. Đây là điều mà ngành DLST ở Thừa Thiên Huế vẫn chưa làm được. Sự khác nhau giữa quan niệm về DLST dẫn tới sự không thống nhất trong hành động của các chủ thế tham gia. Đó là các vấn đề về bảo tồn và phát triển các điểm DLST, hay các vấn đề về quản lý hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp lữ hành… Điều này đã và đang là một vật cản đối với sự phát triển DLST ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
Tính năng động của đội ngũ quản lý cũng như người dân chưa cao, chưa bắt kịp với xu thế phát triển của ngành du lịch.
Người dân Huế có một lối sống chậm rãi, an nhàn và ít giao lưu với bên ngoài. Mặc dù bước vào thế kỉ XIX một bộ phận người dân, đặc biệt là các bạn trẻ đã rất năng động, bắt kịp với cuộc sống hiện đại, phát triển của thế giới nhưng thói quen, tư tưởng đó vẫn cịn ăn sâu khá nhiều trong đội ngũ cán bộ công nhân viên chức, trong đó có cả ngành du lịch. Ngành du lịch lại là một ngành tiếp xúc và phục vụ cho rất nhiều người khách đến từ khắp các tỉnh thành trong cả nước cũng như trên thế giới. Thiếu sự nắm bắt thông tin, thiếu sự giao lưu linh hoạt hay thiếu sự phù hợp với xu thế phát triển du lịch chung sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển DLST nói riêng và du lịch nói chung. Nếu không sớm khắc phục điểm này, du lịch Thừa Thiên Huế sẽ chỉ có những bước đi thụt lùi trong thời gian tới.
Sản phẩm DLST chưa đa dạng, chưa được chú trọng khai thác, thiếu các chương trình DLST hấp dẫn khách du lịch.
Mặc dù đã phát triển từ lâu nhưng du khách đến với DLST ở Thừa Thiên Huế cũng chỉ biết đến vườn Quốc gia Bạch Mã, suối Voi hay thác Nhị Hồ. Và các địa điểm này cũng chỉ dừng lại ở hoạt động thăm thú, tắm suối, nghỉ ngơi. Thực sự với những sản phẩm du lịch như thế thì DLST ở đây chỉ có thể gây ấn tượng với du khách ở lần tham quan đầu tiên, đến lần thứ hai thì bắt đầu nhàm chán và khơng muốn quay trở lại.
Sự thiếu đa dạng của sản phẩm DLST một phần là do thiếu sự đầu tư phát triển các điểm du lịch tiềm năng. Các điểm du lịch tiềm năng này hiện nay còn rất nhiều, phân bố trên khắp các đơn vị hành chính của tỉnh và rất phong phú về thể loại. Bên cạnh đó, ngay tại các điểm du lịch đã nổi tiếng, được nhiều du khách biết đến trên thì hiện tượng lãng phí tài ngun vẫn cịn tồn tại. Trong mỗi khu du lịch như thế vẫn còn rất nhiều điểm du lịch hấp dẫn chưa được quan tâm khai thác đầu tư hiệu quả. Những điểm du lịch tiềm năng này chính là cơ hội để DLST mở rộng địa điểm du lịch, làm phong phú sản phẩm du lịch của mình để thu hút khách du lịch
Trong hệ thống các điểm DLST ở Thừa Thiên Huế, vườn Quốc gia Bạch Mã là nơi có nhiều dịch vụ lưu trú chất lượng cao nhất. Tại đây có nhiều khách sạn cao câp, đủ tiêu chuẩn quốc tế phục vụ du khách phương xa có nhu cầu nghỉ ngơi qua đêm. Tại đây cịn có một số điểm du chơi giải trí tuy chưa nhiều nhưng đủ cho du khách nghỉ ngơi. Xét chung lại thì đây là điểm DLST duy nhất có dịch vụ nghỉ qua đêm chất lượng cao. Những điểm còn lại như suối Voi, thác Nhị Hồ… dịch vụ này vẫn cịn ít, chưa đáp ứng u cầu về chất lượng để phục vụ khách du lịch. Các điểm DLST thường có vị trí ở xa khu sinh sống của dân cư, điều kiện đi lại khó khăn. Nên du khách thường có xu hướng ở lại qua đêm, nghỉ ngơi phục hồi sức khỏe sau những chuyến đi dài. Đây là điều mà ít địa điểm DLST ở Thừa Thiên Huế đáp ứng được.
Chưa có trang web của ngành du lịch nói chung và của DLST nói riêng.
Hiện nay, mạng Internet ngày càng phổ biến trên khắp thế giới, nó cũng đang len lỏi trên khắp các miền quê ở Việt Nam. Người dùng có xu hướng muốn tự mình tìm hiểu, tra cứu thơng tin bằng những cơng cụ tìm kiếm rất hữu ích trên nhiều trang web. Vì vậy mà quảng cáo qua mạng Internet là phương pháp vừa đơn giản vừa hiệu quả nhưng lại ít tốn kém. Khách hàng dù ở bất kỳ đâu, sử dụng bất kỳ ngơn ngữ nào cũng có thể dễ dàng tìm thấy những thơng tin về sản phẩm đã được quảng cáo trên các trang web phổ biến hay trên chính trang web riêng của nó. Thực tế cho thấy, ngành thương mại và dịch vụ là những ngành sử dụng nhiều phương pháp này nhất. Và trong thời đại thông tin bùng nổ như hiện nay, việc khơng có một trang web riêng để quảng bá cho sản phẩm của mình, ngành du lịch nói chung và DLST nói riêng đứng trước nguy cơ bị thiệt thòi về khả năng thu hút khách du lịch.
Thiếu tính liên kết chặt chẽ, hợp tác giữa các đơn vị, công ty lữ hành trong sản xuất kinh doanh sản phẩm DLST.
Các doanh nghiệp lữ hành ở Thừa Thiên Huế vẫn chưa nhiều, đa số còn nhỏ lẻ và hoạt động rải rác. Nếu như tính các doanh nghiệp chỉ phục vụ cho DLST thì con số này rất bé. Thêm vào đó, các doanh nghiệp này hầu như chỉ hoạt động đơn lẻ, khơng có sự phối kết hợp cùng nhau phát triển sản xuất. Sự rời rạc, không
thống nhất là điều dễ dàng nhận thấy khi sử dụng sản phẩm du lịch của các doanh nghiệp này. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay, nhất là khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã đến Việt Nam và đang trong giai đoạn nghiêm trọng nhất, các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ chịu rất nhiều tác động xấu. Nếu không thay đổi cách thức sản xuất kinh doanh, mở rộng hợp tác với nhau thì trong thời gian tới các doanh nghiệp lữ hành này khó lịng trụ vững, tiếp tục kinh doanh phát triển đưa sản phẩm DLST đến với du khách trong và ngoài nước.
Lực lượng lao động trong ngành du lịch thiếu tính chun nghiệp và trình độ ngoại ngữ chưa cao.
Mặc dù được đào tạo có trình độ, có kiến thức về du lịch khá tốt, nhưng lực lượng lao động này khi đi thực hành lại bộc lộ khá nhiều khuyết điểm. Họ thiếu tính chuyên nghiệp khi phục vụ khách du lịch, thể hiện ở thái độ, cách cư xử đối với khách. Điều này làm nhiều vị khách khơng hài lịng, cảm thấy khó chịu khi đi tham quan du lịch. Bên cạnh đó, họ có trình độ tiếng Anh chưa cao, gặp nhiều khó khăn trong với giao tiếp với khách quốc tế. Sự bất đồng ngôn ngữ này cũng cản trở rất nhiều trong việc trao đổi, giao lưu và hướng dẫn với khách.
Các hoạt động nhằm đào tạo, hướng dẫn, nâng cao nhận thức, kĩ năng của cộng đồng địa phương về DLST chưa được quan tâm đúng mức.
Cộng đồng địa phương là những người sinh sống gần địa điểm DLST, cuộc sống của họ gắn với điều kiện tự nhiên tại đó. Mọi hoạt động, mọi sinh hoạt của cộng đồng địa phương đều có ảnh hưởng tới điều kiện tự nhiên, cảnh quan thiên nhiên của điểm du lịch. Nên vấn đề nhận thức, kĩ năng của người dân địa phương về DLST là rất quan trọng. Nếu người dân có những nhận thức tốt, có thái độ hợp tác với các cấp chính quyền trong việc bảo vệ và phát triển DLST thì rất thuận lợi. Ngược lại, người dân khơng có kiến thức, thiếu sự hợp tác sẽ làm cho hoạt động bảo vệ, phát triển DLST gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, ở Thừa Thiên Huế vẫn cịn thiếu nhiều hoạt động đào tạo, nâng cao kiến thức và kĩ năng cho người dân nên hoạt động của các doanh nghiệp cũng như của các cơ quan quản lý vẫn cịn gặp nhiều trở ngại.
Vẫn cịn tình trạng tranh giành, chèo kéo khách du lịch, nâng giá và có sự phân biệt đối xử đối với khách du lịch trong và ngồi nước.
Tình trạng này mặc dù đã được các cấp chính quyền có biện pháp quản lý triệt để nhưng vẫn còn tồn tại ở khá nhiều điểm du lịch. Sự tranh giành, chèo kéo tạo nên một ấn tượng không đẹp đối với khách du lịch. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp lữ hành hay các dịch vụ vui chơi giải trí đang có sự phân biệt đối xử đối với khách. Những vị khách quốc tế thường chịu phí dịch vụ cao hơn, và dĩ nhiên là nhận được sự chăm sóc ân cần hơn của các nhân viên du lịch. Còn đối với khách nội địa, cùng một sản phẩm du lịch, họ chịu một mức giá khác và thái độ phục vụ khác. Điều này đã tạo ra khơng ít bất bình từ phía du khách, cả du khách quốc tế lẫn nội địa.
Thiếu các tổ chức điều phối, phân phối sản phẩm DLST.
Trong Marketing, phân phối là một trong 4 khâu quan trọng nhất của một chiến lược kinh doanh. Có một kênh phân phối hiệu quả, doanh nghiệp sẽ nhanh chóng đưa được sản phẩm của mình tới người tiêu dùng. Du lịch cũng không phải là một ngoại lệ. Nhưng du lịch Thừa Thiên Huế, đặc biệt là DLST vẫn chưa có được một kênh phân phối thực sự hiệu quả.
Công tác xúc tiến tuyên truyền, quảng bá tiếp thị cho sản phẩm DLST còn kém.
Bên cạnh sự yếu kém về khâu phân phối, khâu xúc tiến hỗn hợp cũng là một trong những mối lo ngại đối với phát triển DLST hiện nay ở tỉnh. Bên cạnh việc